CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 38 - 42)

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ

2.1. Vài nét về quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

2.1.1. Khái quát sự hình thành phát triển của trường.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm được thành lập trên cơ sở Trường Trung học kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm.

Trường Trung học kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm được thành lập tháng 5.1967 theo quyết định số 446.CNN - TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Tiền thân của trường là ngành Thực phẩm và Phân tích thực phẩm của trường Trung học kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Hà Bắc.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9.10.2006, Bộ trưởng Bộ GD - Đào tạo đã ký quyết định thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trên cơ sở Trường Trung học kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm, trực thuộc Bộ Công thương.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm là cơ sở đào tạo công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Công thương, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hoạt động theo Điều lệ Trường Cao đẳng công lập, kèm theo quyết định số: 56.2003.QĐ - BGD & ĐT ngày 10.12.2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ ngày 10.7.2009, trường hoạt động theo Điều lệ trường cao đẳng công lập ban hành ngày 28.5.2009, kèm theo quyết định số 14.2009.TT - BGDĐT.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

nghiệp, nhiều sinh viên của trường ngay sau khi tốt nghiệp đã được cơ quan, xí nghiệp trong nước và các tỉnh trọng dụng và đánh giá tốt về năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều đó chứng tỏ chất lượng đào tạo của nhà trường phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các địa phương trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, nhà trường vẫn chủ trương không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để có thể tiến kịp với chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng tiên tiến trong nước, từng bước nâng lên ngang tầm với các trường cao đẳng trong khu vực.

- Chức năng: Trường có chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Đồng thời là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của ngành và xã hội.

- Mục tiêu: Đào tạo cán bộ kỹ thuật hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội.

- Nhiệm vụ: - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức, viên chức theo yêu cầu của Bộ Công thương.

- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ. - Liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

- Quản lý sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, cơ sở vật chất tài sản các nguồn vốn nhà nước giao, đảm bảo đời sống, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội trong nhà trường và địa phương.

2.1.3 Quá trình hoạt động đào tạo của nhà trường

2.1.3.1 Nguyên lý phương châm dạy nghề

Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; nhà trường gắn liền với gia đình xã hội; đảm bảo tính giáo dục toàn diện, lấy thực hành kỹ năng nghề làm chính, coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và sức khoẻ.

2.1.3.2 Các ngành nghề đào tạo

Định hướng phát triển cơ cấu ngành nghề và các trình độ đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm được căn cứ vào các nguồn lực của trường; đặc biệt là nhu cầu nguồn lao động phục vụ nhu cầu nhân lực cho các tỉnh khu vực phía Bắc và trong cả nước. Đặc biệt, lực lượng lao động kỹ thuật đối với ngành công nghiệp Chế biến thực phẩm, là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu được nhà trường xác định là mũi nhọn cung cấp nguồn lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua khảo sát và nắm bắt thị trường lao động, kịp thời điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính đến năm học 2008 - 2009, các ngành nghề đào tạo tại trường bao gồm:

- Công nghệ thực phẩm - Công nghệ sinh học - Công nghệ thông tin - Công nghệ kỹ thuật điện

- Quản lý, kiểm tra chất lượng thực phẩm - Cơ khí thực phẩm

- Kỹ thuật môi trường - Công nghệ nhiệt lạnh - Tài chính ngân hàng - Quản trị doanh nghiệp - Kế toán

- Công nghệ may và thiết kế thời trang - Công nghệ chế biến nông sản thực phẩm - Công nghệ chế biến chè

- Công nghệ chế biến và bảo quản lương thực - Kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm.

2.1.3.3 Hệ đào tạo

Chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Tuy nhiên, nhà trường tập trung đầu tư chủ yếu cho công tác đào tạo Cao đẳng, THCN và CNKT chính quy dài hạn.

- Hệ Cao đẳng: Thời gian đào tạo là 3 năm (Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương).

- Hệ TCCN: Thời gian đào tạo 2 năm đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; 2 năm 3 tháng (hoặc 6 tháng) đối với học sinh đã học hết chương trình lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp; 3 năm đối với học sinh đã tốt nghiệp THCS.

- Hệ Cao đẳng nghề: Thời gian đào tạo 3 năm đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc chưa tốt nghiệp THPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ Trung cấp nghề: Đào tạo theo yêu cầu; 24 tháng, 18 tháng hoặc từ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc chưa tốt nghiệp THPT.

- Hệ Cao đẳng liên thông: Thời gian đào tạo 1, 5 năm; Đối tượng học sinh đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp theo đúng chuyên ngành.

2.1.3.4 Quy mô Đào tạo của trường

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm tuy mới được nâng cấp thành trường Cao đẳng tháng 10.2006 nhưng với bề dày truyền thống hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành quy mô đào tạo ngày càng phát triển không ngừng (Bảng 1 và bảng 2)

Bảng 1: Quy mô đào tạo của trường qua các năm học.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 38 - 42)