KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 109 - 114)

Đào tạo nghề là một trong những vấn đề hiện nay được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm, nó không trực tiếp tạo ra việc làm nhưng nó là biện pháp quan trọng nhất tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển bởi đó là lực lượng lao động trực tiếp cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề để đào tạo ra đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi các cơ sở dạy nghề nói chung và Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm nói riêng phải tìm ra những quy trình và thống nhất trong quá trình quản lý hoạt động đào tạo, có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong qúa trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, khảo sát về thực trạng hoạt động đào tạo và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Việt Trì - Phú Thọ. Từ những kết quả đã nghiên cứu, có thể rút ra những kết luận sau đây:

1.1 Quản lý giáo dục là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý hoạt động đào tạo chiếm vị trí trung tâm trong quản lý nhà trường; quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nghề ở trường cao đẳng nói riêng là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu rèn luyện của sinh viên; kể cả quản lý công tác xây dựng đội ngũ, xây dựng và phát triển nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như một số mặt quản lý khác phục vụ trực tiếp cho các hoạt động giảng dạy và học tập.

Với đặc thù của việc dạy nghề trong trường cao đẳng , mục tiêu cốt yếu trong hoạt động đào tạo đạt tới không chỉ hình thành ở sinh viên những kiến thức về lý thuyết chuyên môn mà quan trọng hơn là hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Song song với quá trình học tập, sinh viên còn được rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật lao động theo nội dung giáo dục toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo đã được đề ra.

1.2 Quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trong những năm qua đã đạt được những thành tích nhất định, hoạt động dạy học ngày càng đi vào nề nếp, công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ được quan tâm nhiều hơn, CSVC được đầu tư phát triển, chất lượng đào tạo cũng đã được nâng cao.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý các hoạt động đào tạo còn bộc lộ nhiều bất cập như: đội ngũ GV, CBQL chưa đủ về số lượng, chưa đạt về chất lượng và chưa được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng bài bản để sắp xếp vào các vị trí hợp lý trong tổ chức bộ máy của nhà trường, công tác quản lý hoạt động giảng dạy của một bộ phận cán bộ giảng viên chưa thực sự khoa học và chưa có hiệu quả ; CBQL các cấp mặc dù có nhiệt tình, trách nhiệm nhưng còn thiếu kinh nghiệm và yếu về năng lực quản lý. Nhiều CBGV công tác soạn giảng còn yếu, chưa quan tâm cải tiến PPGD, chưa tích cực trong việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy; công tác quản lý tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên còn hạn chế; tình trạng sinh viên bỏ học, chấy lười trong học tập vẫn còn, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt khá, giỏi chưa cao; đặc biệt, công tác kiểm tra đánh các hoạt động dạy học vẫn còn nhiều tồn tại, chưa hợp lý, chưa thực sự khách quan và nhà trường cũng chưa có chính sách cụ thể để vận động khen thưởng một cách thích đáng và kịp thời.

Công nghiệp Thực phẩm nhằm tăng cường chất lượng đào tạo cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Một là, Hoàn thiện việc xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo.

+ Hai là, Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ.

+ Ba là, Tăng cường đổi mới phương pháp dạy - học của giảng viên và sinh viên.

+ Bốn là, Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại.

+ Năm là, Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và cơ sở sản xuất.

+ Sáu là, Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo. Sáu biện pháp này tác động với nhau và được tổ chức thực hiện đồng bộ, cùng với các biện pháp quản lý đang thực hiện tại nhà trường; nhằm khắc phục những nhược điểm tồn tại, thúc đẩy các hoạt động quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả.

1.4 Từ kết quả khảo sát nhiều CBQL và GV có năng lực, kinh nghiệm và uy tín đã cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đã được đề xuất. Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này sẽ là cơ sở giúp hoạt động đào tạo đạt được mục tiêu đề ra, chất lượng đào tạo được nâng lên và trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm có bước phát triển mới.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn, chúng tôi chưa đi sâu hết mọi vấn đề của đề tài này mà chỉ xem đó là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo.

2. Khuyến nghị:

2.1 Đối với UBND tỉnh Phú Thọ.

- Cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các Sở, Ban , Ngành về công tác đào tạo nghề

- Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ; chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Quan tâm, tạo điều kiện cho nhà trường trong sự nghiệp giáo dục đào tạo để nhà trường nâng cấp thành trường Đại học năm 2014.

- Chỉ đạo các ngành, các cấp tuyên truyền nhận thức sâu rộng về công tác đào tạo nghề cho nhân dân; xây dựng chính sách hỗ trợ học nghề cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhà trường xây dựng và phát triển toàn diện, để đủ điều kiện và năng lực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp và thực hiện đề án xuất khẩu lao động của tỉnh đạt chất lượng và hiệu quả .

- Chỉ đạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề khi doanh nghiệp đó sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh để nhà trường định hướng phát triển từ nay đến năm 2015 - 2020.

2.2 Với trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Việt Trì - Phú Thọ:

Cần quan tâm các biện pháp quản lý, hoạt động đào tạo mà tác giả đề xuất trong luận văn và tiếp tục điều chỉnh bổ sung nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

2.3 Đối với CBQL cấp trường, phòng, trung tâm và các khoa

- Cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trường.

- Nhà trường phải có qui hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý bài bản để giao đúng người, đúng việc, sắp xếp hợp lý vào các vị trí trong tổ chức bộ máy của nhà trường.

2.4 Đối với giảng viên của trường

- Phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn vì trình độ của giảng viên trong trường chưa cao (giảng viên có trình độ tiến sỹ còn ít).

- Tăng cường sử dụng và đổi mới PPDH, đầu tư hơn nữa cho công tác soạn giảng. Tích cực khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy

- Tăng cường công tác đến các cơ sở sản xuất để nâng cao kinh nghiệm thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w