Tính cần thiết

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 106 - 109)

cần Khôn g cần Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL% SL% SL % SL % SL % (SL%)

1 Hoàn thiện công tác xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo.

40 80 10 20 0 0 38 76 12 24 0 0 0 2 Hoàn thiện công tác tổ chức

bộ máy, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ.

45 90 5 10 0 0 34 68 14 28 2 4 0 3 Tổ chức thực hiện quá

trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn cuả đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại.

46 92 4 8 0 0 37 74 11 22 2 4 0

4 Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất.

48 96 2 4 0 0 40 80 9 18 1 2 0

5 Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo.

47 94 3 6 0 0 35 70 15 30 0 0 0 6 Tăng cường đổi mới

phương pháp giảng dạy

Qua kết quả khảo sát cho thấy:

* Về tính cần thiết: Hầu hết các biện pháp đưa ra đều được đánh giá cao ở mức độ rất cần thiết. Tuy nhiên, mức độ rất cần thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều đạt tỷ lệ rất cần thiết 100%, song tỷ lệ này đạt rất cao, từ 90% đến 96% gồm các biện pháp 2, 3, 4 và 5. Riêng biện pháp 1: Hoàn thiện công tác xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo đạt tỷ lệ thấp hơn (80%). Điều này cũng hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ngày nay mong muốn công tác đào tạo nghề phải đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển KT - XH, nhưng thực tế hầu hết các trường dạy nghề trong cả nước nói chung, trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm nói riêng có nội dung chương trình đào tạo chưa theo kịp với sự phát triển KHCN, thậm chí có nhũng nội dung chương trình và công nghệ dạy học trong nhà trường còn lạc hậu so với xã hội. Ngoài ra, ở mức độ cần tuy có tỷ lệ thấp đạt từ 4 % đến 10% nhưng đây cũng là ý kiến cho rằng các biện pháp được đề xuất là cần thiết. đặc biệt, không có ý kiến đồng tình với mức độ ít cần và không cần thiết.

* Về tính khả thi: Hầu hết các ý kiến cũng đánh giá cao ở mức độ rất khả thi của các biện pháp, các ý kiến đạt tỷ lệ từ 70% đến 80 % đó là biện pháp 1, 3, 4 và 5, chỉ có biện pháp 2 có ý kiến đồng tình ở mức độ rất khả thi đạt 68%. Nói đến xây dựng đội ngũ là nói đến xây dựng con người nói chung, với quan điểm duy vật và phương pháp biện chứng C. Mác đã đi tới luận đề: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Chính vì thế, việc đưa công tác tổ chức bộ máy, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ dần vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả thì phải có một quá trình phấn đấu kiên trì, rất gay go và phức tạp. Đặc biệt, công tác quy hoạch đội ngũ còn nhiều yếu tố khách quan tác động. Đồng thời, để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ có trình độ thực sự ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại vào công tác đào tạo một cách đồng bộ, thì cần đầu tư thích đáng và hợp lý, phải có bước đi phù hợp; điều này cũng còn một số hạn chế đối với nhà trường. Có 3 biện

pháp 2, 3, 4 và 6 vẫn còn một vài ý kiến cho rằng là ít khả thi, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đạt tỷ lệ rất thấp từ 2 đến 4%. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận nhất là trong 50 CBGV được xin ý kiến thì không một ý kiến nào cho rằng là các biện pháp ấy không cần thiết hoặc là không khả thi.

Từ các phân tích trên, ta thấy rằng: Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đã được đề xuất là rất cần thiết và quan trọng cho việc nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Những biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm được đề xuất trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường trong những năm qua. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo này là rất cần thiết và có tính khả thi đối với nhà trường bởi nó được đề xuất với điều kiện đảm bảo các nguyên tắc như Tính đồng bộ, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng trong thực tế. Các biện pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành cụ thể, rõ ràng, được lãnh đạo nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện, được toàn thể cán bộ công nhân viên, giảng viên và sinh viên hưởng ứng nhiệt tình hướng tới mục tiêu duy nhất là nâng cao chất lượng cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Về quan niệm nhận thức thì hầu hết các biện pháp là rất cần thiết, các biện pháp này vừa khắc phục được những mặt còn hạn chế, thiếu sót trong quản lý hoạt động đào tạo; đồng thời, nó mang ý nghĩa chiến lược phát triển nhà trường trong thời kỳ mà KHCN và các tiến bộ KHKT đang đà phát triển mạnh mẽ. Về tính khả thi, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này, chắc chắn rằng công tác đào tạo cuả nhà trường từng bước sẽ được nâng cao, hoàn thiện và chất lượng đào tạo cũng được nâng lên theo nhịp độ phát triển và đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w