Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 54 - 58)

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tương đối cụ thể về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Theo khoản 2 Điều 219 BLDS năm 2005 và khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” [54]. Như vậy, về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản, đồng thời họ cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt

đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Tại Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như sau:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường [60, Điều 29].

Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận [54, Điều 28]. Theo Luật HN&GĐ hiện hành quyền bình đẳng của vợ chồng còn được khẳng định rõ hơn đối với các tài sản cụ thể, việc định đoạt tài sản chung phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng trong trường hợp tài sản đó là bất động sản, là động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hay tài sản đó đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình [60, Điều 35]. Như vậy, mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thoả thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý.

Đối với những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị không lớn hoặc để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì chỉ cần một bên vợ hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên coi là có sự đồng ý của bên kia. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà chỉ có một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng

nhằm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình thì bên kia phải chịu trách nhiệm liên đới [54, Điều 25]. Quy định này khẳng định quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm của bên kia đối với các hành vi dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng mình thực hiện vì lợi ích chính đáng của gia đình. Ví dụ: người vợ ký kết với ông A hợp đồng vay tài sản với số tiền là 5.000.000 để mua thuốc chữa bệnh cho con. Trong trường hợp này, người vợ vay tiền nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình là chăm sóc sức khoẻ cho con nên cả hai vợ chồng đều phải có trách nhiệm trả nợ cho ông A. Trách nhiệm liên đới phát sinh đòi hỏi nghĩa vụ tài sản phải được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng. Nếu tài sản chung không đủ thì vợ, chồng có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng.

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung. Vợ, chồng sử dụng tài sản chung của vợ chồng đương nhiên được coi là có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Theo khoản 2 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000: “Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng” [54]. Luật HN&GĐ năm 2014 đã dành riêng một điều luật mới quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, theo đó vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thoả thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan [60, Điều 37].

Do vậy, trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung không cần căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ “lao động trong gia đình” như làm nội trợ, chăm sóc con… thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Điều đó có nghĩa là “lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập” [54, Điều 95].

Theo khoản 3 Điều 219 BLDS năm 2005, khoản 1 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 2 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 thì trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, phải có sự bàn bạc, thoả thuận của vợ chồng. Trong trường hợp vợ, chồng uỷ quyền cho nhau thì người được uỷ quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung trong phạm vi được uỷ quyền. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng.

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản chung là nhằm bảo vệ khối tài sản chung, tránh những trường hợp một trong hai vợ chồng có hành vi phá tán tài sản chung, huỷ hoại tài sản chung hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự làm tổn thất khối tài sản chung, ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình và của người kia. Đồng thời, quy định này còn khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)