Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng thông qua hoạt động công

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 93 - 101)

công chứng tại các Văn phòng công chứng

3.1.2.1. Thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản khác

sản chung. Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn trọng quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ cũng dự liệu đến những trường hợp vợ chồng lạm dụng quyền của mình trong việc chia tài sản chung có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”

[54, Điều 29, Khoản 2].

Như vậy, nếu vợ chồng đã thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau đó có chứng cứ cho rằng việc chia tài sản đó là nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì việc chia tài sản đó không được pháp luật công nhận.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ và khoản 2 Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014: “Văn bản thoả thuận chia tài sản chung được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật” [10]; [60].

Hiện nay, văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng thường được công chứng tại các Văn phòng công chứng. Việc áp dụng quy định của Luật công chứng khi công chứng các giao dịch đã nâng cao giá trị pháp lý đồng thời tạo tâm lý an toàn cho người dân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các cặp vợ chồng vì mục đích cá nhân nhằm hưởng lợi và trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đã lạm dụng quyền được thoả thuận chia tài sản chung gây khó khăn và làm tăng gánh nặng cho các cơ quan chức năng. Xin nêu ví dụ cụ thể như sau:

Bà Tình và ông Lê Văn Tời kết hôn năm 2002. Trước khi kết hôn, ông Tời đã mua căn nhà và đất tại số nhà 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá, nhưng chưa làm thủ tục cấp GCNQSDĐ. Năm 2005 ông và bà Tình được cấp GCNQSDĐ (ông Tời đồng ý cho bà

Tình cùng đứng tên). Trong quá trình chung sống với nhau hai ông, bà có tu sửa lại một số công trình của ngôi nhà.

Ngày 24/6/2012 gia đình ông Tời tổ chức họp gia đình trong đó có ông Tời, bà Tình, anh Lê Văn Thành (con trai ông Tời, bà Tuyết) và các cháu trong dòng họ. Nội dung biên bản họp gia đình xác định: Tài sản là nhà và đất tại SN 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa là tài sản của ông Tời và bà Tuyết (vợ cả của ông Tời); Bà Tình đồng ý rút tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ông Tời đứng tên; Khi ông Tời chết trước giao lại cho bà Tình ở thờ cúng, đến khi bà chết giao lại cho chú Thành (con trai ông Tời) quản lý; Tài sản không được bán, chuyển nhượng cho ai trong khi bà Tình đang ở; trong trường hợp các bên đồng ý bán thì phân chia: bà Tình được hưởng 40%, chú Thành (con ông Tời, bà Tuyết) hưởng 30%; ông Tâm hưởng 20%, ông Liên hưởng 10%...

Sau khi họp gia đình, chú Thành (con trai ông Tời) đem biên bản họp gia đình và các thủ tục lên Phòng công chứng để mời Phòng công chứng về nhà công chứng việc chia tài sản chung.

Ngày 25/6/2012 Phòng Công chứng số I - tỉnh Thanh Hóa đến gia đình ông, bà để cho ông, bà ký vào Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng đã được Văn phòng công chứng số I in sẵn ra trước. Do tin tưởng vào Văn phòng công chứng đã làm đúng như nội dung của biên bản họp gia đình, nên bà và ông đã ký vào Văn bản công chứng.

Sau khi ký vào Văn bản công chứng xong, bà Tình phát hiện nội dung của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của Phòng Công chứng số I chỉ ghi là: “Tài sản nhà và đất tại SN 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa là tài sản của ông Tời mua trước khi kết hôn với Tình và bà Tình trả lại toàn bộ phần quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở của mình trong căn nhà và đất tại SN 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ,

thành phố Thanh Hóa mà trước đây ông Tời gộp tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng cho ông Lê Văn Tời để ông Lê Văn Tời được quyền sở hữu, sử dụng. Ông Tời có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký sang tên cho mình toàn bộ căn nhà và đất tại 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa”; chứ không có nội dung “Khi ông Tời chết trước giao lại cho bà Tình ở thờ cúng, đến khi bà chết giao lại cho chú Thành (con trai ông Tời) quản lý; Tài sản không được bán, chuyển nhượng cho ai trong khi bà Tình đang ở; trong trường hợp các bên đồng ý bán thì phân chia: bà Tình được hưởng 40%” như biên bản họp gia đình ngày 24/6/2012. Bà Tình cho rằng quyền và lợi ích của bà bị xâm phạm vì bà đã có công tu sửa và bảo quản ngôi nhà đó cùng ông Tời trong 10 năm qua, nhưng theo nội dung văn bản công chứng thì bà không được quyền gì trong khối tài sản trên, nên bà đã nhiều lần gửi đơn lên Văn phòng công chứng, UBND thành phố Thanh Hóa để yêu cầu huỷ văn bản công chứng và đề nghị không làm thủ tục sang tên trong GCNQSDĐ cho ông Tời. Sau đó, bà Tình được UBND thành phố Thanh Hóa hướng dẫn khởi kiện ra Tòa án thành phố Thanh Hóa. Tháng 3 năm 2014 bà Tình gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu vì bà cho rằng nội dung văn bản công chứng của Phòng công chứng không ghi đầy đủ nội dung trong biên bản họp gia đình, nên đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà.

Ông Lê Văn Tời cho rằng: Văn bản công chứng đã không ghi đúng nội dung trong biên bản họp gia đình, không có phần bà Tình được hưởng 40% giá trị tài sản, ông bàn với bà Tình để nguyên văn bản công chứng và ông sẽ viết di chúc cho bà Tình được hưởng 40% giá trị tài sản nếu đem bán, nhưng bà Tình không đồng ý viết di chúc, mà việc chia tài sản phải được thỏa thuận trong Văn bản phân chia tài sản chung.

đề nghị Tòa án bác yêu cầu khởi kiện của bà Tình (bản tự khai); Tại buổi hòa giải đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật và Phòng công chứng không phải là bị đơn, mà họ chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vì theo quy định tại Điều 45 Luật công chứng và Điều 4 Nghị quyết 03/2012 của HĐTP TANDTC thì họ không thuộc trường hợp có tranh chấp với ai.

Nhận xét về vụ án:

- Bà Tình và ông Tời đều cho rằng Phòng công chứng đã không công chứng đúng nội dung thoả thuận. Bà Tình khởi kiện yêu cầu tuyên bố Văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Ông Tời tuy biết văn bản công chứng không có nội dung như gia đình ông đã thoả thuận nhưng có ý định giữ nguyên văn bản công chứng.

- Phòng công chứng đã căn cứ vào Điều 45 Luật công chứng năm 2006 và khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cho rằng việc công chứng là đúng pháp luật.

Như vậy, giữa bà Tình, ông Tời và Phòng công chứng không cùng đồng ý yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nên không thuộc trường hợp sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” [59]. Ở đây, rõ ràng quyền và lợi ích của bà Tình đã bị xâm phạm và điều này ông Tời cũng đã biết, trong khi Phòng công chứng là cơ quan có thẩm quyền công chứng các giao dịch phải có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch, tạo sự tin cậy và tâm lý an toàn cho người dân nhưng lại thể hiện sự thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Vì vậy, với

tình huống này, việc bà Tình khởi kiện Phòng công chứng đã ghi nội dung văn bản công chứng không đầy đủ dẫn đến quyền lợi của bà bị xâm phạm, Toà án cần giải quyết theo quy định tại khoản 9 Điều 25 và điểm b khoản 3 Điều 159 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” [59], với thời hiệu khởi kiện là 02 năm.

Xét nguyên nhân sâu sắc hơn, khi tổ chức họp gia đình, ông Tời đã đồng ý để bà Tình được hưởng 40% nếu tài sản đem bán. Nhưng sau khi công chứng ông lại bàn với bà Tình giữ nguyên văn bản công chứng (bà Tình không được hưởng 40% theo nội dung công chứng). Phải chăng đây là một hành vi lừa dối trong việc chia tài sản chung của vợ chồng. Vì thực tế, có rất nhiều trường hợp các bên yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận để nhằm che giấu các mục đích khác nhau mà không loại trừ khả năng vợ, chồng trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình.

3.1.2.2. Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng khi một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch dân sự

Theo quy định của pháp luật, khi tham gia vào giao dịch dân sự đối với tài sản chung của vợ và chồng đều phải có sự thoả thuận và đồng ý của cả vợ và chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng không thể hiện sự đồng ý thì giao dịch dân sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu. Đối với các giao dịch dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện, thì vợ hoặc chồng chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới khi giao dịch đó là hợp pháp và nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Trên thực tế, có không ít trường hợp một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch dân sự bằng tài sản chung đã không đáp ứng các điều kiện trên và lạm dụng quy định này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Sau đây là một ví dụ cụ thể:

và anh Vũ Quang Hưng), năm 2010 chị Dung chết.

Năm 2011 anh Hưng (bố chị Hương) đến Văn phòng công chứng yêu cầu công chứng về việc chia di sản thừa kế của chị Dung để lại trong khối tài sản chung với anh Hưng. Tại buổi công chứng có mặt anh Hưng, bố mẹ chị Dung và hai con của anh Hưng và chị Dung là chị Hương và cháu Huy cùng ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế với nội dung “nhường toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho anh Vũ Quang Hưng”. Sau khi có văn bản công chứng anh Hưng làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đem thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho người khác.

Tháng 3/2014 chị Hương mới biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Ngày 04/4/2014 chị Hương khởi kiện Văn phòng công chứng về việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu huỷ Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Hưng vì chị cho rằng:

Tại thời điểm ký văn bản phân chia di sản thừa kế bản thân chị mới 16 tuổi và em trai chị mới 08 tuổi (chưa đủ năng lực hành vi dân sự để tự định đoạt, quyết định liên quan đến bất động sản). Trong thủ tục công chứng không có bất kỳ văn bản nào thể hiện chị và em trai chị có người đại diện. Mặt khác, nếu ông Hưng là đại diện cũng không được định đoạt tài sản của người được đại diện cho chính mình, do đó văn bản công chứng vi phạm điều cấm và còn thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20, khoản 5 Điều 144, Điều 128 của BLDS.

Ý kiến của Phòng công chứng:

- Việc công chứng không trái quy định của pháp luật vì theo quy định của Luật HN&GĐ thì cha, mẹ có quyền quản lý, định đoạt tài sản của con chưa thành niên, nên không đồng ý hủy văn bản công chứng.

- Thời hiệu khởi kiện không còn vì đã quá 02 năm kể từ ngày ký văn bản công chứng và các cháu ở với bố nên luôn có người đại diện.

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Phòng công chứng không phải là đối tượng bị kiện, vì không phải là đối tượng tranh chấp với nhau theo quy định, nên không phải là bị đơn.

Qua nội dung trên xét thấy:

- Chị Hương khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ, bởi lẽ theo quy định tại khoản 5 Điều 144 BLDS năm 2005 thì: “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình”, do đó vi phạm Điều 128 BLDS (vi phạm điều cấm của pháp luật).

- Về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, theo Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2000:

1. Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

2. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ [54]. Như vậy, Phòng công chứng đưa ra lý do để bác bỏ nội dung khởi kiện của chị Hương là hoàn toàn không đúng với quy định của BLDS, Luật HN&GĐ và Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Quyền và lợi ích hợp pháp của chị Hương đã bị xâm phạm, các bên lại không cùng có yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Việc xác định đây là vụ án để giải quyết là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật đồng thời là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của chị Hương.

- Theo quy định của pháp luật thời hiệu khởi kiện là 02 năm. Tuy nhiên, quy định 02 năm phải được hiểu là kể từ khi một người biết quyền và

lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Do vậy, kể từ tháng 3/2014 đến ngày 04/4/2014 chị Hương mới khởi kiện Phòng công chứng là không vi phạm về thời hiệu.

Theo cách nhìn nhận khác, việc anh Hưng làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đem thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho người khác ngay sau khi có văn bản công chứng “nhường toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế của chị Hương và cháu Huy cho anh Hưng”, đây là tài sản nằm trong khối tài sản chung của anh Hưng và chị Dung. Hành vi này của anh Hưng xét dưới góc độ nào đó đã kéo theo cả trách nhiệm của chị Dung vào việc thực hiện nghĩa vụ của chồng trong khi chỉ có một bên tham gia giao dịch dân sự và giao dịch đó lại không hợp pháp.

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 93 - 101)