3.1.1.1. Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành là chế độ cộng đồng tạo sản. Đây là chế độ tài sản có tính ưu việt nhất, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của gia đình với lợi ích của cá nhân vợ, chồng. Thực tế áp dụng chế độ tài sản này trong các quan hệ HN&GĐ đã khẳng định điều đó. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ hiện hành còn có điểm chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau trong vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, trong đó đáng chú ý là các vấn đề sau:
* Vấn đề thừa nhận tài sản chung của vợ chồng nhưng do một bên đứng tên trong giấy tờ về quyền sở hữu:
Luật HN&GĐ quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng” [54, Điều 27, Khoản 2]; [60, Điều 34, Khoản 1]. Các văn bản hướng dẫn cũng quy định nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên chỉ được xác định là nhập vào tài sản chung khi được lập thành văn bản, có chữ ký hai bên. Điều 5 Nghị định số 70/2001 quy định kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, thì việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng phải được thực hiện. Nhưng trên thực tế, một số cơ quan có thẩm quyền đã không thực hiện đúng việc này, nhất là ở nông thôn. Việc kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất tại một số địa phương vẫn chỉ dựa trên kê khai của người dân để cấp cho người đã kê khai. Trong gia đình, đa số người chồng là người đứng ra kê khai nên được cấp giấy chứng nhận, có trường hợp chỉ ghi tên người chồng, có trường hợp ghi “hộ ông, bà ….” nhưng lại không ghi hộ là gồm những ai, nên không thể xác định được chính xác chủ sử dụng. Điều này dẫn đến các Toà án dễ gặp sai sót khi giải quyết án hôn nhân - gia đình ở khâu xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng.
Sau đây chúng tôi xin nêu một ví dụ cụ thể về việc giải quyết quan hệ tài sản của vợ chồng:
Vụ án giữa nguyên đơn là chị Trần Thị Lẫm và bị đơn là anh Trần Văn Hoàng cùng trú tại bản C, xã Y, huyện YC, tỉnh S.
Chị Trần Thị Lẫm và anh Trần Văn Hoàng kết hôn năm 1999, đến năm 2010 do cuộc sống chung có nhiều mâu thuẫn nên chị Lẫm nộp đơn xin ly hôn với anh Hoàng. Trong số phần tài sản không thống nhất có nhà đất.
Theo hồ sơ thì nhà, đất thổ cư, đất vườn, đất canh tác, đất nương có nguồn gốc của bố mẹ anh Hoàng để lại gồm: đất ở 400m2
(trị giá 32.000.000 đồng), đất vườn 656m2
(trị giá 2.624.000 đồng), 03 mảnh đất lương (gồm thửa đất số 01 diện tích 2.340m2, thửa đất số 02 diện tích 494m2
có tổng trị giá 13.603.000 đồng và thửa số 07 diện tích 3.985m2
trị giá 19.108.000 đồng). Toàn bộ diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Trần Văn Hoàng.
- Chị Lẫm khai: gia đình anh em chồng có họp bàn giao cho vợ chồng chị được sở hữu nhà, đất. Anh Hoàng đã đứng tên trong GCNQSDĐ năm 1999, nên chị xác định toàn bộ tài sản nhà, đất là của vợ chồng, chị yêu cầu chia hiện vật cho chị.
- Anh Hoàng cùng anh trai cho rằng: đây là tài sản chung của anh, chị, em anh Hoàng nên không đồng ý chia.
Tại Bản án sơ thẩm số 05/2011/HNGĐ-ST ngày 24/5/2011 của Toà án nhân dân huyện YC đã giải quyết về tài sản như sau:
- Giao cho chị Lẫm quyền sử dụng thửa đất số 01 diện tích 2.340m2 và thửa đất số 02 diện tích 494m2
có tổng trị giá 13.603.000 đồng. - Giao toàn bộ diện tích đất ở 400m2, đất vườn 656m2
cho anh Hoàng và anh Thuý; Giao cho anh Hoàng quyền sử dụng đất thửa số 07 diện tích 3.985m2 trị giá 19.108.000 đồng.
Tại Bản án phúc thẩm số 18/2011/HNGĐ-PT ngày 20/9/2011, Toà án nhân dân tỉnh S đã quyết định:
- Giao chị Lẫm: 328m2 đất vườn trị giá 1.312.000 và quyền sử dụng thửa đất số 07 diện tích 3.985m2
.
- Giao anh Hoàng: 400m2 đất ở, 01 nhà gỗ lợp ngói 5 gian và 3 gian bếp lợp ngói; đất vườn 328m2, thửa đất nương số 01 và 02 có tổng trị giá 13.603.000 đồng.
Nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ có cơ sở kết luận về giải quyết vấn đề tài sản là nhà đất trong vụ án như sau:
- Về các thửa đất nương: Ngay từ khi anh Hoàng, chị Lẫm chung sống với nhau, cả hai đã cùng quản lý, sử dụng, canh tác diện tích đất nương. Cả hai anh, chị đều có nhu cầu sử dụng, đều là người làm nông nghiệp. Anh Hoàng cũng có lời khai đồng ý chia cho chị đất nương, nên Toà án chia cho mỗi người một phần diện tích đất nương, tạo điều kiện cho mỗi bên ổn định cuộc sống. Do chị Lẫm đang nuôi 02 cháu nhỏ, lại là phụ nữ, có khó khăn hơn, Toà án cấp phúc thẩm có điều chỉnh, chia lại số thửa, diện tích cho mỗi bên là cần thiết.
- Về đất ở, đất vườn, nhà: Anh Hoàng kết hôn với chị Lẫm ngày 25/02/1999. Anh Hoàng được cấp GCNQSDĐ ngày 29/12/1999. Biên bản họp gia đình thoả thuận giao tài sản cho anh Hoàng đề ngày 20/10/1998, trước
ngày anh chị kết hôn (Biên bản không có xác nhận của chính quyền). Toà án cấp phúc thẩm nhận định: “Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh Hoàng không thoả thuận và không làm thủ tục cấp riêng, chính quyền địa phương xác nhận thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ tại địa phương vào năm 1999, toàn bộ diện tích anh Hoàng được cấp là Nhà nước cấp cho hộ gia đình” để xác định đây là tài sản chung của anh Hoàng - chị Lẫm và chia cho anh Hoàng, chị Lẫm mỗi người một phần là không đúng, bởi các căn cứ sau đây:
+ Nhà, đất ở, đất vườn đã được cấp GCNQSDĐ của UBND huyện YC ghi: “Chứng nhận ông Trần Văn Hoàng được quyền sử dụng 7875m2
đất tại…” và ghi số thửa, diện tích từng thửa. Trong quyết định cũng như trong giấy chứng nhận không ghi cấp cho “hộ gia đình” như Bản án phúc thẩm đã nhận định.
+ Theo lời khai của các nhân chứng và chị Lẫm cũng thừa nhận nhà, đất có từ trước khi anh, chị kết hôn. Chị Lẫm chỉ khai: “Khi chúng tôi xây dựng gia đình, anh Thuý (anh cả của anh Hoàng) có bàn giao nhà đất cho vợ chồng tôi sở hữu và sử dụng bằng lời nói không có giấy tờ …”. Chị Lẫm không cung cấp được tài liệu chứng cứ gì khác để chứng minh tài sản trên đã được cho cả hai vợ chồng.
+ Bố mẹ anh Hoàng đều chết trước khi anh Hoàng, chị Lẫm kết hôn. Hai ông bà có bảy người con. Trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện bảy anh chị em thống nhất cho vợ chồng anh Trần Văn Hoàng nhà đất đang tranh chấp. Dù anh Thuý có nói cho vợ chồng anh Hoàng nhà đất như chị Lẫm khai, thì việc tặng cho miệng (nếu có) cũng vô hiệu cả hình thức lẫn nội dung. Do đó, Toà án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vợ chồng anh Hoàng đang sống, sử dụng nhà đất, hàng năm đóng thuế cho Nhà nước và lời xác nhận của ông Đỗ Xuân Các (nguyên Chủ tịch xã cũ) là “sổ đỏ giao đất thuộc hộ anh
Hoàng năm 1999 là hoàn toàn hợp pháp, không có tranh chấp theo đơn trình bày là hoàn toàn đúng” để xác định đất thổ cư, đất vườn, được cấp cho hộ gia đình anh Hoàng là tài sản chung của vợ chồng là không có căn cứ, không đúng pháp luật.
Về cách thể hiện ở phần quyết định của bản án: Trên diện tích đất ở, đất vườn có 5 gian nhà ở lợp ngói, 3 gian nhà bếp lợp ngói… Toà án cấp sơ thẩm nhận định nhà, đất ở, đất vườn của anh em bên chồng, không phải tài sản của vợ chồng, nhưng khi quyết định lại tuyên: “giao toàn bộ diện tích đất ở 400m2, đất vườn 656m2
cho anh Trần Văn Hoàng, anh Trần Văn Thuý” là không đúng.
Nhà, đất ở, đất vườn nói trên không phải là của riêng anh Hoàng, anh Thuý mà là di sản do bố mẹ hai anh để lại cho bảy anh em. Do đó, quyết định như Toà án cấp sơ thẩm là không rõ ràng, thiếu chính xác. Mặt khác trên đất có các công trình kiến trúc… nhưng Toà án cấp sơ thẩm không đề cập gì đến các công trình trên đất. Vậy các công trình đó ai được sử dụng.
Trong trường hợp đã kết luận không phải là tài sản chung vợ chồng thì bác yêu cầu của đương sự về vấn đề này là đủ [66].
* Việc vận dụng nguyên tắc suy đoán tài sản chung:
Luật HN&GĐ quy định: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung” [54, Điều 27, Khoản 3]; [60, Điều 33, Khoản 3].
Quy định về việc suy đoán tài sản chung trong Luật HN&GĐ có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Trong thực
tế một số Toà án trong quá trình giải quyết đã không bám sát nguyên tắc suy đoán trên dẫn đến thiếu sót trong bản án, quyết định của mình. Ví dụ, TAND quận Ba Đình - Hà Nội khi giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa anh Phạm Quý Tuân và chị An Thị Phượng về ngôi nhà số 18 phố Sơn Tây - Hà Nội (3/2001), đã xác định ngôi nhà đó thuộc sở hữu riêng của anh Tuân với các lý do: Giấy tờ mua nhà này đứng tên anh vào ngày 22/10/1991 và theo anh Tuân: nguồn gốc ngôi nhà là do bà Mão (mẹ anh) bán nhà số 34 phố Nguyễn Trường Tộ rồi cho anh tiền để mua. Tuy nhiên, trên thực tế chính bà Mão cũng xác nhận bà không uỷ quyền cho anh Tuân mua nhà số 18 phố Sơn Tây và cũng không có tài liệu gì để chứng minh là bà đã cho anh Tuân tiền để mua nhà này. Với những tình tiết trên, không đủ chứng cứ để khẳng định anh Tuân có quyền sở hữu riêng đối với nhà số 18 phố Sơn Tây. Vì vậy, Bản án phúc thẩm số 54/LHPT ngày 24/5/2001 của TAND Thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm theo hướng: Xác định nhà số 18 Sơn Tây là tài sản chung của anh Tuân và chị Phượng để chia theo pháp luật [24].
3.1.1.2. Việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung
Việc nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung. Đây là một nguồn hình thành tài sản chung của vợ chồng. Đối với tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng (do có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được tặng cho riêng …) nhưng bên kia có tài sản riêng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung, hoặc cả vợ chồng có thoả thuận việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, thì được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 thì việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được
Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu.
Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải lúc nào việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung cũng đều lập thành văn bản, có chữ ký của cả hai bên, do đó, nếu sau khi kết hôn, bên có tài sản riêng đã làm thủ tục chuyển thành sở hữu chung (như có văn bản thoả thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, bên có tài sản riêng khi kê khai cấp giấy chứng nhận đã ghi tên cả hai vợ chồng; một bên hay cả hai bên bán tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân và mua tài sản mới đứng tên vợ chồng thì cũng coi tài sản mới mua là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
Đối với trường hợp khi bán tài sản riêng, bên kia cũng góp tài sản riêng của mình để cùng mua một tài sản mới, hoặc đưa một phần tài sản chung vào để mua tài sản mới (phải có chứng cứ thể hiện rõ trong hồ sơ), dù chỉ một bên đứng tên, nếu không có thoả thuận nào khác và không có chứng cứ gì để khẳng định là mỗi bên vẫn giữ theo tỷ lệ riêng khi góp vào mua tài sản mới) và vợ chồng cùng sử dụng, dù khi ly hôn một bên khai là tài sản chung, một bên khai là tài sản riêng, thì Toà án vẫn công nhận là tài sản chung với ý nghĩa là họ đã nhập vào khối tài sản chung (trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác, có chứng cứ khác). Khi giải quyết, nếu các bên xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh và có thể xác định được một cách tương đối về tỷ lệ mỗi bên đóng góp để mua tài sản mới và có cơ sở để xác định tài sản mới là tài sản chung, thì căn cứ vào tỷ lệ đó để xác định công sức đóng góp của mỗi bên cho phù hợp.
Trên thực tế khi giải quyết tranh chấp, có trường hợp Toà án cũng khó xác định được việc nhập hay chưa tài sản riêng của một bên vào tài sản chung của vợ chồng. Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Vụ án xin ly hôn giữa nguyên đơn ông Trần Kim Chung và bị đơn bà Tôn Nữ Thị Trinh.
Ông Trần Kim Chung và bà Tôn Nữ Thị Trinh kết hôn năm 1982, có 2 con chung và đã ly hôn năm 2004, chưa giải quyết về tài sản. Năm 2006 ông Trần Kim Chung đề nghị giải quyết về tài sản, trong đó có: Căn nhà 2 gian trên 345,5m2
đất tại Quốc Lộ 22, số 61/1D, ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn; nhà đất là của mẹ ông cho ông trước khi lấy bà Trinh.
Trước khi ly hôn, ông cùng bà Trinh ký tờ thoả thuận cho con là chị Thuỷ các tài sản trong đó có nhà số 61/1D ấp Đông Lân. Sau khi ly hôn, ông và bà Trinh tiếp tục ký đơn để lại các tài sản trong đó có nhà số 61/1D ấp Đông Lân cho chị Thuỷ. Sau đó chị Thuỷ đã ký tờ thoả thuận cho bà Trinh tài sản trong đó có nhà số 61/1D. Nay ông Chung xác định các giấy tờ cho tài sản trên đều là giấy viết tay, không có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên chưa có hiệu lực pháp luật. Tại đơn khởi kiện, ông cho rằng nhà số 61/1D ấp Đông Lân là tài sản riêng của ông, không yêu cầu chia.
Bà Trinh không đồng ý, tại đơn phản tố ngày 14/7/2008, bà Trinh yêu cầu công nhận nhà 61/1D ấp Đông Lân là của chị Thuỷ. Tại đơn phản tố ngày 16/6/2009, bà Trinh yêu cầu công nhận nhà số 61/1D ấp Đông Lân là tài sản