Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 69 - 75)

2.2.2.1. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng

Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung” [54]; [60]. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản của mình, vợ, chồng có toàn quyền sở hữu đối với tài sản riêng, không phụ thuộc bởi ý chí của bên người chồng, vợ kia.

HN&GĐ năm 2014 quy định: “Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó” [54]; [60]. Trong việc quản lý tài sản riêng của vợ, chồng mình, người chồng, vợ có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn các tài sản đó như tài sản của mình, nếu làm hư hại, thất thoát mà không có lý do chính đáng thì có nghĩa vụ bồi thường (khi có yêu cầu). Trường hợp một bên đã tự ý định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng mình khi tham gia các giao dịch dân sự thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản riêng của mình, khi thực hiện quyền sở hữu (đối với các tài sản theo khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014), vợ, chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng, việc uỷ quyền đó phải được lập thành văn bản [60, Điều 24].

Đối với tài sản riêng, vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng [60, Điều 44], quy định này có tính chất tuỳ nghi cho phép vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, vấn đề vợ, chồng đã nhập hay chưa nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng rất phức tạp. Trước đây, tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP đã hướng dẫn: Đối với tài sản riêng của vợ, chồng mà đã đưa vào sử dụng chung, không còn nữa thì không phải thanh toán, không được đền bù… hướng dẫn này dựa trên nguyên tắc suy đoán: Người vợ, chồng có tài sản riêng mà đã sử dụng cho nhu cầu chung của gia đình thì phải coi vợ, chồng đã mặc nhiên nhập tài sản của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Khi có tranh chấp, họ không có quyền đòi lại các tài sản riêng đó. Hiện nay, vấn đề nhập hay không nhập tài sản riêng của vợ,

chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng nhất là những tài sản có giá trị lớn, theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã quy định:

Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật HN&GĐ phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật [10, Điều 13, Khoản 1].

Quy định này là căn cứ khi xác định vợ, chồng có tài sản riêng đã nhập hay chưa nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, để ngăn chặn những mục đích không lành mạnh của vợ, chồng khi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng, cũng là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của những người khác liên quan. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này” [10, Điều 13, Khoản 2].

Ngoài việc quy định về quyền quản lý, quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng, khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra quy định hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng vì lợi ích chung của gia đình: “Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng” [54]; [60].

2.2.2.2. Nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng

Theo khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 3 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó” [54]; [60]. Nghĩa vụ về tài sản của

vợ, chồng phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân mà không vì mục đích của gia đình hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định (nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con mà vợ, chồng phải thực hiện). Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Quy định này còn quá chung chung, chưa có căn cứ cụ thể để xác định loại nghĩa vụ tài sản này. Ngoài quy định trên, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung quy định cụ thể nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Theo đó, vợ, chồng phải bằng tài sản riêng của mình để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ sau đây:

Một là, nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

Hai là, nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng (trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình và trường hợp sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình);

Ba là, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

Bốn là, nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Về nguyên tắc, đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trên đây, vợ, chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ thì trích chia phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân) để thực hiện nghĩa vụ. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ được thực hiện

Luật HN&GĐ hiện hành chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản pháp định, Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành tuy chưa có hiệu lực thi hành nhưng với nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được bổ sung (các Điều 47, 48, 49, 50) dễ nhận thấy sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan tới tài sản vợ chồng như:

Đảm bảo được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Vợ, chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình, giảm hoặc tránh được những xung đột, tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn, từ đó góp phần giảm chi phí khi ly hôn và giúp Toà án xác định được tài sản riêng, tài sản chung nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu vợ chồng thực hiện chế độ tài sản theo thoả thuận thì khi ly hôn nếu tranh chấp về tài sản của vợ chồng, thì hôn ước là căn cứ giúp Toà án giải quyết thuận tiện và nhanh chóng.

Nếu xét về góc độ kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, sở hữu cá nhân và tự do kinh doanh đang dẫn đến ý thức tự chủ ngày càng cao của cá nhân về sở hữu tài sản. Chế độ tài sản theo thoả thuận cho phép vợ chồng tự quyết định quyền sở hữu trong gia đình, tạo ra khả năng đôi bên có thể tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền đã theo thoả thuận, giúp họ giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.

Tuy nhiên, chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo Luật HN&GĐ năm 2014 bộc lộ một số hạn chế như:

Thứ nhất, Điều 49 cho phép vợ chồng được sửa đổi, bổ sung thoả thuận về chế độ tài sản. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba đã xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng, cho dù vợ, chồng có nghĩa vụ phải cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan nhưng với sự biến thiên của tài sản và những thủ tục khi áp dụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung thoả thuận sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người khác đặc biệt là đối với bên tham gia là các nhà kinh doanh.

Thứ hai, trong thực tế hiện nay ở nước ta, thu nhập của vợ chồng trong gia đình còn ở mức thấp, tài sản để tích luỹ của nhiều gia đình không lớn hoặc không có, cho dù pháp luật có cho phép vợ chồng được lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thoả thuận thì điều này chỉ có các cặp vợ chồng tham gia quan hệ kinh doanh có cơ hội áp dụng.

Thứ ba, chế độ tài sản theo thoả thuận đề cao lợi ích cá nhân, mâu thuẫn với bản chất của gia đình là bổn phận và trách nhiệm, lợi ích riêng của cá nhân sẽ không đảm bảo cho gia đình có cuộc sống ổn định, bền vững.

Mặc dù vậy, để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và xu thế phát triển nền kinh tế xã hội hiện nay thì quy định về chế độ tài sản theo thoả thuận được đưa vào Luật HN&GĐ năm 2014 là cần thiết, trong thời gian tới cần có hướng dẫn cụ thể để việc áp dụng chế độ tài sản ước định đạt hiệu quả cao.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 69 - 75)