CÁC VỤ, CỤC Đơn vị sự nghiệp Cục Hải quan
Địa phương Vụ Giám sát quản lý Cục điều tra chống buôn lậu Cục CNTT và thống kê Hải quan Thanh tra Vụ tổ chức cán bộ Vụ kế hoạch tài chính Vụ hợp tác quốc tế Vụ Pháp chế
Cục Kiểm tra sau thông quan Vụ kiểm tra
thu thuế XNK 03 Trung tâm
PTPL hàng hoá XNK Bắc – Trung -
Nam
Viện nghiên cứu Hải quan
Văn Phòng
Chi cục kiểm tra sau thông quan Chi cục Hải quan cửa khẩu và ngoài
cửa khẩu
Báo Hải quan Trung tâm đào tạo
cán bộ Hải quan
Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị
Công tác giá trước đây chỉ yêu cầu rà soát bảng giá một cách thủ công, nhưng ngày nay đòi hỏi cán bộ trị giá phải áp dụng kỹ năng tin học để tìm kiếm, thu thập thông tin, sau đó so sánh, phân tích để đưa ra quyết định. Nguyên tắc của công tác trị giá hải quan theo ACV đòi hỏi cán bộ hải quan phải tự tìm tòi nguồn tư liệu để chứng minh giá một cách khách quan. Với đòi hỏi như vậy, có thể nói một phần không nhỏ cán bộ hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Để hỗ trợ công tác trị giá hải quan, hàng năm Tổng cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới WCO mở các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên đề trị giá hải quan cho Hải quan Việt Nam.
- Về mô hình tổ chức hệ thống quản lý trị giá
Mô hình tổ chức hệ thống quản lý trị giá tính thuế của ngành Hải quan hiện nay được tổ chức thành 3 cấp:
- Cấp Hải quan trung ương: Tại cơ quan Tổng cục Hải quan không có phòng, ban riêng về trị giá mà chỉ có một tổ chuyên trách khoảng 17 cán bộ nằm trong Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu. Chức năng chủ yếu là hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin vĩ mô cho hải quan địa phương. Bộ phận giá được bố trí, phân công theo hướng chuyên sâu theo chương, nhóm mặt hàng để dần dần hình thành đội ngũ cán bộ giá có trình độ chuyên môn cao. Cán bộ, công chức làm công tác giá tại Tổng cục Hải quan mang tính ổn định cao và đều có thời gian công tác trong lĩnh vực trị giá từ 5 năm trở lên. Công tác đào tạo bồi dưỡng cũng được chú trọng, hiện đang đào tạo các giáo viên chuyên trách trong lĩnh vực trị giá.
- Cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Có 08 Cục Hải quan địa phương lớn được thành lập phòng trị giá tính thuế là: Cục Hải quan Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu. Các Cục Hải quan địa phương khác không có phòng trị giá mà chỉ bố trí bộ phận trị giá riêng (khoảng 2-3 người) trực thuộc phòng Nghiệp vụ, ngoài công tác trị giá còn kiêm nhiệm một số công tác khác.
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng trị giá hoặc bộ phận trị giá thuộc phòng Nghiệp vụ theo qui định tại Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 là tham mưu cho Cục trưởng về các công tác:
+ Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác, kiểm tra xác định trị giá tại các Chi cục. Tổ chức tuyên truyền về xác định trị giá tính thuế theo nội dung của Hiệp định trị giá GATT/WTO
+ Tổ chức kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với các lô hàng có nghi vấn về giá khai báo thấp, mà chủ yếu là hàng hoá nhập khẩu thuộc “danh mục dữ liệu giá hàng hoá QLRR” do Tổng cục ban hành, đó là những hàng hoá có thuế suất cao, trị giá lớn như ô tô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh... (các hàng hoá khác thường phân cấp cho các Chi cục tự kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá);
+ Rà soát, kiểm tra, thẩm định lại giá do các Chi cục thực hiện. Rà soát các hàng hoá thường xuyên làm thủ tục nhập khẩu tại các Chi cục trực thuộc để ban hành “danh mục dữ liệu giá các mặt hàng trọng điểm” thực hiện chung trong toàn Cục.
- Cấp Chi cục Hải quan: Tại các Chi cục Hải quan có các tổ giá nằm trong Đội nghiệp vụ (đối với các Chi cục thành lập đội) hoặc cán bộ làm công tác giá (kiêm nhiệm một số công tác khác). Các tổ giá (hoặc cán bộ giá) là lực lượng trực tiếp thực hiện kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cho các lô hàng nhập khẩu.
Bộ Tài chính
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức công tác xác định trị giá ngành Hải quan
Cục quản lý giá Vụ chính sách thuế
Kiểm tra trị giá
Tổng cục Hải quan
Các Vụ, Cục
và đơn vị hỗ trợ Vụ Kiểm tra thu thuế - Vụ Giám sát quản lý