Thực trạng cơ sở pháp lý của cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu theo ACV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại việt nam (Trang 52 - 53)

hàng hoá nhập khẩu theo ACV tại Việt Nam

- Điều 22 phần IV Hiệp định trị giá GATT/WTO qui định về “Luật pháp quốc gia” khi tham gia Hiệp định như sau: “kể từ ngày áp dụng các qui định của Hiệp định này tại nước mình, mỗi nước thành viên phải đảm bảo các văn bản pháp luật, các qui định cùng các thủ tục hành chính của nước mình phù hợp với các qui định của Hiệp định này” [40, tr.162].

Trên tinh thần Hiệp định, để tiếp cận, áp dụng có bảo lưu và tiến tới áp dụng đầy đủ Hiệp định, ngay từ khi cam kết tham gia, Việt Nam đã luật hoá các qui định của Hiệp định, đưa vào điều luật, văn bản luật các qui định về xác định trị giá theo các phương pháp của Hiệp định để áp dụng trong phạm vi quốc gia.

- Cơ sở pháp lý quốc gia hiện nay được thể hiện qua các văn bản qui phạm pháp luật sau:

+ Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 qui định: “Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế” và qui định “Chính phủ qui định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế theo qui định tại Điều này” [5, tr.11].

+ Điều 71 Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 [25, tr.9] và Điều Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 qui định “Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo qui định của pháp luật về thuế và các qui định khác của pháp luật. Chính phủ qui định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” [5, tr.124].

+ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 qui định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qui định “Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng được xác định theo qui định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu” [5, tr.25].

(Phụ lục 8: Danh mục các văn bản Luật và các văn bản khác về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại Việt Nam).

Nhìn chung việc luật hoá các qui định về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, tạo một hành lang pháp lý rõ ràng, cởi mở, minh bạch, tạo tiền đề cho việc áp dụng đày đủ Hiệp định trị giá GATT/WTO đã được Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hết sức qua tâm, chú trọng. Ban đầu nội dung việc luật hoá còn chưa sát với nội dung Hiệp định, tính pháp lý chưa cao, một phần còn mang tính áp đặt của cơ quan quản lý nhất là việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu không theo hợp đồng thương mại hoặc không phải là đối tượng xác định trị giá tính thuế theo ACV,... cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, cơ chế xử lý vi phạm về giá tính thuế còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng, chặt chẽ. Qua hơn 5 năm thực hiện, với sự nỗ lực không ngừng học hỏi các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới, vượt những thử nghiệm ban đầu, những cơ chế bất cập trên đã không ngừng được hoàn thiện, luật hoá một cách chặt chẽ và có hệ thống.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại việt nam (Trang 52 - 53)