Cơ chế khai báo trị giá, tờ khai trị giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại việt nam (Trang 66 - 67)

Áp dụng ACV, cơ chế khai báo trị giá là việc người nhập khẩu phải hoàn thành tờ khai trị giá và nộp cho cơ quan hải quan cùng với thời điểm nộp

tờ khai hải quan.

Tờ khai trị giá là một mẫu khai báo do cơ quan hải quan ban hành áp dụng thống nhất cho cho quốc gia nước nhập khẩu, trong đó chứa đựng các thông tin cần thiết để xác định trị giá hải quan theo các phương pháp của Hiệp định trị giá GATT/WTO và đi kèm với tờ khai hải quan dưới dạng phụ lục hoặc tờ khai riêng biệt, chi tiết như:

- Về tư cách pháp nhân: Họ tên, địa chỉ người bán, người mua, người

nhập khẩu uỷ thác hoặc khai thuê.

- Về điều kiện mua bán hàng hoá bao gồm: Điều kiện giao hàng (FOB,

CIF,C&F, CIP...); Số, ngày tháng lập hoá đơn thương mai; Số, ngày tháng ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá;

- Phương pháp xác định trị giá: Người nhập khẩu phải khai báo

phương pháp xác định trị giá của mình từ phương pháp 1 đến phương pháp 6.

- Các điều kiện để áp dụng trị giá giao dịch: Đó là các điều kiện áp

dụng trị giá giao dịch theo Điều 1.1 của Hiệp định.

- Khai báo về trị giá, gồm: (i) giá hoá đơn, các khoản thanh toán gián

tiếp, tỷ giá; (iii) các chi phí phải cộng; (iii) các chi phí được trừ.

- Trị giá hải quan được xác định: Phần nhà nhập khẩu khai báo, cam kết, ký tên,....

Mẫu tờ khai trị giá của Việt Nam ban hành theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu tờ khai trị giá hải quan và hướng dẫn khai báo.

(Phụ lục 9: Mẫu tờ khai trị giá hải quan).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại việt nam (Trang 66 - 67)