hoá trong giao lưu thương mại quốc tế, các nước đang phát triển và chậm phát triển đã từng bước tham gia áp dụng ACV trên nền tảng điều kiện kinh tế, luật pháp và chính trị của quốc gia mình. Đến nay, theo lộ trình cam kết, đã có trên 50% các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ các điều khoản của ACV, một số khác bảo lưu một số điều hoặc xin trì hoàn thời gian thi hành một số qui định. Số các nước đang phát triển còn lại và các nước chậm phát triển đang chuẩn bị các điều kiện để chuyển dần từ cơ chế xác định trị giá theo BDV và cơ chế riêng quốc gia sang cơ chế xác định trị giá tính thuế theo ACV.
Theo đánh giá của Tổ chức Hải quan Thế giới WCO, thì việc thực hiện ACV ở nhiều nước đang phát triển đang phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Các khó khăn cơ bản, đó là: [23, tr.309-313]
- Thiếu tinh thần làm chủ
Điều đó thể hiện cả ở các quan chức, công chức nhà nước đến các doanh nhân trong quán trình thực hiện ACV. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy người ta vẫn chưa tính đến đầy đủ hay thậm chí hầu như đã bỏ qua những quan ngại của các nước đang phát triển về việc áp dụng hệ thống xác định trị giá ACV. Ví dụ, các cam kết về thực hiện ACV do Bộ trưởng Thương mại các nước tham dự với tư cách là đại diện cho một nước tại WTO thường ít được thông tin đầy đủ đến Bộ trưởng Tài chính trong khi Bộ Tài chính mới là cơ quan những người chịu trách nhiệm ban hành các văn bản nội luật hoá và thực hiện ACV tại quốc gia dẫn đến kết quả lả ACV thường không được nội luật hoá một cách đầy đủ. Tuy STD (đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển) cho phép áp dụng khung thời gian linh hoạt đối với việc thực hiện ACV song được coi là chưa đủ tính đến những khó khăn đặc biệt mả các nước đang phát triền gặp phải. Hơn nữa, các quy định của ACV được chuyển luật hoá tại những quốc gia này không đầy đủ và thiếu chính xác vào các văn bán pháp luật trong nước khiến cho hệ thống xác định trị giá hải quan của nước đó trở nên không tuân thủ các quy định của ACV, như trường
hợp bỏ qua việc cho phép doanh nghiệp nhập khẩu có quyền đệ đơn khiếu nại lên WTO thông qua đại diện thương mại của họ.
- Thất thu thuế
Một quan ngại lớn cửa các nước đang phát triển là tình trạng thất thu thuế. Mức độ tuân thủ thấp của các doanh nghiệp nộp thuế và các bất cập trong quản lý hành chính hải quan gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm tra các trường hợp ghi giá hóa đơn thấp hơn trị giá thực. Một lo ngại nữa là các doanh nghiệp nhập khẩu ngày càng có động cơ lớn hơn trong việc thực hiện hành vi gian lận trốn thuế qua giá với những mặt hàng nhập khẩu có mức thuế suất cao. Cũng không dễ để xác định được các khoản thất thu thuế do giai đoạn đầu áp dụng ACV vì các nước đã chính thức gia nhập ACV đều áp dụng một số qui định khác biệt đáng kể so với những quy định trong ACV với mục đích bảo đảm thu ngân sách. Đó là mối lo ngại của các lãnh đạo hải quan đối với công tác đảm bảo thu ngân sách vì đây là một trong những trách nhiệm chính của cơ quan hải quan. Mức độ phụ thuộc nặng nề vào số thu hải quan chắc chắn sẽ có tác động đến những lo ngại rằng việc thực hiện ACV sẽ dẫn đến thất thu thuế đáng kể. Một số ví dụ về thất thu thuế của các nước đang phát triển trong thời gian đầu thực hiện ACV, đó là: Năm 1990, 17 nước khu vực Thương mại ưu đãi (PTA) ước tính nếu thực hiện ACV sẽ làm giảm số thu hải quan xuống gần 10%; năm 1996, Hải quan Ấn độ ước tính thực hiện ACV thất thu thuế lên đến 100 tỉ Rubi (khoảng 2,8 tỉ USD) do xác định giá thấp; Báo cáo về gian lận trị giá năm 2002 của Trung quốc đưa ra 12 trường hợp gian lận dẫn đến tổng thất thu thuế là 1,5 tỉ USD. Tổ chức Hải quan Thế giới cũng khảng định rằng, theo kinh nghiệm của họ thì việc làm giả hoá đơn và khai báo trị giá thấp của hàng hoá tại các nước đang phát triển là một hiện tượng diễn ra rất phổ biến.
Về mặt kỹ thuật, trị giá tính theo ACV thấp hơn trị giá tính theo BDV khi loại hoa hồng mua hàng (do doanh nghiệp nhập khẩu trả) và chi phí quảng
cáo ra khỏi trị giá tính thuế và phải chấp nhận những khoản chiết khấu hợp pháp dành cho các nhà phân phối và đại lý độc quyền.
- Thuế suất cao
Trong bối cảnh các hiệp định khu vực và đa phương, thuế suất tại nhiều nước tuy đã được cắt giảm song mức thuế suất trưng bình ở các nước đang phát triền vẫn cao hơn các nước công nghiệp phát triển. Dữ liệu năm 2001 cho thấy tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức thuế suất nhập khẩu trung bình lả 1,1% trong khi mức thuế suất trung bình tại các nước không thuộc OECD là 11,8%. Ớ các nước đang phát triển, thuế suất nhập khẩu trung bình dao động từ mức 7% đến 17%. Ngay cả khi thuế suất trung bình của một nước nhất định là khá thấp thì các đỉnh thuế suất (tanff peaks) (các dòng thuế cao thường là gấp ba lần các dòng thuế có mức thuế suất trung bình) cũng tạo ra động cơ để khai báo thấp trị giá các loại hàng hoá nhập khẩu. Vì việc tránh các thuế suất cao bằng cách ghi thấp giá trên hóa đơn nhằm gian lận trốn thuế có xu hướng trở nên phổ biến hơn tại các nước đang phát triền.
- Môi trưởng Thương mại với độ tuân thủ pháp luật kém
Khối lượng hàng nhập khẩu trong khu vực không chính thức (ngoài vòng kiểm soát của các cơ quan chức năng) chiếm một tỷ trọng lớn. Khu vực này sử dụng các hoá đơn không đáng tin cậy, không áp dụng các chuẩn kế toán và ghi chép sổ sách hoặc nếu có cũng là những chuẩn không đạt yêu cầu, không có địa chi kinh doanh cố định hoặc thường thay đổi tên doanh nghiệp. Trong những điều kiện như vậy, rất khó áp dụng kiềm soát định giá dựa trên kiểm tra sau thông quan. Hải quan nhiều nước nhận thức được rằng, doanh nghiệp không khó gì để làm giả hoá đơn nhập khẩu tại nơi xuất khẩu hoặc thậm chí là làm giả ngay tại nước nhập khẩu. Một số hoá đơn giả mạo này rất dễ bị phát hiện, tuy nhiên số khác lại được làm hết sức tinh vi. Số này thường là các hóa đơn của các doanh nghiệp nhập khẩu quy mô vừa và lớn. Chỉ có các cơ quan hải quan phát triển ở trình độ cao mới có cơ hội phát hiện ra
những gian lận kiểu đó. Phụ thuộc quá nhiều vào hoá đơn trong thẩm định giá thường làm phức tạp thêm vấn đề ghi giá hoá đơn thấp đi.
- Hạn chế về qui chuẩn hành chính
Nhiều nước đang phát triển còn thiếu năng lực hành chính để áp dụng có hiệu quả ACV. Công tác định giá chính xác đối với hàng nhập khấu trở nên phức tạp khi chủng loại hàng hoá nhập khấu trở nên ngày càng đa dạng, các mức giá cho hàng hoá nhập khẩu tương tự khác biệt nhau rất lớn cũng như các giao dịch mua bán được thực hiện ở nhiều cấp độ thương mại và điều kiện bán hàng khác nhau. Phần nhiều thông tin cần có cho công tác xác định giá không có sẵn tại cơ quan hải quan do chúng được các nhà cung cấp nắm giữ, không chịu cung cấp cho cơ quan hải quan. Thường việc tiến hành kiềm tra chéo hoá đơn xuất ra của bên bán (nhà xuất khẩu) với hoá đơn nhập vào của bên mua (nhà nhập khẩu) là không thể thực hiện được hay nếu được phải qua các quy định, thủ tục rất rườm rà. Khi phát hiện ra gian lận trong xác định trị giá, phải tiến hành điều tra gian lận thay vì xử lý như đối với một vấn đề định giá thông thường. Điều này cũng tạo ra khó khăn trong thực thi ACV.
Việc áp dụng các phương pháp thay thế trong ACV theo đúng trình tự nghiêm ngặt là rất phiền hà, tốn kém vả mất thời gian. Nó đòi hỏi cần có thông tin cập nhật trị giá của hàng hoá tương tự và hàng hoả giống hệt cũng như các thông tin khác hoặc không sẵn có hoặc đã có nhưng cần phải tính toán phức tạp. Để áp dụng phương pháp trị giá tính toán phải tiến hành điều tra tại các nước xuất khẩu. Đây là một việc không khả thi ở hầu hết các nước đang phát triển do thiếu kinh phí và nhân lực. Do vậy, áp dụng một cách cứng nhắc các quy tắc xác định trị giá nêu trong ACV sẽ gây ra chậm trễ trong thông quan hàng hoả nhất là ở những nước chưa áp dụng nghiệp kiểm tra sau thông quan. Và kết quả là nhiều nước đang phát triển phải dùng đến phương pháp suy luận để định giá cho phần lớn hàng nhập khẩu. Rõ ràng, thực tế này khác xa so với mô hình hay cơ chế lý tưởng về một hệ thống xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu được coi là sẽ tạo thuận lợi cho thương mại.
Những hạn chế chủ yếu mà các nước đang phát triển và chậm phát triển gặp phải bắt nguồn từ:
+ Thiếu dữ liệu trị giá và phương tiện thu thập, trao đổi thông tin nghèo nàn khiến cho cơ quan hải quan ít hoặc không được tiếp cận với thông tin về giá cũng như có ít phương tiện thẩm định lại trị giá khai báo;
+ Khó khăn lớn về hành chính như thiếu cán bộ có năng lực; trang thiết bị cho đào tạo không có hoặc nghèo nàn, mức lương công chức thấp hơn rất nhiều so với mức lương tại khu vực tư, thông thường mức lương công chức không đủ để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ hải quan hay không đủ để lôi kéo các cán bộ giỏi;
+ Hiện đại hoá hải quan, đặc biệt là hệ thống tự động hoá còn hạn chế và được quản lý yếu kém chỉ dừng lại ở mục đích chủ yếu là thống kê. Các quy trình thông quan không được tự động hoá, có quá nhiều cung đoạn thủ công tạo ra kẽ hở lớn cho cán bộ hải quan ra các quyết định chủ quan, tuỳ tiện;
+ Cơ cấu tổ chức không phù hợp và quản lý yếu kém kéo theo tình trạng không có sẵn các sổ tay hoạt động, giám sát hệ thống yếu, không có hệ thống kiểm toán nội bộ hoặc nếu có thì rất yếu, hệ thống thông tin quản lý không đầy đủ cũng như thiếu các trang thiết bị thiết yếu;
+ Thủ tục kiểm tra, tham vấn xác định trị giá phức tạp, chẳng hạn như trong trường hợp có nghi ngờ sự bất hợp lý vế trị giả khai báo, cơ quan hải quan phải yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu bằng văn bản tiếp tục giải trình và cung cấp chứng từ bổ sung để chứng minh cho trị giá khai báo, cho phép doanh nghiệp nhập khấu phúc đáp và sau đó thông báo quyết định cuối cùng của mình bằng văn bản cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Những bất cập này dẫn đến tình trạng một số nước đã không thực hiện đúng hiệp định ACV. Bằng chứng thực tế khẳng định rằng hải quan thường không tuân thủ quy định ràng buộc cơ quan hải quan phải thông báo cho doanh nghiệp nhập khẩu cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cũng không giải thích
bằng văn bản vế các phán quyết định giá cuối cùng. Một số trường hợp khác, hải quan theo một cách nào đó đã hướng dẫn sai cho doanh nghiệp nhập khẩu làm cho doanh nghiệp nhập khẩu hiểu rằng nếu không tăng trị giá khai báo thì sẽ không được giải phóng hàng. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu phải chấp nhận giải phóng hàng có điều kiện (conditional release) và thường gập khó khăn để có thể lấy lại số tiền đặt cọc. Nói chung, tại những nước đang phát triển, tồn tại một mực tế là nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có động cơ khai báo thấp trị giá do nghĩ rằng kiểu gì trị giá khai báo của họ cũng bị hải quan bác bỏ. Trong khi đó, hải quan lại coi rằng tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu đều khai báo thấp trị giá. Nó tạo thành một cái vòng luẩn quẩn cần được phá bỏ song cho đến nay hầu như chưa có mấy nỗ lực được thực hiện để làm điều đó. Mặt khác cơ chế xử phạt hành chính đối với việc khai báo sai trị giá còn chưa được thực hiện đồng bộ và quyết liệt. Một sai lầm mà nhiều nước hiện mắc phải là quan điểm cho rằng cần phải tiến hành kiểm hoá để thẩm định trị giá. Trên thực tế, định giá rất ít vào kết quả kiếm hoá trừ số ít trường hợp đặc điểm của hàng hoá không được mô tả đầy đủ và phù hợp trong chứng từ, chẳng hạn khi một mã số thuế, một mức thuế suất lại tương ứng với nhiều hàng hoá có giá trị khác biệt lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro của hải quan.
- Trao đổi thông tin dữ liệu giá giữa các thành viên ACV hạn chế
Các hoạt động hướng tới thay đổi ACV của các nước đang phát triển vẫn đang diễn ra trong khuôn khổ WTO. Các nước này đã đệ trình đề xuất sửa đổi ACV cho phù hợp hơn với môi trường thương mại và thực tế hành chính của quốc gia mình lên Hội nghị bộ trưởng (HNBT) tại Doha (11/2001).HNBT Doha đã ra quyết định và những vấn đề trao đổi liên quan đến thực thi ACV (Deoision ơn Implementation-relateđ Issues and Concems) trong đó có vấn đề trao đối thông tin trị giá xuất khẩu giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, tăng cường sự hợp tác giữa hải quan các nước thành viên trong việc ngăn ngừa gian lận hải quan., tức là đối với các trường hợp cơ quan hải quan có lý
do nghi ngờ tính trung thực hay chính xác của trị giá khai báo, thì hải quan nước nhập khẩu có thể đề nghị hải quan nước xuất khẩu thành viên hỗ trợ kiểm tra trị giá xuất khẩu của hàng hoá đó. Các nước thành viên phải hợp tác và giúp đỡ phù hợp với qui định pháp luật và thủ tục nước đó. Hơn nữa, các mối quan ngại ngày càng tăng của một số nước đang phát triển về tính chính xác của trị giá khai báo hàng nhập khẩu, Uỷ ban định giá hải quan đã hướng tới tìm kiếm và tiếp cận các phương tiện thực tiễn để giải quyết các mối quan ngại đó, trong đó có trao đổi thông tin về giá xuất khẩu. Hiện các cơ quan liên quan của WTO đang tiếp tục đàm phán và nghiên cứu việc thực hiện quyết định này cùng đề xuất đã đệ trình.