Hoàn thiện cơ sở pháp lý qui định về kiểm tra, xác định trị giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại việt nam (Trang 106 - 107)

- Cục Điều tra chống buôn lậu

3.2.1.1.Hoàn thiện cơ sở pháp lý qui định về kiểm tra, xác định trị giá

Nghiên cứu qui định về cơ chế kiểm tra, xác định trị giá theo những văn bản hiện hành, qua thực tế áp dụng và những hạn chế như đã phân tích, xin nêu ra một số nội dung cần phải tiếp tục hoàn thiện như sau:

Thứ nhất, cần qui định nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của

bộ phận giá của Vụ Kiểm tra thu thuế - Tổng cục Hải quan vào qui trình kiểm tra xác định trị giá để gắn kết trách nhiệm của các cấp trong hệ thống giá tính thuế toàn ngành.

Thứ hai, có các qui định làm rõ mối quan hệ phối hợp trong việc

kiểm tra, xác định trị giá giữa khâu thông quan và khâu sau thông quan, đồng thời qui định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng kiểm tra sau thông quan, lực lượng kiểm soát, điều tra chống buôn lậu, thanh tra trong cơ chế phối hợp của qui trình 1636: Lực lượng nào làm gì, làm vào lúc nào, trách nhiệm đến đâu? Qui trình luân chuyển hồ sơ từ khâu thông quan sang khâu sau thông quan như thế nào, nhất là việc cung cấp các thông tin nghi ngờ.

Thứ ba, cần qui định về việc thẩm định hồ sơ, thẩm định về giá khai

báo trong qui trình như: Trường hợp nào phải thẩm định, thẩm định ở đâu, chi phí thẩm định do cơ quan hải quan hay doanh nghiệp chịu và chịu trong trường hợp nào, “trưng mua” hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp trị giá khai báo thấp nhưng hải quan không đủ cơ sở bác bỏ.

Thứ tư, phải đồng nhất qui định về lượng thời gian kiểm tra tham vấn

trong khâu thông quan (hiện tại là 30 ngày) và thời hiệu của dữ liệu tham chiếu của hàng hoá giống hệt, tượng tự (lấy dữ liệu trước và sau 60 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan cho lô hàng nhập khẩu, trong trường hợp phức tạp có thể mở rộng đến 90 ngày) để tránh tình trạng không có dữ liệu trong thời hạn 30 ngày, hải quan kết thức tham vấn, đã thông báo trị giá thì ngày thứ 31 lại tìm được dữ liệu dẫn đến việc truy thu thuế khó khăn.

Thứ năm, có cơ chế phân cấp tham vấn trị giá phù hợp theo hướng

giao việc kiểm tra, tham vấn cho Chi cục gắn với trách nhiệm hành chính, Cục Hải quan tỉnh (phòng giá hoặc phòng nghiệp vụ) chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm soát, đôn đốc, nhắc nhở và hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật, cung cấp thông tin giá cho các Chi cục, không nên tập trung tham vấn toàn bộ hồ sơ tại Cục Hải quan tỉnh (Cơ chế phân cấp này trước thời điểm quyết định 640/TCHQ-QĐ đã áp dụng) gây ra hiện tượng ôm đồm, ùn tắc hồ sơ tham vấn, việc tham vấn sơ sài, qua loa, chiếu lệ hiệu quả tham vấn thấp. Cục chỉ tham vấn trong trường hợp những lô hàng có số lượng, trị giá lớn, thuế suất cao mà doanh nghiệp nhập khẩu đồng thời tại nhiều cửa khẩu, nhiều Chi cục khác nhau.

Thứ sáu, có qui định đảm bảo tham vấn trị giá nhanh chóng, kịp

thời dựa trên kỹ năng thu thập, phân tích, đánh gía thông tin, phát huy tính sáng tạo, tính chủ động của cán bộ làm công tác tham vấn. Trong thực tế hiện nay, việc doanh nghiệp khai báo trị giá thấp nhằm gian lận trốn thuế là hiện tượng hết sức phổ biến, vì vậy cần mở rộng áp dụng phương pháp suy luận vì đó là biện pháp tổng hợp của các phương pháp khác và rất hiệu quả. Xác định giá sau tham vấn đối với các trường hợp hải quan không có cơ sở dữ liệu phải vận dụng linh hoạt tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá của ACV. Việc quy định tỷ lệ khấu trừ cụ thể cho hàng nhập khẩu bán tại thị trường nội địa sẽ tạo ra một cơ chế cứng nhắc vừa khó cho cơ quan hải quan, vừa không phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế. Quy định này cần phải xóa bỏ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu tại việt nam (Trang 106 - 107)