Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình nhập khẩu phụ tùng ô tô của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai (Trang 28 - 34)

Phần II: Phân tích tình hình nhập khẩu phụ tùng ô tô của công ty TNHH ô tô Hoa Ma

2.1.5Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói chung gồm 8 bước sau:

Xin giấy phép nhập khẩu Mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C)

Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm hàng hóa

Làm thủ tục hải quan Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa

Làm thủ tục thanh toán

Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 2.1.5.1 Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập khẩu. Đây là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành cỏc khõu khỏc trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Thường có hai loại giấy phép nhập khẩu là giấy phép nhập khẩu năm và giấy phép nhập khẩu chuyến.

Theo Nghị định 89/CP (15/12/95) thì 9 trường hợp sau đây phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến: hàng nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ duyệt; máy móc thiết bị nhập khẩu bằng vốn ngân sách; hàng của doanh nghiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hàng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí, hàng dự hội chợ, triển lãm; hàng gia công; hàng tạm nhập tái xuất; hàng XNK thuộc diện cần điều hành để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Khi đối tượng của hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu thì doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ xin phép gồm các tài liệu sau: Đơn xin phép nhập khẩu, phiếu hạn ngạch (nếu có), bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C, hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu là ủy thác nhập khẩu), các giấy tờ liên quan khác (nếu cú)…

Nếu hàng nhập khẩu qua nhiều cửa khẩu, cơ quan Hải quan của cửa khẩu đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi đó (theo Công văn số 208/TCHQ-GSQL ngày 20/03/1996 của Tổng cục Hải quan).

Khi tiến hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu thì doanh nghiệp phải xuất trình bản chính giấy phép cho các cơ quan hải quan.

Khi hợp đồng nhập khẩu quy định phương thức thanh toán là L/C thỡ bờn nhập khẩu phải tiến hành mở L/C. Hiện nay có nhiều loại L/C được sử dụng, trong đó có hai loại chính là L/C hủy ngang và L/C không hủy ngang. Để mở L/C, người nhập khẩu phải làm đơn xin mở L/C theo mẫu in sẵn của từng Ngân hàng. Đơn xin mở L/C cần chính xác, đúng mẫu đơn, phù hợp với hợp đồng và nội dung mà người nhập khẩu mong muốn.

Người nhập khẩu gửi bộ hồ sơ xin mở L/C cho ngân hàng, thường bao gồm các chứng từ sau: Đơn xin mở L/C; hợp đồng nhập khẩu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng; hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác); giấy phép nhập khẩu hoặc quota (nếu có); một số chứng từ khác theo yêu cầu của mỗi ngân hàng.

Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài đến ngân hàng mở L/C, đơn vị nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ nếu chứng từ hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng. Sau đó, người nhập khẩu sẽ nhận được chứng từ để đi nhận hàng. Ngoài ra người nhập khẩu phải thanh toán phí mở L/C cho ngân hàng và tiến hành ký quỹ nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng.

2.1.5.3 Thuê phương tiện vận tải

• Căn cứ để thuê phương tiện vận tải

Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CFR, CIF, CPT, CIP, DES, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải, còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải.

Ngoài ra còn căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa, điều kiện vận tải và các điều kiện khác trong hợp đồng thương mại.

• Thuê phương tiện vận tải a. Vận tải đường biển:

Bao gồm phương thức thuê tàu chợ và tàu chuyến

- Phương thức thuê tàu chợ (Liner): Là việc doanh nghiệp dựa vào lịch trình đi đến các hãng tàu để đặt chỗ thuê tàu. Với phương thức này doanh nghiệp chỉ phải ký hợp đồng thuê tàu và trả cước phí vận chuyển.

- Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter): Là việc doanh nghiệp thuê toàn bộ con tàu và tự đưa ra lịch trình chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của mình

b.Vận tải đường bộ và đường hàng không

Trong vận tải hàng hóa quốc tế thì vận tải đường bộ và đường hàng không không phải là phương thức vận tải chủ đạo (chiếm ẳ khối lượng hàng hóa vận chuyển đường biển). Nhưng hàng hóa lại dễ đến nơi cần đến hơn nếu chuyên chở bằng đường biển.

- Vận tải đường bộ (ụtụ, đường sắt…): Đặc điểm hàng hóa chuyên chở bằng đường bộ thường gặp ít rủi ro so với đường biển mà việc xếp dỡ và giao nhận cũng đơn giản hơn. Ngoài ra, nó cũn cơ động và có mạng lưới đường bộ dày đặc ở khắp mọi nơi do đó hàng hóa vận chuyển sẽ đến được nơi cần đến dễ hơn.

- Vận tải đường hàng không: Tuy chưa được sử dụng rộng rãi trong chuyên chở hàng hóa quốc tế nhưng trong nhiều trường hợp nó vẫn có ưu thế nhất định do có tốc độ lớn nên thích hợp chuyên chở hàng hóa cú khối lượng nhỏ, quý hiếm…

c. Vận tải đặc biệt: Như đường ống, cáp treo…

2.1.5.4 Mua bảo hiểm hàng hóa

Để giảm rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển bằng đường biển, người kinh doanh thương mại quốc tế thường chủ động

mua bảo hiểm. Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau:

- Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có tổn thất riêng. - Điều kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm miễn tổn thất riêng.

• Căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Điều kiện cơ sở giao hàng: Tùy thuộc vào điểu kiện cơ sở giao hàng, người mua không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nếu điều kiện giao hàng là CIP hay CIF thì người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức tối thiệu (điều kiện C) và giá trị bảo hiểm bằng giá CIF cộng 10% giá CIF.

- Hàng hóa vận chuyển: Khối lượng, giá trị và đặc điểm của hàng hóa.

- Điều kiện vận chuyển: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượng của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ, đặc điểm của hành trình vận chuyển.

• Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa

Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa cần tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Xác định nhu cầu bảo hiểm bao gồm xác định giá trị và điều kiện bảo

hiểm.

- Bước 2: Xác định loại hình bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage policy) hoặc hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy).

- Bước 3: Lựa chọn công ty bảo hiểm.

- Bước 4: Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

2.1.5.5 Làm thủ tục hải quan

• Khai và nộp tờ khai hải quan

hoá nhập khẩu. Có hai hình thức khai hải quan là người khai hải quan trực tiếp đến các cơ quan hải quan thực hiện khai hải quan hay sử dụng hình thức khai điện tử. Hồ sơ hải quan bao gồm:

1 Tờ khai hải quan 2 Hoá đơn thương mại

3 Hợp đồng mua bán hàng hoá.

4 Các chứng từ khác đối với từng loại mặt hàng theo quy định

5 Xuất trình hàng hoá: là đưa hàng hóa đến địa điểm quy định để kiểm tra thực tế hàng hoá.

- Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng cú quỏ trình chấp hành tốt pháp luật hải quan, với các trường hợp mặt hàng nhập khẩu thường xuyên, hàng nông sản, thuỷ hải sản…

- Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất, hàng nhập khẩu và hàng gia công nhập khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất.

- Kiểm tra toàn bộ hàng nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.

10 Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của cơ quan Hải quan

2.1.5.6 Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa

• Nhận hàng nhập khẩu: Bao gồm các hình thức sau: - Nhận hàng tại cảng

- Nhận hàng chuyên chở bằng container - Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt - Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ

- Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không

• Kiểm tra hàng nhập khẩu

Hàng nhập khẩu khi đi qua cửa khẩu các nước đều phải được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tùy theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Nội dung kiểm tra thường bao gồm: Kiểm tra số lượng, chất lượng, bao bì, kiểm dịch… tùy từng hàng hóa khác nhau mà việc kiểm tra sẽ được tiến hành ở các nội dung khác nhau.

2.1.5.7 Làm thủ tục thanh toán

Việc thanh toán trong kinh doanh quốc tế được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau. Hiện nay thường sử dụng các phương thức sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

• Thanh toán bằng phương thức nhờ thu

• Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền

• Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

2.1.5.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)

Người nhập khẩu có thể khiếu nại người xuất khẩu, người chuyên chở khi gặp các vấn đề xảy ra với hàng hóa của họ khi nhận hàng và ngược lại, người nhập khẩu cũng có thể bị người xuất khẩu khiểu nại nếu không thanh toán hoặc thanh toán chậm, đơn phương hủy hợp đồng…

Khi nhận được hồ sơ khiếu nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng tìm ra các biện pháp để giải quyết khiếu nại. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài hoặc tòa án.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình nhập khẩu phụ tùng ô tô của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai (Trang 28 - 34)