Những yếu tố thuộc môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình nhập khẩu phụ tùng ô tô của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai (Trang 52 - 54)

- Uy tín của Công ty trong những năm qua

2.2.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường bên ngoà

a. Môi trường kinh tế

Các yếu tố như lạm phát, tỷ giá và lãi suất ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu chung. Các hợp đồng nhập khẩu của công ty thường được thanh toán bằng USD. Do đó sự biến động của USD so với VNĐ ảnh hưởng rất lớn đến nhập khẩu. Đối với nhà nhập khẩu, khi giá ngoại tệ tăng lên so với đồng tiền trong nước tức là phải chi nhiều nội tệ hơn mua một số ngoại tệ nhất định để nhập hàng, quyền lời của họ bị thiệt nhiều, chẳng những họ phải chi nhiều nội tệ hơn để mua lượng ngoại tệ để nhập hàng, mà hàng nhập về phải bán với giá cao hơn

và do đó sẽ bán chậm hơn, thu hồi vốn chậm hơn, chưa kể ít lời hơn. Đặc biệt tỷ giá ảnh hướng rất lớn đến số lượng và chất lượng từng hợp đồng. Tất cả những nhân tố trên gây thiệt hại rất lớn đến kết quả kinh doanh.

b, Môi trường tự nhiên

Thiên nhiên cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới việc vận chuyển hàng hóa và kiểm tra bốc xếp dỡ hàng hóa. Công ty nhập khẩu theo điều kiện giá CIF nên phải vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nên phụ thuộc vào thời tiết rất lớn. Gặp bất lợi về thời tiết sẽ làm cho thời gian nhận hàng bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

c. Điều kiện chính trị pháp luật

Nhà nước mở ra cơ chế thông thoáng hơn để giảm những phiền hà, phức tạp về thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động nhập khẩu. Cùng với việc nhà nước đã và đang mở rộng các mối quan hệ kinh tế thể hiện ở chỗ lần lượt tham gia các tổ chức: ASEAN, APEC, ASEAM, WTO…tạo cơ hội cho Công ty tiếp cận với nhiều bạn hàng hơn và quan hệ làm ăn cũng phong phú hơn. Tuy nhiên những khó khăn như do mới bắt đầu gia nhập nên chính sách về nhập khẩu chưa được hoàn chỉnh cùng những quy định chưa chặt chẽ và những thủ tục gây phiền hà mất thời gian.

Trong những năm gần đây, tình hình nhập khẩu ô tô có xu hướng tăng mạnh mặc dù thuế đánh trên giá nhập khẩu ô tô ở nước ta đã tăng rất cao. Điều này khiến cho thuế suất đánh lên các thiết bị phụ tùng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam có xu hướng tăng thêm 5-10%. Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô, đặc biệt là săm lốp ô tô vào Việt Nam tăng gần 37% trong tháng 3/2011. Tính chung 3 tháng, tức quý I/2011, tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng đạt 483,6 triệu USD, tăng 7.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là một trở ngại

đối với những doanh nghiệp nhập khẩu săm lốp. Hơn nữa ngành hàng phụ tùng ô tô là mặt hàng không được nhà nước bảo trợ, nên thuế suất đối với mặt hàng này là 10%. Thuế tăng, giá các mặt hàng cũng phải tăng, việc đàm phán giá cả nhập khẩu với các đối tác cũng là một vấn đề khiến các doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng ô tô phải đau đầu.

d. Đối thủ cạnh tranh

Thị trường phụ tùng ô tô đang diễn ra cuộc cạnh tranh rất quyết liệt giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu do thị trường ô tô tăng trưởng mạnh ở Việt Nam trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ phụ tùng ô tô luôn tăng nhanh. Hiện tại, mỗi năm, các doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư hàng trăm tỷ đồng để trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phụ tùng ô tô với chất lượng không thua kém gì hàng nhập khẩu, mà giá thành cũng rẻ hơn chừng 15 – 20%, ví dụ như lốp Casumina. Vì thế Công ty TNHH ô tô Hoa Mai phải có những chiến lược kinh doanh giữ khách hàng trung thành, và tìm thêm nhiều đối tác, bạn hàng mới, đồng thời đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô của Trung Quốc để kịp cung ứng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình nhập khẩu phụ tùng ô tô của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w