Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo với năng suất 8700 tấn sản phẩm năm (Trang 101 - 102)

- Nguyên tắc: dùng dung dịch kiềm chuẩn ( NaOH hoặc KOH) để trung hòa

9.1.3Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động:

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 9.1 An toàn lao động [42]:

9.1.3Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động:

Hầu hết các phân xưởng sản xuất chính đều có dạng hình hộp khối, tất cả các quá trình sản xuất đều thu gọn trong nhà, các thiết bị và hệ thống phức tạp. Do vậy vấn đề thông gió và chiếu sáng cần được đảm bảo tốt nhất.

Thông gió:

- Tận dụng tối đa sự lưu thông không khí trong nhà máy, bằng cách xây dựng các cửa sổ và cửa chớp, cửa trời trên mái. Bảo đảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phân xưởng và môi trường không quá 3÷50C. Tại các bộ phận sinh nhiệt như: gia nhiệt, bốc hơi, nấu đường, li tâm, lò hơi có bố trí quạt gió để tăng cường sự phân tán nhiệt. Các bộ phận sinh nhiệt đều có lớp cách nhiệt và phải đặt ở cuối hướng gió.

Chiếu sáng:

- Các phòng, phân xưởng sản xuất phải có đủ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Tận dụng ánh sang tự nhiên qua các cửa sổ, cửa mái để tiết kiệm năng lượng điện, tạo cảm giác dễ chịu cho công nhân sản xuất.

An toàn về điện:

- Hệ thống điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và đèn màu báo động. Các đường dây dẫn điện được cách điện an toàn và bố trí dọc tường hay đi ngầm dưới mặt đất. Các thiết bị điện phải được che chắn bảo hiểm. Phải có phương tiện bảo vệ cá nhân và biện pháp cấp cứu người bị nạn. Phòng chống sự phát sinh tĩnh điện trong vận hành.

- Các thiết bị sản xuất hơi, nhiệt như: lò, tuabin, thiết bị đun nóng, bình nén... phải có vỏ bảo vệ chắn chắc, cần có khoảng cách an toàn khi làm việc, cần kiểm tra trước khi sử dụng và đinh kỳ kiểm tra mức độ an toàn của thiết bị. Đường ống dẫn hơi phải đặt cao 3 ÷ 4,5(m), sát tường hoặc dọc theo cột, phải có lớp bảo ôn đồng nhất để dễ phân biệt và dùng đúng quy định của nhà máy.

Phòng chống cháy nổ:

- Cháy nổ là hiện tượng rất dễ xảy ra trong nhà máy do các sự cố sau: chập mạch điện, nhiên liệu dễ bắt lửa, các thiết bị đóng cặn, bị ăn mòn lâu ngày bị nổ, các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất.

- Ðể hạn chế cháy nổ cần có biện pháp sau:

+ Bố trí sản xuất có khoảng cách thích hợp để tránh lây lan.

+ Các bộ phận gây cháy nổ như: Lò vôi, lò lưu huỳnh đặt cuối hướng gió.

+ Những thiết bị dùng điện phải có vỏ an toàn.

+ Bố trí các cầu thang phòng hỏa, các bình cứu hỏa, các khu cứu hỏa cạnh đường giao thông để dễ vận động khi cứu hỏa.

Giao thông trong nhà máy:

- Ðể thuận tiện và rút ngắn đoạn đường trong phân xưởng, nhà máy cần thiết kế các lối đi lại có chiều rộng hợp lý, các cầu thang rộng và chịu lực, dễ dàng đi lại. Ngoài ra bố trí các cửa ra vào hợp lý để khi có sự cố dễ dàng thoát hiểm.

An toàn lao động trong phòng thí nghiệm:

- Cán bộ công nhân viên phòng hóa nghiệm phải tuân thủ đầy đủ nội quy của phòng hóa nghiệm. Khi thao tác cẩn thận, tránh độc hại cho người. Các hóa chất để đúng nơi quy định, gọn gàng không làm đổ vỡ dụng cụ thí nghiệm, không làm rơi hoá chất, các lọ đựng hóa chất phải đậy nút và ghi nhãn.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo với năng suất 8700 tấn sản phẩm năm (Trang 101 - 102)