Việc làm bền vững và giải quyết việc làm bền vững

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 30 - 37)

1.1.3.1. Quan niệm về việc làm bền vững

Để tồn tại, phát triển thì ở bất cứ một quốc gia nào, thời đại nào con người luôn luôn có nhu cầu về lao động, nhu cầu việc làm. Người lao động luôn luôn muốn tìm kiếm một công việc phù hợp với khả năng, ổn định và được hưởng các thành quả của lao động một cách công bằng, được chăm lo và bảo vệ.

Công việc chính là nơi phô bày mâu thuẫn giữa giá trị, nguyện vọng của người lao động so với thành quả lao động mà người đó được hưởng. Vì cuộc sống mưu sinh hàng ngày có thể khiến người lao động bỏ qua một số vấn đề liên quan đến bản thân thậm chí đánh đổi cả tự do, ý chí và nhân phẩm.

Năm 1999, tại hội nghị quốc tế lao động của Tổ chức Lao động thế giới ILO đã duyệt thông qua một chương trình đặc biệt để cải tổ ILO với các mục tiêu trong đó “tập trung sức mạnh của ILO vào giải quyết việc làm bền vững và xem như đó là yêu cầu cấp bách trong thời kỳ mới”.

Theo ILO, việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng, và nhân phẩm được tôn trọng.

Theo tài liệu hội thảo năm 2008 về “Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và Chiến lược phát triển việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” đã chỉ ra các khía cạnh để nhận biết việc làm bền vững là: Cơ hội việc làm, làm việc trong điều kiện tự do, việc làm năng suất, bình đẳng trong công việc, an toàn tại nơi làm việc, bảo đảm nhân phẩm tại nơi làm việc [61].

Các quan niệm về cơ bản đều thống nhất cho rằng: Việc làm bền vững là những khát vọng của con người trong cuộc sống lao động của họ về cơ hội và thu nhập, quyền lợi, tiếng nói và sự thừa nhận; sự ổn định gia đình và phát triển cá nhân; sự công bằng và bình đẳng như nhau. Việc làm bền vững phản ánh mối quan tâm của chính phủ, người lao động và sử dụng lao động, những người sẽ cùng nhau tạo ra một sự hợp nhất về đối thoại ba bên [61].

Từ quan niệm của ILO, ở Việt Nam việc làm bền vững được đúc kết trong bốn mục tiêu chiến lược: Những nguyên tắc và quyền cơ bản về nơi làm việc và tiêu chuẩn lao động quốc tế; công việc và cơ hội thu nhập; bảo trợ xã hội; cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội. Những mục tiêu chiến lược này được đưa ra cho tất cả người lao động ở mọi lĩnh vực lao động không phân biệt giới tính, phân biệt thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh tế.

1.1.3.2. Giải quyết việc làm bền vững

Giải quyết việc làm bền vững là một nội dung quan trọng trong việc làm bền vững, việc làm bền vững không chỉ tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội nói chung và người lao động nói riêng mà còn tạo ra việc làm mới và xúc tiến tạo việc làm.

Về mặt kinh tế, giải quyết việc làm bền vững góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế của quốc gia nói chung.

Về mặt xã hội, giải quyết việc làm bền vững góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn xã hội, đẩy mạnh sự phát triển của từng vùng, hướng tới sự bình đẳng trong thu nhập và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Thực tế cho thấy, bất cứ một quốc gia nào đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình để khai thác các nguồn lực và phát triển kinh tế. Sức lao động là một nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Để khai thác tốt các nguồn lực

phục vụ mục tiêu tăng trưởng thì mọi chủ trương, đường lối, chính sách trong các lĩnh vực liên quan phải phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng nguồn lực đó. Ngược lại nếu hệ thống pháp lý, chủ trương chính sách không phù hợp thì việc khai thác nguồn lực có thể phản tác dụng thậm chí gây trở ngại, tổn thất đến nền kinh tế. Tất cả quốc gia trên thế giới hiện nay đều hướng tới giải quyết việc làm bền vững cho người lao động, đây là một trong mục tiêu hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế- xã hội.

Giải quyết việc làm bền vững có thể hiểu: Là quá trình tạo ra các điều kiện và môi trường bảo đảm cho người có khả năng lao động đều có cơ hội việc làm, làm việc ổn định, lâu dài, trong điều kiện tốt nhất, chất lượng việc làm và thu nhập ngày càng cao, người lao động bình đẳng trong công việc, được an toàn và bảo đảm nhân phẩm tại nơi làm việc.

Hiện nay lao động Việt Nam vẫn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi cơ chế thị trường, thời gian lao động cũng như chất lượng công việc của họ còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên nên thu nhập của họ rất bấp bênh, đời sống rất khó khăn. Do đó giải quyết việc làm bền vững cho nông dân chính là một nội dung cơ bản để giải quyết việc làm bền vững ở Việt Nam hiện nay. Đối với người nông dân, giải quyết việc làm bền vững chính là quá trình tạo ra các điều kiện và môi trường thuận lợi để người nông dân có cơ hội tự tạo việc làm ổn định, lâu dài, tăng thu nhập đồng thời họ được hỗ trợ, bảo vệ về quyền lợi và lợi ích giống như cách lĩnh vực khác. Để thực hiện được nông dân cần có sự hướng dẫn cũng như hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học để sống được bằng nghề nông.

1.1.2.3. Các nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm bền vững cho nông dân

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn khoáng sản, đất đai, năng lượng có trên mặt đất, dưới lòng đất, trong rừng, dưới biển.v.vv. Ngay cả vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết thuận lợi cũng là những tài nguyên quý giá cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sẽ rất thuận lợi cho việc giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với Việt Nam, đất chật, người đông, tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trong trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, sông ngòi, bờ biển, rừng núi phong phú và đa dạng, nó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giải quyết việc làm nói chung và vấn đề việc làm cho nông dân nói riêng. Đất đai là nguồn tài nguyên tác động trực tiếp tới lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân xem đất đai là cơ sở sinh ra mọi của cải vật chất, mảnh ruộng mà nông dân canh tác giống như “tổ quốc”, mảnh trời riêng của họ. Ngày 25/10/2012, Tổng cục thống kê đã công bố kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011. Theo kết quả điều tra thì hiện nay tổng diện tích đất nông nghiệp thời điểm 1/1/2011 là gần 26,21 triệu ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 10,13 triệu ha (chiếm hơn 38,64%), đất lâm nghiệp gần 15,4 triệu ha (hơn 58,6%). Tại thời điểm trên, đất trồng lúa là hơn 4,12 triệu ha, giảm khoảng 32 nghìn ha so với 5 năm trước [67].

Thống kê cũng cho thấy, hiện gần 9,3 triệu hộ, đơn vị có sử dụng đất trồng lúa, chiếm 77,6% tổng số hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Hiện có tới 85% tổng số hộ có sử dụng đất trồng lúa có diện tích dưới 0,5 ha, trong đó có 50% chỉ sử dụng dưới 0,2 ha, cho thấy nền nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Trong khi đó tốc độ gia tăng dân số trong quá khứ quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không

thể tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay cần phải phát huy và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt tài nguyên đất) cùng với các nguồn lực khác như lao động, vốn, công nghệ… để tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên.

Thứ hai, dân số và lao động

Một nhân tố tác động mạnh đến vấn đề giải quyết việc làm đó chính và dân số. Quy mô, cơ cấu và sự phân bố dân số có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu, phân bổ, sử dụng lực lượng lao động. Khi quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực sẽ lớn và do đó nhu cầu giải quyết việc làm sẽ rất lớn và ngược lại.

Dân số tăng nhanh dẫn đến sự phân bố dân cư không hợp lý sẽ gây khó khăn cho quá trình kết hợp giữa lao động và các nguồn lực khác như đất đai, tài nguyên hay vốn, khoa học công nghệ…dẫn đến việc tạo việc làm mới ngày càng khó khăn, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Dân số tăng nhanh buộc ngân sách nhà nước phải tăng chi cho đầu tư về kết cấu hạ tầng, tăng chi cho tiêu dùng, buộc giảm đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó cơ hội để tìm việc làm và tự tạo việc làm gặp nhiều khó khăn.

Trong năm 2012 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 52,1 triệu người, trong đó cơ cấu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,06%, trong đó khu vực thành thị chiếm 3,31%, khu vực nông thôn là 1,48%. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 1,46% thì nông thôn là 3,33%. Những con số đó cho thấy tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn giảm nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại cao nên tình trạng di

dân tự do từ nông thôn đổ xô ra thành phố để tìm kiếm việc làm gây ra sức ép khó khăn cho việc làm ở đô thị, trong khi nông thôn thiếu việc làm chất lượng cao [50].

Sức ép về dân số đối với vấn đề việc làm ngày càng tăng vì hiện nay Việt Nam đang ở thời điểm dân số vàng đồng thời tỷ lệ dân số già đang tăng lên. Nếu chúng ta không biết tận dụng cơ hội này để giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì trong vài năm tới Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng dân số “chưa giàu đã già”, tốc độ này của Việt Nam nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Từ đó buộc chúng ta phải giải quyết có hiệu quả để nước ta tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Thứ ba, khoa học - công nghệ

Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất, là động lực của sự phát triển. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới [23, tr78].

Tiến bộ của khoa học - công nghệ sẽ làm tăng nhu cầu việc làm cho lao động phức tạp, có kỹ thuật và ngược lại làm giảm tỷ lệ lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Do vậy sự phát triển của khoa học- công nghệ mang đến cơ hội tạo ra nhiều việc làm, hàm lượng chất xám kết tinh vào sản phẩm ngày

càng cao, tuy nhiên lại mang lại nhiều thách thức cho Việt Nam. Trình độ tay nghề của lao động Việt Nam đặc biệt lao động nông thôn còn thấp, nhưng mức độ ảnh hưởng của khoa học - công nghệ đến giải quyết việc làm cho nông dân rất cao, mà đầu tư cho khoa học - công nghệ đòi hỏi vốn lớn. Do đó nhà nước cần phải có chính sách cũng như chiến lược để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế để tăng thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Đồng thời khi áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất thì tỷ lệ lao động dôi dư sẽ tăng lên nên nhà nước cũng cần chú trọng đầu tư những lĩnh vực mới, ngành mới để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này.

Thứ tư, cơ chế, chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước

Việt Nam bắt đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm thấp đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thiếu vốn, khoa học - công nghệ, trình độ người lao động thấp v.v.. dẫn đến người lao động (chủ yếu là nông dân) gặp khó khăn khi tự tạo việc làm. Vì vậy cần phải có sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và xã hội

Để giải quyết việc làm ổn định, lâu dài, thu nhập ngày càng tăng, vấn đề quan trọng hàng đầu là nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động nói chung và người nông dân nói riêng có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách kinh tế - xã hội cụ thể. Các chính sách tác động đến việc làm có nhiều loại, có loại tác động trực tiếp, có loại tác động gián tiếp tạo thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ có quan hệ tác động qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung lẫn cầu về lao động; đồng thời làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế.

Chính sách giải quyết việc làm rất đa dạng, trong đó các chính sách chủ yếu thường được đề cập đến là chính sách đất đai, chính sách giáo dục và

đào tạo, chính sách công nghiệp, chính sách phát triển nghề truyền thống, chính sách phát triển kinh tế trang trại, chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới v.v..

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)