Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 37 - 41)

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay

1.2.1. Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nghiệp nông thôn

1.2.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Có nhiều giải pháp cụ thể để giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động, trong đó giải pháp mà các quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội như Việt Nam hiện nay đều sử dụng giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là giải pháp chiến lược để chuyển xã hội nông nghiệp truyền thống thành xã hội công nghiệp hiện đại, đồng thời trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn là phương thức mở rộng việc làm, tăng nhu cầu việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng việc làm.

Năm 1960, tại đại hội III của Đảng lao động Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định: muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu ở nước ta, không có con đường nào khác, ngoài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đây là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do sự chủ quan, nóng vội nên dẫn đến sai lầm khi chúng ta tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mà quên mất rằng xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp. Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay có vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH. Bởi xây dựng đầy đủ các quan điểm CNH,HĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung và các bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tại Hội nghị ban chấp hành TW 7

Khóa VII, Đảng ta đã có bước đột phá khi đưa ra khái niệm về CNH, HĐH như sau:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [68].

Các kỳ đại hội tiếp theo, Đảng ta đã bổ sung và phát triển quan điểm của Đảng. Đại hội X nhấn mạnh: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa [21, tr87].

Đại hội XI nhấn mạnh thêm: “ Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ” [22, tr72].

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa. Thực chất CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển

công nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, và đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung.

1.2.1.2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) từ đánh giá, phân tích quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đã đưa ra những nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [20, tr93 - 94].

Các nội dung này tiếp tục bổ sung và phát triển ở các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI.

“ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” [21, tr88]. Đảng ta phát triển và tiếp tục bổ sung thêm hai nội dung:

- Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

- Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới…Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Đầu tư mạnh hơn các chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [21, tr 90].

Như vậy nội dung cụ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đẩy nhanh tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.

Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra các sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao

Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội đồng bộ.

Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn.

Hiện nay các nội dung này đang được thực hiện, triển khai trên phạm vi cả nước, nó đã tác động làm cho nông thôn Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng cũng đặt ra những yêu cầu mới cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)