đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay
1.2.2.1. Đặc điểm của lực lượng lao động nông nghiệp
Lực lượng lao động ở nông thôn chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động lao động gắn liền với ruộng đất, cây trồng, vật nuôi, do đó lực lượng này có đặc điểm riêng, không giống với lực lượng lao động ở khu vực thành thị và lực lượng lao động ở các lĩnh vực khác. Lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay về cơ bản có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động cả nước, hiện nay lực lượng lao động nông thôn có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.
Trong ba thập kỷ vừa qua, mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, tuy nhiên đến thời điểm quý IV năm 2012 thì lực lượng lao động nông thôn vẫn chiếm tới 69,5% lực lượng lao động cả nước. Đây là một con số cho thấy sự chuyển dịch này còn khá chậm chạp với một nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như nước ta
hiện nay. Trong số 69,5% lực lượng lao động đó chỉ có 80,3% tham gia vào lực lượng lao động
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của Việt Nam Nơi cƣ
trú
Lực lƣợng lao động (nghìn ngƣời) Tỷ trọng lực lƣợng lao động (%) 2010 2011 7/2012 12/2012 2010 2011 7/2012 12/2012 Cả nước 50392,9 51398,4 52581,3 52788 100 100 100 100 Thành thị 14106,6 15251,9 16037,9 16115 28 29,7 30,5 30,5 Nông thôn 36286,3 36146,5 36543,4 36674 72 70,3 69,5 69,5 Nguồn: [50, tr 34;64, tr 1]
Do tính chất thời vụ nên lao động nông nghiệp nông thôn vào mùa vụ thì căng thẳng nhưng lúc nông nhàn thì lại thiếu việc làm trầm trọng. Thu nhập thấp, thời gian nông nhàn kéo dài, đa phần người lao động có nhu cầu tìm việc làm, tuy nhiên không phải ai cũng tìm được công việc phù hợp với trình độ và sức khỏe dẫn đến họ bị thất nghiệp tạm thời. Số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước (tính quý 1 năm 2013) là 1555,1 nghìn người, trong đó có 80,9% người thiếu việc làm sinh sống ở nông thôn. Đây là một thách thức trong việc giải bài toán lao động - việc làm ở khu vực nông thôn.
Thứ hai, chất lượng lao động ở nông thôn còn rất thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Tại hội thảo vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn- kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc đã đánh giá về nguồn nhân lực nông thôn như sau: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn là vấn đề ngày càng nghiêm trọng không chỉ ở khía cạnh số lượng (sức ép về mật độ dân số lao động trên ruộng đất) mà còn ở khía cạnh chất
lượng (trình độ nghề nghiệp và năng lực tiếp cận các công cụ mới của người lao động [33, tr73].
Theo số liệu của Tổng cục thống kê về lao động - việc làm cho thấy ở Việt Nam, trình độ văn hóa phổ biến của lao động nông thôn là ở mức tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, số lao động có trình độ này chiếm tới trên 60% lao động của nông thôn. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lao động chưa qua đào tạo ở nông thôn vẫn còn khá lớn. (Lao động đã qua đào tạo là những người đã từng học, và đã tốt nghiệp ở một trường, lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tương đương thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên, có văn bằng hoặc chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo). Căn cứ vào bảng 1.2, lao động đã qua đào tạo năm 2009 đang làm việc là 14,5% thì đến năm 2012 tăng 17,5%, trong đó tỷ lệ lao động nam giới qua đào tạo / lao động nam giới đang làm việc năm 2009 là 16,7%, năm 2012 là 19,5%. Tỷ lệ lao động là nữ giới qua đào tạo/ lao động là nữ giới đang làm việc năm 2009 là 12,8 đến năm 2012 tăng 15,4%. Tỷ lệ lao động ở thành thị qua đào tạo đang làm việc chiếm 32,6%/ tổng số lao động thành thị đang làm việc, còn ở nông thôn thì tỷ lệ này rất thấp, chỉ chiếm 10,9%
Bảng 1.2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị và nông thôn Việt Nam
hiện nay Đơn vị tính: % Nơi cứ trú, giới tính 2005 2009 2010 2011 2012 Cả nước 12,5 14,5 14,6 15,4 17,5 Nam 14,3 16,7 16,2 17,2 19,5 Nữ 10,6 12,8 12,8 13,5 15,4 Thành thị 27,2 32,0 30,6 30,9 32,6 Nông thôn 7,6 8,7 8,5 9,0 10,9
Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp sẽ là một cản trở trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Bên cạnh trình độ chuyên môn thì thể lực của lao động nông thôn cũng là một lực cản đối với quá trình sản xuất. Thể lực của người lao động bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với điều kiện sống và chế độ chăm sóc sức khỏe. Mặc dù hiện nay thể lực và chiều cao của người lao động nông thôn đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên họ vẫn yếu hơn so với thành thị vì đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn, thiếu hiểu biết về chế độ dinh dưỡng. Dịch vụ khám chữa bệnh ở nông thôn còn sơ sài, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ người nông dân tự nguyện mua bảo hiểm y tế cũng rất thấp, chỉ khi có ốm đau, bệnh tật yêu cầu chạy chữa dài ngày thì họ mới tính đến mua bảo hiểm, mặc dù được hỗ trợ 70% tiền mua bảo hiểm y tế, nhưng cũng chỉ có 20% hộ cận nghèo và hộ nghèo mua bảo hiểm y tế.
Thứ ba, khả năng người nông dân tự tạo việc làm hạn chế
Đặc điểm này do rất nhiều nguyên nhân, nhưng có ba vấn đề cơ bản nhất dẫn đến khả năng từ tạo việc làm của nông dân nói riêng và lao động nông thôn nói chung còn hạn chế:
Tâm lý của lao động nông thôn vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề tâm lý của nền nông nghiệp lúa nước, người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Họ sống cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc, bảo vệ bởi luỹ trẻ làng. Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa... Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hoà thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân dễ trở nên rụt rè, thụ động trong việc tự tạo việc làm, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà
nước vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong tư tưởng của nông dân. Khi sản xuất- kinh doanh, người nông dân còn nặng dựa vào kinh nghiệm của bản thân, tu tưởng khinh ghét sự giàu có, coi thường những người có đầu óc kinh doanh buôn bán, đầu óc thực tiễn, dám đổi mới là những lực cản đối với quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn.
Bên cạnh đó lực lượng lao động nông thôn lại tăng khá nhanh dẫn đền thiếu đất canh tác, năm 1990, bình quân một lao động được giao là 829m2 đất nông nghiệp, đến năm 2005 giảm xuống chỉ còn 630m2, đến năm 2011 con số này chỉ còn 437m2 [4]. Đây là một con số quá thấp so với các nước trong khu vực, sự thu hẹp này còn tiếp tục diễn ra do quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp còn tiếp tục kéo dài. Theo luật đất đai, những trẻ sinh ra từ năm 1993 cho đến nay không có quỹ đất để giao cho họ. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, trong khi đó mảnh ruộng được chia rất nhỏ, manh mún càng gây khó khăn cho nông dân trong quá trình tự tạo việc làm.
Thu nhập của nông dân thấp nhất trong các tầng lớp xã hội nên họ ít có khả năng mở rộng sản xuất. Theo báo cáo điều tra về lao động và việc làm năm 2011 của Tổng cục thống kê thì thu nhập thấp nhất của ngành “nông, lâm, thủy sản: khoảng 2,3 triệu đồng/tháng, ngành cao nhất “hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế”, khoảng 9,8 triệu đồng/ tháng. Không những thu nhập thấp mà thu nhập của nông dân rất bấp bênh, “khi được mùa mất giá”, khi thời tiết khắc nghiệt có khi nông dân còn mất hết cả cơ nghiệp. Chính vì lý do đó khả năng tự tạo việc làm gặp nhiều khó khăn nếu không có “cú huých” từ bên ngoài.
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và vấn đề việc làm cho nông dân
Từ một nước thuần nông quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [22].
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay có sự tác động mạnh mẽ đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân:
Thứ nhất, trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì việc làm đầu tiên đó là cơ giới hóa, áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nó dần dần làm phá vỡ hình mẫu kinh tế hộ gia đình truyền thống, bắt đầu xuất hiện các trang trại với diện tích, quy mô ngày càng lớn, sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Khi các trang trại này xuất hiện đã thu hút không nhỏ lượng lao động nông nhàn ở nông thôn, làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân.
Đồng thời trong điều kiện kinh tế thị trường, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn cũng thúc đẩy nhịp độ phát triển thương mại hóa nông nghiệp tạo ra mạng lưới thị trường nông thôn rộng lớn, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.
Khi các khu công nghiệp mở ra, thu hút một số lượng vô cùng lớn lao động nông nghiệp. Những ngành công nghiệp như giầy da, may mặc hay chế biến thủy hải sản … là những ngành tạo ra khối lượng việc làm lớn, giảm bớt sức ép về việc làm cho khu vực này, đồng thời còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng nông thôn vì khi tuyển lao động vào làm bao giờ họ cũng phải đào tạo chuyên môn cho đội ngũ lao động này.
Các khu công nghiệp mọc lên còn xuất hiện các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cũng kéo theo dịch vụ phục vụ đời sống của công nhân. Điều đó thúc đẩy kinh tế nông nghiệp ở các vùng giáp ranh, phụ cận phát triển. Sản xuất được gắn liền với chế biến, lưu thông và tiêu thụ ngay tại nông thôn, hình thành cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ ở nơi này. Sự chuyển dịch đó của cơ cấu kinh tế đã tạo ra nhiều loại hình việc làm, thu hút khối lượng lớn lao động ở nông thôn. Người nông dân có thể chuyển từ lao động ở các ngành nghề khác nhau hay có thể kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm dịch vụ…
Thứ hai, khi ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới ở nông thôn như: chế biến, bảo quản rau quả; chế biến thủy sản; chăn nuôi gia súc quy môn lớn, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, trồng cây cảnh, nuôi cá cảnh….Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học hiện đại nên đã thu hút lượng lớn lao động từ nông thôn
Thứ ba, Tốc độ đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã kéo theo hàng loạt vấn đề nóng bỏng liên quan đến việc làm của nông dân.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm xuất hiện những khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất làm hình thành các trung tâm kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ. Quá trình đó đã lấy đi diện tích đất nông nghiệp vô cùng lớn. Ở giai đoạn đầu Đảng và nhà nước chưa có quy định rõ trong luật đất đai nên những mảnh đất bị thu hồi thường là những mảnh “bờ xuôi ruộng mật”. Dẫn đến diện tích đất canh tác giảm mạnh nên nông dân bị thiếu việc làm nghiêm trọng, thậm chí một bộ phận nông dân bị mất đất, mất nghề, có hàng vạn lao động không có việc làm, đời sống rất bấp bênh. Hơn nữa, công nghiệp phát triển đòi hỏi lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, mà lực lượng này
nhiều khi phải thuê từ nước ngoài hoặc là lao động ngoại tỉnh vì lao động tại chỗ không đáp ứng được nhu cầu.
Khoản tiền đền bù mà các hộ nông dân nhận được khi bị lấy đất thực tế là chưa được sử dụng hợp lý, chưa phục vụ trực tiếp cho việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm mà chủ yếu dùng cho chi tiêu, sinh hoạt và mua sắm vật dụng trong nhà, chạy theo lối sống tiêu dùng đô thị. Sau một thời gian số tiền hết nhiều giai đình rơi vào cảnh bần cùng hóa, không nghề, không nghiệp, không một mảnh đất cắm dùi.
Khi không có việc làm hoặc việc làm tại chỗ không đáp ứng nhu cầu của lao động về tính chất công việc, thời gian và thu nhập, một bộ phận nông dân đổ ra các khu đô thị để kiếm sống với đủ nghề: dịch vụ, chạy chợ, giúp việc hay thợ hồ, thợ nề.v.v. dẫn đến mật độ dân số ở các khu đô thị, đặc biệt đô thị lớn tăng đột biến, quá tải về cơ sở hạ tầng, tạo sức ép lớn về nhà ở, giáo dục, y tế v.v.. Giá cả hàng hóa leo thang, phân hóa giàu nghèo tăng, quan hệ gia đình, làng xóm bị rạn nứt khiến cho công tác quản lý hành chính ở đô thị gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, một bộ phận đông đảo nông dân thiếu đất, mất đất nhưng do tuổi cao (từ 45 tuổi trở lên) nên rất khó tìm kiếm việc làm. Vì họ ở độ tuổi quá muộn để đi học nhưng quá sớm để nghỉ ngơi. Trong khi đó, hầu hết những cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp khi tuyển dụng đều ưu tiên nhận người trẻ, những người vừa có sức khỏe lại dễ đào tạo. Nên ở nông thôn hiện nay xuất hiện “nông dân bấp bênh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa”, những người vẫn trong độ tuổi lao động nhưng không kiếm được việc làm.
Kết luận chƣơng 1
Từ sau đổi mới đến nay, nhờ chính sách khoán của Đảng, người nông dân được cởi trói, sức lao động được giải phóng. Nền nông nghiệp Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, và đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung. Quá trình CNH, HĐH đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho nông dân, cải thiện đời sống của đại bộ phận nông dân ở nông thôn. Nông thôn Việt Nam dần