Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh và những

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 56 - 109)

và những vấn đề đặt ra

2.2.1. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.2.1.1. Tình hình việc làm của nông dân huyện Phù Ninh hiện nay * Quy mô và cơ cấu lao động

- Về quy mô lao động nông thôn huyện Phù Ninh

Qua bảng số liệu 2.1, có thể thấy lực lượng lao động của huyện Phù Ninh tăng đều từ năm 2009 đến năm 2012, tỷ lệ lực lượng lao động/tổng dân số toàn huyện tăng 60,9% lên 61,3%, tỷ lệ lao động nông thôn từng năm giảm từ 84,6 % xuống 80,9% năm 2012. Con số này cho thấy dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, lực lượng lao động nông thôn có xu hướng giảm dần về cơ cấu tuy nhiên tốc độ giảm còn khá chậm.

Bảng 2.1. Quy mô dân số và lực lƣợng lao động của huyện Phù Ninh

Đơn vị tính: người Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Dân số trung bình 93799 94064 94781 95790 Lực lượng lao động 57163 57478 58045 58763 % lực lượng lao động 60,9 61,1 61,2 61,3

Lực lượng lao động nông thôn 48364 48072 48023 47544 % LLLĐ nông thôn/ tổng số LL

lao động

84,6 83,6 82,7 80,9

Nguồn: [54; 59]

- Về cơ cấu lực lượng lao động nông thôn huyện Phù Ninh

Bảng 2.2. Cơ cấu lực lƣợng lao động ở nông thôn huyện Phù Ninh Đơn vị tính : người Độ tuổi Tổng số LĐ 15- 24 25-34 35-44 45-54 55-59 60+ 48364 7980 12236 14122 6480 4304 3242 % so với tổng số 16,5 25,3 29,2 13,4 8,9 6,7 Nguồn: [10, tr24]

Qua số liệu bảng 2.2 cho ta thấy lực lượng lao động ở nông thôn huyện Phù Ninh cũng giống như đặc điểm lao động nông thôn trên phạm vi cả nước, đó là lực lượng lao động trẻ, lực lượng lao động đang ở thời điểm “dân số vàng”. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số lao động trong độ tuổi từ 15- 24 chiếm 17%, lực lượng lao động nông thôn, số lao động từ 25 đến 34 chiếm 25,3%, cộng lại thì lực lượng lao động này chiếm tới 42,3% lực lượng lao động ở nông thôn. Đây là một ưu thế của lực lượng lao động nông thôn huyện Phù Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình “xây dựng nông thôn mới”. Vì lực lượng lao động này có ưu thế về mặt thể lực, trình độ văn hóa, họ là những người dễ tiếp thu kiến thức mới, rất nhanh nhạy áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong chính sách giải quyết việc làm thì chính quyền địa phương phải có cơ chế, chính sách để thu hút lực lượng lao động này vào phát triển kinh tế nông thôn, vì đây cũng là lực lượng lao động nếu thất nghiệp hoặc thiếu việc làm dễ dẫn đến xa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất.

Số lao động ở độ tuổi từ 35- 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 29,2% trong tổng số lực lượng lao động ở nông thôn huyện Phù Ninh, ở độ tuổi lao động này họ là những người thường đã có công việc ổn định và là trụ cột trong gia

đình, trong quá trình giải quyết việc làm thì đây là lực lượng dễ thích nghi với việc tự tạo việc làm mới, chuyển đổi ngành nghề nhất. Tuy nhiên nếu lực lượng này ở những vùng bị thu hồi đất làm khu công nghiệp như cụm công nghiệp Đồng Lạng hay cụm công nghiệp An Đạo- Tử Đà và cụm công nghiệp rừng Xanh đang tiến hành thực hiện kế hoạch thì họ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp này. Vì họ thường đã quá tuổi tuyển dụng lao động, trong khi đó họ lại bị mất đất sản xuất, kéo theo ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình họ, vì đa phần những người lao động này đang phải nuôi con cái ăn học.

Số lao động ở độ tuổi 60+ chiếm 6,7%, đây là một xu thế chung ở nước ta hiện nay, chúng ta đang ở ngưỡng dân số vàng nhưng cũng có nguy cơ dẫn đến dân số già. Tỷ lệ dân số độ tuổi này tăng đánh giá chất lượng cuộc sống ở vùng nông thôn khá tốt, tuy nhiên nó thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội, vì đa phần họ đã hết tuổi lao động, không có thu nhập, sống chủ yếu phụ thuộc vào con cái.

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Căn cứ vào bảng số liệu 2.3, trong những năm qua do có chủ trương đúng đắn về chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Phù Ninh nên nguồn nhân lực của huyện đã có sự chuyển biến rõ rệt, năm 2009 trong toàn huyện số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 81,26% trong đó nông thôn chiếm 85,71% thì sau bốn năm con số này giảm rõ rệt. Năm 2012 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của huyện Phù Ninh là 67,4%, trong đó tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo là 72,5%. Phân tích vào con số cụ thể chúng ta có thể thấy một tín hiệu đáng mừng đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng 13,86%, trong đó ở nông thôn tăng 13,21%. Trong đó tỷ lệ lao

động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp tăng nhanh nhất là 3,55% và sơ cấp nghề chiếm 3,03%. Điều đó cho thấy ở nông thôn hiện nay nhân dân đã ý thức được việc phải cho con học lên cao sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cũng có một số lượng không nhỏ những lao động phổ thông sau khi đi làm, nhận thấy cần nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn thì họ thường chọn lựa học trung cấp hoặc học nghề.

Bảng 2.3. Tỷ lệ dân số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thƣờng xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở huyện Phù Ninh

Khu vực Trình độ CMKT 2009 2012 Toàn huyện Thành thị Nông thôn Toàn huyện Thành thị Nông thôn Tổng (người) 57163 8782 48364 58763 11219 47544 Tổng (%) 100 100 100 100 100 100

Chưa đào tạo CMKT 81,26 56,35 85,71 67,4 45,8 72,5 Sơ cấp nghề 3,56 7,62 2,83 6,59 9,5 5,9 Trung cấp nghề 6,67 17,10 4,8 10,22 18,31 8,3 THCN 3,04 4,96 2,7 5,9 6,5 5,7 Cao đẳng nghề 0,52 1,37 0,37 2,5 3,9 2,17 Cao đẳng 1,36 3,08 1,05 3,0 5,7 2,4 Đại học 3,55 9,29 2,53 4,3 9,9 3,0 Trên đại học 0,04 0,23 0,01 0,09 0,39 0,03 Nguồn: [10, tr56; 59]

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học tăng đáng kể, một trong nguyên nhân tỷ lệ này tăng do trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh có 7 trường trung cấp nâng cấp lên cao đẳng và hai trường cao đẳng nâng cấp lên đại học. Trình độ chuyên môn nâng cao lên một tầm nhưng nó lại là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm. Đây không chỉ là vấn đề của huyện Phù Ninh mà rất nhiều địa phương gặp phải, tâm lý của những người lao động Việt Nam luôn muốn làm thầy dẫn đến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường rất khó kiếm được việc làm hoặc làm những việc không đúng chuyên môn của mình, gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực. Trong khi các doanh nghiệp đang cần lao động có tay nghề thì lại rất thiếu.

* Thực trạng việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm

- Tình hình việc làm của nông dân huyện Phù Ninh

Huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều chương trình và đề án về giải quyết việc làm cho lao động nói chung, đặc biệt là lao động nông thôn nói riêng, các chương trình, dự án được đầu tư như: đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình khôi phục và phát triển mới các làng nghề, chương trình trồng cây nguyên liệu giấy, chương trình quy hoạch khu vực trồng và chế biến chè; chương trình phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn; chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản.v.v..Các chương trình này đã góp phần giải quyết việc làm cho nông dân của huyện. Các chương trình hộ trợ vốn của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để giải quyết việc làm đã đạt được những hiệu quả nhất định, công tác xuất khẩu lao động cũng có những chuyển biến tích cực.

Thứ nhất, việc làm ở nông thôn theo nhóm ngành kinh tế

Số lượng chỗ làm việc của lao động nông thôn từ năm 2009 đến năm 2012 tăng từ 45691 người lên 47544 người. Trong đó tỷ trọng lao động nông

thôn làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản giảm tương đối trong tổng số việc làm của lao động nông thôn từ 65,7% năm 2009 giảm còn 58,9% năm 2012.

Tỷ trọng lao động nông thôn làm việc trong nhóm ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên; tương ứng là ngành công nghiệp- dịch vụ tăng từ 27,6% lên 31,4%, còn dịch vụ tăng 6,7% lên 9,7% năm 2012.

Bảng 2.4. Tỷ trọng lao động nông thôn có việc làm phân theo nhóm ngành kinh tế ở huyện Phù Ninh

Năm Nông - lâm- thủy sản

Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Lao động (ngƣời) Tỷ trọng (%) Lao động (ngƣời) Tỷ trọng (%) Lao động (ngƣời) Tỷ trọng (%) 2009 31775 65.7 13348 27.6 3240 6.7 2010 29949 62.3 14325 29.8 3798 7.9 2011 28574 59.5 14503 30.2 4946 10.3 2012 28003 58.9 14929 31.4 4612 9.7 Nguồn: [59]

Thứ hai, việc làm của nông dân theo thành phần kinh tế

Căn cứ vào bảng 2.5, đại đa số việc làm ở nông thôn huyện Phù Ninh hiện nay là do thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, hộ gia đình) tạo ra, chiếm 88,6 % năm 2009 và chiếm 87,9% năm 2012, tiếp đến thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng ngày càng tăng, năm 2009 là 4,4% đến năm 2012 là 5,1%, tỷ lệ này sẽ tiếp tục khi mà huyện hoàn thiện xong kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tử Đà- An Đạo và mở rộng cụm công nghiệp Đồng Lạng.

Bảng 2.5. Tỷ lệ lao động nông thôn huyện Phù Ninh làm việc trong các thành phần kinh tế Đơn vị tính: % Thành phần KT Năm Tƣ nhân Tập thể Nhà nƣớc Đầu tƣ nƣớc ngoài Năm 2009 88.6 0.3 6.8 4.4 Năm 2010 88.3 0.3 6.7 4.7 Năm 2011 88.08 0.29 6.73 4.9 Năm 2012 87.9 0.31 6.69 5.1 Nguồn: [59]

- Tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp

Phù Ninh khi bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tới 95% dân số sống bằng nghề nông, có duy nhất một nhà máy giấy Bãi Bằng, nhưng sau gần hai mươi năm thì tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương đã chú ý đến giải quyết việc làm cho lao động đặc biệt là nông dân, năm 2009 toàn huyện có 53672 lao động có việc làm, trong đó lao động thiếu việc làm chiếm 12,6%; tỷ lệ lao động thiếu việc làm chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, chiếm 12,9%. Đến 2012, tỷ lệ lao động thiếu việc làm giảm đi chỉ còn 10,2%, trong đó nông thôn chiếm 10,7%.

Tỷ lệ lao động thất nghiệp của huyện năm 2009 chiếm 6,2%, trong đó tập trung ở thành thị chiếm 10,1%, đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 7,6%, trong đó nông thôn tăng 7,2% và thành thị là 9,8%. Tỷ lệ tăng này là tín hiệu tiêu cực tác động đến nền kinh tế, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất đó là do khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp cắt giảm bớt nhân công hoặc phá sản dẫn đến lao động bị thất nghiệp tạm thời. Ngoài ra do

sự thắt chặt thu hút lao động đi xuất khẩu và những lao động xuất khẩu trở về nước chưa tìm được việc làm mới.

Bảng 2.6. Tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp ở huyện Phù Ninh.

Chỉ tiêu Toàn huyện Khu vực nông thôn Khu vực thành thị Năm 2009 Lực lượng lao động 57163 48364 8899 1. Số lao động có việc làm 53672 45691 7997 Trong đó: - Việc làm đầy đủ 44829 39756 7232 Tỷ lệ so với người có việc làm (%) 87,54 87,1 90,43

- Thiếu việc làm 6692 5935 765

Tỷ lệ so với người có việc làm (%) 12,46 12,9 9,57

2. Số người thất nghiệp 3575 2673 902

Tỷ lệ so với lực lượng lao động (%) 6,2 5,5 10,1

Năm 2012

Lực lượng lao động 58763 47544 11219

1. Số lao động có việc làm 54241 44121 10120 Trong đó: - Việc làm đầy đủ 48691 39401 9290 Tỷ lệ so với người có việc làm (%) 89,8 89,3 91,8

- Thiếu việc làm 5550 4720 830

Tỷ lệ so với người có việc làm (%) 10,2 10,7 8,2

2. Số người thất nghiệp 4522 3423 1099

Tỷ lệ so với lực lượng lao động (%) 7,6 7,2 9,8

Nguồn:[59]

2.2.1.2. Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm cho nông dân của huyện Phù Ninh

Phù Ninh là một huyện miền núi còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 19 triệu đồng/người/năm, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng

lớn trong GDP, số lao động nông thôn chiếm 80,9% dân số toàn huyện, trong khi đó mật độ dân số tương đối đông 612 người/km2, dân số tăng nhanh qua các năm là một sức ép lớn về việc làm. Trong những năm qua, chính quyền địa phương luôn đặt vấn đề giải quyết việc làm là một vấn đề cấp thiết, không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hội đồng nhân nhân huyện ngày 26/7/2006 đã ra nghị quyết số 09/2006/NQ-HĐND về Chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo huyện Phù Ninh giai đoạn 2006- 2010. Ban chủ nhiệm giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo của huyện được kiện toàn do đồng chí phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện là chủ nhiệm. Nghị quyết được triển khai đến các đồng chí Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể của huyện, các địa phương, các ngành, các tổ chức đoàn thể để xây dựng chương trình và có kế hoạch thực hiện. Ngày 22/7/2011, Ủy ban nhân dân huyện ra nghị quyết số 635/CTR-UBND về chương trình Giải quyết việc làm và giảm nghèo huyện Phù Ninh giai đoạn 2011-2015.

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của thủ tướng Chính phủ về chính sách đào tạo nghề của lao động nông thôn, cấp ủy chính quyền huyện đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và ở các xã, thị trấn trên địa bàn; xây dựng quy chế làm việc của Ban chỉ đạo triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Đồng thời giao cho phòng Lao động - Thương binh xã hội là cơ quan thường trực giúp ban chỉ đạo xây dựng các kế hoạch cụ thể từng năm, tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động dạy nghề tại các xã, tổng hợp báo cáo theo các quy định.

Ngày 09/6/2010, Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định thành lập ban chỉ đạo cấp huyện số 497/QĐ-UBND, giao cho đồng chí Phó chủ tịch UBND Huyện là Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Lao động – Thương binh xã

hội làm Phó trưởng ban. Ban chỉ đạo cấp huyện xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên tại văn bản số 367/PCNV-BCĐ ngày 15/6/2010.

Quyết định số 496/QĐ-BCĐ ngày 12/6/2011 về thành lập tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo triển khai điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 của thủ tướng Chính Phủ.

Xây dựng kế hoạch số 357/KH-UBND ngày 10/6/2010 về triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ. Tổ chức hội nghị quán triệt tới các cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Trang 56 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)