Chương 11 AN TOÀN LAO ĐỘN G VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến tôm khô với năng suất 1 tấn sản phẩmca (Trang 110 - 114)

- Kiểm tra độ kín của mối dán.

Chương 11 AN TOÀN LAO ĐỘN G VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Chương 11 AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH CÔNGNGHIỆP NGHIỆP

11.1 An toàn lao động[18]

Việc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, năng suất nhà máy, sức khoẻ của người lao động cũng như tuổi thọ của máy móc thiết bị. Do đó, cần có sự quan tâm đúng mức để các cán bộ công nhân viên nhà máy hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần đề ra những qui định và các biện pháp an toàn lao động, đồng thời bắt buộc mọi người phải tuân theo những qui định, nội quy của nhà máy đề ra.

Công tác an toàn lao động trong nhà máy phải chú ý các yếu tố sau: 11.1.1Chiếu sáng

Phân xưởng sản xuất phải đảm bảo độ chiếu sáng khi làm việc. Nếu đèn chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả làm việc và sức khoẻ của người lao động. Hệ thống đèn chiếu sáng phải bố trí thích hợp để tránh loá mắt đồng thời tận dụng được nguồn sáng thiên nhiên.

11.1.2Sự thông gió

Sự thông gió cho phân xưởng sản xuất phải được chú ý để đảm bảo điều hoà nhiệt độ, tạo trạng thái thoải mái cho công nhân làm việc.

Trong phân xưởng sản xuất chính, nơi đặt máy sấy do có sử dụng nhiệt nên không khí tại đây nóng hơn so với những nơi khác. Để đảm bảo sức khoẻ công nhân cần đặt quạt hút để điều hoà nhiệt độ trong phân xưởng sản xuất.

11.1.3An toàn về điện

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -111- GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

• Các công nhân sửa chữa điện phải trang bị đầy đủ áo quần, dụng cụ bảo hộ. 11.1.4Bố trí thiết bị trong phân xưởng

Thiết bị trong phân xưởng sản xuất phải đặt theo thứ tự và liên tục thành một dây chuyền, rút ngắn nhất quãng đường và thời gian vận chuyển, đồng thời tạo khoảng trống cho người đi lại và thao tác dễ dàng.

11.1.5Chống sét

Để bảo vệ các công trình trong nhà máy phải có cột thu lôi ở mỗi công trình. 11.2 Vệ sinh công nghiệp

Vệ sinh là vấn đề không thể thiếu trong nhà máy thực phẩm, chế độ vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đến sự ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động trong nhà máy. Trong quá trình sản xuất cần chú ý các yêu cầu sau:

11.2.1Vệ sinh cá nhân của công nhân

Công nhân lao động tại các vị trí sản xuất phải mang đồ bảo hộ lao động và sát trùng định kỳ. Trước khi vào thao tác phải vệ sinh cá nhân. Đối với công nhân làm việc tại phòng đóng gói phải sát trùng kĩ.

11.2.2Vệ sinh thiết bị và phân xưởng sản xuất

Thường xuyên vệ sinh thiết bị để tránh sự ăn mòn máy móc, đồng thời kéo dài thời gian làm việc của thiết bị.

11.2.3Vệ sinh nhà máy

Thực hiện trồng cây xanh xung quanh nhà máy, ngoài tác dụng làm môi trường trong sạch, thoáng mát còn tạo được vẻ mỹ quang cho nhà máy.

Hệ thống cống nước của nhà máy phải đảm bảo và thường xuyên kiểm tra, tránh tình trạng bị ứ đọng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -112- GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Nhà máy phải có hệ thống xử lý nước thải riêng để tránh ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

Định kỳ vệ sinh phun thuốc diệt kiến, ruồi, muỗi ở các khu vực trong nhà máy. 11.3 Phòng chống cháy nổ

• Trong nhà máy hiện tượng cháy nổ xảy ra thường do các nguyên nhân sau: - Do tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa.

- Dưới tác dụng của tia lửa điện, chập mạch điện.

• Để đề phòng hiện tượng này cần phải thực hiện các yêu cầu sau: - Không sử dụng lửa tuỳ tiện trong nhà máy.

- Khi sử dụng điện phải cẩn thận, kiểm tra lại dây điện và cầu dao điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khoảng cách giữa các phân xưởng phải thích hợp để tránh đám cháy lan tràn nhanh chóng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -113- GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

KẾT LUẬN

Sau ba tháng làm việc cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng Minh Nhật, đến nay em đã hoàn thành đồ án với đề tài: “ Thiết kế nhà máy chế biến tôm khô với năng suất 1 tấn sản phẩm/ca”. Thông qua đồ án này, em đã hiểu rõ hơn các kiến thức chuyên ngành nói chung và kỹ thuật sấy hải sản nói riêng, đồng thời cũng nắm bắt được các bước của việc thiết kế nhà máy thực phẩm.

Quá trình tìm hiểu tài liệu, quan sát thực tế đã giúp em có được những kiến thức cơ bản về công nghệ chế biến thực phẩm nói chung và công nghệ chế biến hải sản khô nói riêng, giúp ích rất nhiều cho việc hoàn thành đề tài đồ án của em. Em nhận thấy đây là một đề tài rất hấp dẫn, vì đối với riêng em, em nhận thấy việc thiết kế nhà máy chế biến tôm khô rất cần thiết trong tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, và có tính khả thi đối với địa phương sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản như đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mặc dù đã có sự đầu tư về thời gian và công sức, song do kinh nghiệm thực tế và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên nội dung đồ án vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong sự góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thiện đồ án của mình.

Đà Nẵng, ngày / /2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thiệp

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -114- GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến tôm khô với năng suất 1 tấn sản phẩmca (Trang 110 - 114)