TÌM KIẾM THÊM KÊNH HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH XÁC

5.1TÌM KIẾM THÊM KÊNH HUY ĐỘNG VỐN

Doanh nghiệp cần cải thiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo hướng giảm nguồn vốn tín dụng ngắn hạn chú trọng đến các nguồn vốn khác, phù hợp với bản chất của hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng vào nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, vì như thế làm cho doanh nghiệp dễ bị mất cân bằng tài chính do thời gian đáo hạn ngắn nếu không đảm bảo thanh toán kịp thời có thể làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Doanh nghiệp cần phải khẩn trương có kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn huy động trung và dài hạn, vì đây chính là nguồn tài trợ ổn định và thường xuyên khiến cho tình hình tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung được ổn định và bền vững.

Khi huy động và sử dụng nguồn vốn này nhiều hơn sẽ làm cho việc vay nợ của doanh nghiệp thay đổi đáng kể theo hướng hợp lý hơn cho việc tài trợ hoạt động. Từ đó doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian tương đối dài mà không lo đến các khoản nợ ngắn hạn.

Mỗi doanh nghiệp cần phát huy thêm các kênh huy động vốn trung và dài hạn bằng các hình thức sau đây:

5.1.1 Phát hành trái phiếu:

phát hành trái phiếu thấp hơn chi phí phát hành cổ phiếu. Người mua trái phiếu không tham gia vào quá trình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời khi phát hành trái phiếu người chủ doanh nghiệp không phải chia quyền kiểm soát công ty cho người mua trái phiếu. Nhưng bên cạnh ưu điểm thì phát hành trái phiếu cũng có nhược điểm doanh nghiệp phải trả lợi tức cố định, phải hoàn trả nợ theo thời hạn trên trái phiếu. Sử dụng trái phiếu là sử dụng nợ dài hạn.

5.1.2 Nguồn vốn liên doanh, liên kết:

Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển giao công nghệ..

5.1.3 Thuê tài chính

Thuê tài chính là hình thức vay vốn thay vì nhận tiền người vay nhận đúng phần tài sản mà mình cần. thuê tài chính không cung cấp dịch vụ bảo trì, không thể chấm dứt trước thời hạn và được hoàn trả toàn bộ giá trị máy móc thiết bị. Thuê tài sản theo phương thức này giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro do tài sản bị lạc hậu, thuê tài sản chi phí thuê được tính vào chi phí trước khi xác định lợi nhuận chịu thuế, nên công ty có thể giảm được chi phí thuế nhờ vào tấm lá chắn thuế.

Doanh nghiệp cũng có thể tìm nguồn tài trợ từ bên trong doanh nghiệp đó là lợi nhuận giữ lại. Nó giúp người quản lý doanh nghiệp vừa chủ động nguồn vốn, vừa giảm được chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên nguồn tài trợ này phụ thuộc vào lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp, cũng như chính sách phân phối lợi nhuận của nhà nước và của công ty.

Tuy nhiên muốn huy động vốn theo hình thức nào thì đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao năng lực kinh doanh và tạo uy tín của doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính là do đó số liệu báo cáo cần minh bạch, chính xác đầy đủ, để nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp mà họ muốn đầu tư. Doanh nghiệp cần công bố thông tin một cách rộng rãi ra công chúng, xây dựng được chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch trả nợ, cam kết trả nợ đúng hạn.

Doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh cùng thời kỳ.

Doanh nghiệp phải tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín công ty ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.

Điều tiết tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)