NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN 1 Quản lý khoản phải thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 84)

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH XÁC

5.4 NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN 1 Quản lý khoản phải thu

5.4.1 Quản lý khoản phải thu

Mỗi doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu tốt. chính sách này liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, chính sách chiết khấu, hạn mức tín dụng, giá bán chịu.

Việc doanh nghiệp hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu, tăng thời hạn bán chịu, tăng chiết khấu có thể làm tăng doanh thu, dẫn đến tăng lợi nhuận. tuy nhiên cũng có thể làm cho chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng do có thể tăng khoản nợ khó đòi.

Bên cạnh một chính sách bán chịu tốt, doanh nghiệp cần phải xem xét để ra quyết định bán chịu. Quyết định bán chịu dựa trên cơ sở đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng. Công ty cần tiến hành phân tích uy tín tín dụng của khách hàng đề đưa ra quyết định nên hay không nên bán chịu cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty nên thực hiện việc phân loại theo từng nhóm khách hàng, tùy theo nhóm khách hàng sẽ được hưởng mức chiết khấu khác nhau. Ngoài ra doanh nghiệp có thể giảm bớt khoản phải thu bằng cách khi tiến hành ký kết hợp đồng, công ty có thể đưa thêm những điều khoản bổ sung khi khách hàng thanh toán sớm sẽ được ưu đãi. Biện pháp này giúp khách hàng thanh toán nợ sớm, vừa giữ chân được khách hàng.

Doanh nghiệp cần phải theo dõi thường xuyên các khoàn nợ, xác định mức độ thực trạng của từng khoản nợ để có chính sách thu hồi nợ hợp lý.

5.4.2 Quản lý tiền mặt

Doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho khách hàng những khoản ưu đãi khuyến khích họ trả nợ và giảm tốc độ chi tiêu vốn bằng tiền trong phạm vi những giới hạn về vị thế tín dụng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải hoạch định ngân sách vốn bằng tiền. ngân sách vốn bằng tiền là một kế hoạch ngắn hạn, xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền trong một tháng (hàng tuần, hàng ngày). Doanh nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch dựa trên những dự báo về doanh thu, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất…

5.4.3 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Tỷ trọng hàng tồn kho phản ánh lượng hàng hóa mua, gửi tại các đại lý còn nhiều hay ít, phản ánh được lượng hàng còn tồn đọng của doanh nghiệp. Hàng tồn kho trong quá trình cất trữ sẽ không tránh khỏi mất mát, hỏng hóc, thất thoát. Do đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý hàng tồn kho như sau:

Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.

Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Xuất phát từ định hướng phát triển ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sự cần thiết phải thực hiện thành công trong chiến lược kinh doanhcủa các doanh nghiệp ngành SXCBTP, luận văn đã trình bày quan điểm và đề xuất các gợi ý chính xác nhằm nâng cao HQKD trong các DN ngành SXCBTP.

Để các gợi ý này có thể thực hiện được, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện về mặt quản lý, đảm bảo thực hiện đầy đủ các công tác quản lý, không ngừng nâng cao hoạt động kinh doanh của mình.

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở phần trước, chương 5 đề xuất một số gợi ý chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành SXCBTP niêm yết trên HOSE nói riêng cũng như toàn bộ các doanh nghiệp ngành SXCBTP ở Việt Nam nói chung:

- Tìm kiếm thêm kênh huy động vốn - Tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM giai đoạn 2007-2012.

Thứ nhất mô hình xây dựng về các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành SXCBTP ở Việt nam là tuân theo các lý thuyết tài chính và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước.

Thứ hai nghiên cứu này chỉ ra rằng tỷ lệ nợ có tác động âm đến hiệu quả kinh doanh, tức là doanh nghiệp có tỷ lệ nợ càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp. Tác giả nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp ngành SXCBTP ở Việt Nam sử dụng vốn vay ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba nghiên cứu chỉ ra rằng vòng quay tài sản, vòng quay vốn lưu động, tỷ số thanh toán nhanh, quy mô vốn chủ sở hữu đều có tác động dương đến hiệu quả kinh doanh.

Quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán là hai nhân tố tác động đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp với các bên có liên quan như ngân hàng thương mại, khách hàng, nhà cung cấp…Những doanh nghiệp có quy mô vốn cao, dòng tiền ổn định, tính thanh khoản tốt, năng lực sử dung vốn cao tạo lợi thế cho các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh doanh, tạo được uy tín, niềm tin với đối tác giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vòng quay tài sản và vòng quay vốn lưu động phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả tài sản, vốn lưu động để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu biết sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên số liệu thực nghiệm được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán công bố trên các trang web chứng khoán nhưng trên thực tế vẫn không chính xác tuyệt đối. Điều này có thể dẫn đến sự sai lệch trong việc xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy thể hiện sự tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả kinh doanh.

Nghiên cứu này chỉ mới phân tích được một số yếu tài chính tiêu biểu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ dừng lại ở phạm vi ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nghiên cứu các yếu tố bên trong doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các yếu tố bên ngoài. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có thề bao gồm thêm các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)