QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bước 1: Lựa chọn các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.

Đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đại diện cho hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm.

Dựa trên những lý thuyết tài chính cũng như nghiên cứu thực nghiệm trước đây và kết hợp với việc phân tích đặc điểm riêng biệt ngành sản xuất chế biến thực phẩm, đề tài sử dụng 6 yếu tố chính để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành SXCBTP đó là: cơ cấu vốn, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh khoản, quy mô vốn chủ sở hữu, vòng quay tài sản, vòng quay vốn lưu động.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này tập trung vào các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 12/2012. Dữ liệu về tỷ lệ nợ, vốn, lợi nhuận…được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán công bố trên trang thông tin chính thức của sở giao dịch chứng khoán TPHCM.

Bước 3: Mã hóa biến quan sát:

Bảng 3.1: Bảng mã hóa biến quan sát

Nhân tố Biến mã hóa

Biến độc lập

Cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu TDTE

Đòn bẩy tài chính

Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản SDTA Tỷ lệ nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn LDTA Tỷ lệ nợ /Tổng tài sản TDTA Tính thanh khoản Tỷ số thanh toán nhanh QR

Tỷ số thanh toán hiện hành CR Vòng quay vốn lưu động WCT Vòng quay tài sản TAT

Quy mô vốn chủ

sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu cuối kỳ TE

Biến phụ thuộc

Hiệu quả kinh

doanh Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA

Bước 4: Phân tích dữ liệu và kiểm tra dữ liệu

Phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Kiểm tra phân phối chuẩn tất cả các biến

Bước 5: Xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc bằng cách xác định hệ số tương quan.

Mục đích: Xác định mức độ tương quan giữa các biến để lựa chọn các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, đồng thời loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau.

Bước 6: Ước lượng mô hình:

Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (OLS) Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM)

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)

Bước 7: Kiểm định mô hình

Kiểm định F-test để so sánh mô hình hồi quy theo phương pháp OLS và mô hình hồi quy theo phương pháp ảnh hưởng cố định (FEM)

Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM)

Kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình

Kiểm định hiện tượng Phương sai sai số thay đồi của mô hình Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình

Xác định R2 và hệ số R2 hiệu chỉnh để đo lường độ phù hợp của mô hình Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)