Dương Thanh Ngọc (20) Các yếu tố tài chính tác động đến doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đại học kinh tế Đà nẵng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 33)

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ số đại diện cho tỷ lệ nợ: TDTA: Tỷ lệ nợ/Tổng vốn, TDTE: Tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu, STDTA: Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng vốn đều có ý nghĩa thống kê và tác động mạnh đến biến HQKD đại diện bởi ROA, trong đó biến LTDTA: Tỷ lệ nợ dài hạn/Tổng vốn tác động không đáng kể đến ROA. Ở mọi mức tỷ lệ nợ, biến tỷ lệ nợ tác động âm (-) đến HQKD, tức là sự tăng lên của tỷ lệ nợ sẽ làm cho HQKD sụt giảm. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola [22] trong trường hợp tỷ lệ nợ cao.

Biến quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ tài sản cố định không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola [23].

Nghiên cứu này đã phân tích được mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi cơ cấu vốn. Hiệu quả kinh doanh có tương quan âm với cơ cấu vốn. Nghiên cứu này thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên cũng có những điểm tương đồng về điều kiện kinh tế vĩ mô, nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu trước giúp cho tác giả lựa chọn yếu tố đưa vào mô hình cũng như đưa ra giả thuyết phù hợp cho mô hình mà tác giả xây dựng.

Nghiên cứu của Lê Thị thu tâm (2011)12

Bài nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Tâm khảo sát hoạt động tài chính của 48 công ty xây dựng từ khu vực Bắc Mỹ trong thời kỳ 1998-2008. Mục tiêu chính là xác định các yếu tố quan trọng của các công cụ thanh khoản và đòn bẩy tài chính có tiềm năng ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu dựa trên phân tích tỷ số tài chính và hồi quy tuyến tính đa biến cho nhóm các doanh nghiệp có hiệu suất tốt và nhóm các doanh nghiệp có hiệu suất kém để rút ra kết luận có ý nghĩa.

Nghiên cứu chia 48 công ty thành nhóm các công ty có hiệu suất tốt (nhóm A) và nhóm các công ty có hiệu quả hoạt động kém (nhóm B) dựa trên chỉ số Z-score

12

Lê Thị thu tâm (2011) Các Yếu Tố Tác Động Hiệu Suất Của Công Ty: Kết quả thực nghiệm về ngành công nghiệp xây dựng ở Bắc Mỹ 42(1), 174-181.

đượcxác định từ hệ thống dữ liệu COMPUSTAT. Theo nghiên cứu của Altman (1968) và Mason và Harris (1979), nhóm B bao gồm 25 công ty có chỉ số Z-score thấp hơn 1,8; trong khi nhóm A chứa 23 công ty còn lại có chỉ số Z-score cao hơn 1,8.

Các biến được chia thành 3 nhóm: nhóm đầu tiên liên quan đến tính thanh khoản bao gồm tỷ số tính thanh khoản hiện thời (CR), tỷ số thanh khoản nhanh (QR), vòng quay vốn lưu động (WCT); nhóm thứ hai liên quan đến đòn bẩy tài chính bao gồm tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DTE), tỷ số nợ (DR), vòng quay tổng tài sản (TAT); FS biểu thị quy mô doanh nghiệp và nhóm cuối cùng liên quan đến lợi nhuận bao gồm lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và dòng tiền tự do trên cổ phiếu (FCFPS).

Mô hình hồi qui theo phương trình sau:

FP = β0 + β1CR + β2QR + β3WCT + β4DTE + β5DR + β6TAT + β7FS + ε

Trong đó: FP chỉ hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp bao gồm ROA, ROE và FCFPS; βi (i = 0, 1,…, 7) chỉ hệ số của biến phụ thuộc; ε chỉ các xáo trộn ngẫu nhiên (không đổi).

Kết quả hồi quy nhóm A:

Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có biến DTE có tương quan tiêu cực với FCFPS. Trong khi đó các biến khác như WCT, TAT và FS lại có tương quan tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (FCFPS). Các biến độc lập WCT, DTE, TAT và FS có ý nghĩa ở mức 1% và 5%, trong khi các biến độc lập khác (CR, QR và DR) không có ý nghĩa thống kê.

Hơn nữa, nghiên cứu này cũng thấy rằng các biến độc lập như CR, WCT, DR, TAT và FS cho thấy một mối tương quan thuận với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), trong khi QR và DTE được tìm thấy có quan hệ tiêu cực với với ROE. Tất cả các biến độc lập có ý nghĩa ở mức 1% và 5%.

Bên cạnh đó, các yếu tố CR và FS có liên hệ tích cực với hiệu suất công ty (ROA), trong khi các tỷ số khác của tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính có tương quan tiêu cực với lợi nhuận trên tài sản (ROA). Các biến độc lập này có ý nghĩa ở mức 1%.

Biến CR có mối tương quan tích cực đến hiệu suất hoạt động của công ty, cụ thể là biến ROE và FCFPS. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Điều này chỉ ra rằng tỷ số tính thanhkhoản hiện thời càng cao thì sẽ tác động tích cực làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngược lại, yếu tố tỷ số thanh khoản nhanh lại có tác động tiêu cực đến hai yếu tố về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc biệt là yếu tố WCT và TAT được tìm thấy có mối tương quan tích cực đếncác biến đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp tại mức 1%. Kết quả này chỉ ra rằng doanh nghiệp nào có sự quản lý hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động hoặc tài sản thì doanh nghiệp đó sẽ có hiệu suất hoạt động kinh doanh tốt.

Kết quả phân tích cho thấy DTE một mặt có mối liên hệ tiêu cực đối với ROE ở mức ý nghĩa 1%, mặt khác biến này có mối liên hệ tích cực đến FCFPS ở mức ý nghĩa thấp hơn 5%. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của quy mô doanh nghiệp (FS) đến sự tồn tại của công ty và sự thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có qui mô lớn thì có hiệu suất hoạt động tốt hơn.

Nghiên cứu này chỉ ra được các yếu tố tài chính tác động hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này sử dụng vận dụng thêm chỉ số khả năng thanh toán, vòng quay vốn lưu động vào mô hình phân tích hiệu suất công ty mà các nghiên cứu trước không đề cập đến. Tác giả cũng xem xét các yếu tố trong mô hình nghiên cứu này để thực hiện đưa vào mô hình nghiên cứu của mình cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)