3. Cơ sở pháp lý quốc tế
3.3.3 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về việc làm và bảo hộ laođộng
3.3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm Nhà nƣớc cần có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về việc làm và các quan hệ khác có liên quan đến việc làm đồng bộ, thống nhất từ văn bản luật cao nhất tới các văn bản dƣới luật khi ban hành phải bảo đảm nội dung phù hợp, không chồng chéo. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động, sử dụng nguồn nhân lực làm sao đạt hiệu quả cao nhất là mục tiêu phấn đấu mà Đảng và nhà nƣớc ta luôn trú trọng, quan tâm giải quyết. Các chế định về việc làm trong pháp luật lao động thực sự chƣa đƣợc hệ thống hoá, còn nằm rải rác trong các văn bản luật và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn của quan hệ việc làm. Vì vậy, Quốc hội cần sớm nghiên cứu và xây dựng ban hành luật về việc làm trong đó tập hợp, thể chế hoá các qui định về việc làm mà hiện nay còn đang nằm rải rác trong các văn bản luật khác nhƣ: pháp lệnh về ngƣời tàn tật 1998 có quy định về việc làm và học nghề đối với ngƣời tàn tật; Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 có quy định về các biện pháp giải quyết việc làm và tạo điều kiện cho các đối tƣợng vi phạm có việc làm, hoà nhập cộng đồng…. Trong giai đoạn hiện
nay luật về việc làm cần thiết phải đƣợc ban hành để điều chỉnh các quan hệ về việc làm và các vấn đề chung liên quan đến việc làm nhƣ các biện pháp giải quyết việc làm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ việc làm và các hình thức xử lý nếu có vi phạm về việc làm.
Đồng thời do thực trạng hiện nay số lƣợng thanh niên sau khi tốt nghiệp ra trƣờng để kiếm đƣợc việc làm là một vấn đề nan giải không chỉ của riêng cá nhân mà đây còn là vấn đề xã hội mà nhà nƣớc cần phải quan tâm giải quyết. Chính vì vậy theo ý kiến của tôi khi xây dựng luật về việc làm cần phải có 1 chƣơng riêng qui định về việc làm cho thanh niên trong đó quy định rõ quyền đƣợc làm việc của thanh niên và nghĩa vụ của các tổ chức, doanh nghiệp và nhà nƣớc trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên để họ có cơ hội góp sức lao động của mình vào trong công cuộc xây dựng đất nƣớc.
Ngoài ra, cần thiết phải thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật lao động cho phù hợp với thực tiễn thay đổi. Trong quy định của Bộ luật lao động hiện hành năm 2002 vẫn còn rất nhiều điểm bất cập, các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động chƣa thực sự đƣợc thể hiện triệt để ví dụ quy định về hình thức kỷ luật ngƣời lao động cần thiết phải xoá bỏ hình thức kỷ luật chuyển ngƣời lao động sang làm công việc khác có mức lƣơng thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng, về bản chất quy định này có tính chất xâm phạm đến quyền về lợi ích cơ bản là tiền lƣơng của ngƣời lao động trong quan hệ lao động, vì vậy quy định này không phù hợp với yêu cầu của các quy định về quyền cơ bản của ngƣời lao động của tổ chức ILO mà Việt Nam là thành viên và cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp.
Xuất phát từ thực trạng hiện nay trong một số các doanh nghiệp ngƣời sử dụng lao động do muốn hoàn thành sớm hợp đồng nên đã ép buộc ngƣời lao
động làm thêm giờ vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép mà không có sự thoả thuận đồng ý của ngƣời lao động. Để xử lý các hành vi vi phạm này chúng ta phải thực hiện bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các nguyên tắc và điều kiện huy động ngƣời lao động làm thêm giờ.
3.3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ lao động
Mặc dù công tác bảo hộ lao động luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc quan tâm,
các chính sách pháp luật về bảo hộ lao động đã đƣợc ban hành và đạt đƣợc những hiệu qủa nhất định. Tuy nhiên từ thực tiễn chúng ta đã tìm hiểu về thực trạng bảo hộ lao động cho thấy rõ nguy cơ tai nạn lao động và môi trƣờng làm việc không bảo đảm điều kiện theo tiêu chuẩn qui định của nhà nƣớc vẫn là vấn đề cấp thiết làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng và đời sống của ngƣời lao động. Vì vậy, để công tác bảo hộ đƣợc thực hiện tốt, và các hoạt động của chƣơng trình quốc gia về bảo hộ lao động đạt đƣợc hiệu quả, mục tiêu đề ra chúng ta phải có các giải pháp thông qua các chính sách pháp luật cụ thể quy định rõ quyền và nghĩa vụ, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo hộ lao động của các chủ thể trong quan hệ lao động. Các biện pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ lao động cụ thể nhƣ sau:
- Thực hiện thể chế hoá chủ chƣơng, đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc về
bảo hộ lao động; sửa đổi bổ sung nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ luật lao động; xây dựng riêng luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Nghiên cứu và hoàn thiện chính sách về khen thƣởng và xử lý những hành
vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động vì phải có các quy định pháp luật cụ thể xử lý những vi phạm này mới có tác dụng răn đe và trừng
- Xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động và khuyến khích phát triển các dịch vụ tƣ vấn, kiểm định, đào tạo và huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài các biện pháp chủ yếu trên chúng ta phải tăng cƣờng sự tham gia của mọi ngƣời dân, tổ chức, đoàn thể vào công tác bảo hộ lao động.
3.3.3.3 Xúc tiến nghiên cứu gia nhập các điều ước quốc tế phù hợp với điều kiện đất nước.
Trong xu thế hội nhập Quốc tế trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá… Việt Nam bên cạnh việc thúc đẩy liên kết với các quốc gia, tham gia ký kết các điều ƣớc quốc tế nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc
Tuy nhiên, thực tiễn do Việt Nam là một trong những nƣớc kém phát triển đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển nền kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng nên vẫn còn phải thực hiện đổi mới rất nhiều cả về các chính sách pháp luật và các quan hệ khác nhằm bảo đảm phù hợp với xu hƣớng phát triển chung trong khu vực và thế giới. Không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam đã tham gia là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực và việc tham gia này đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nƣớc phát triển với xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực lao động Việt Nam là thành viên của tổ chức ILO từ năm 1980 và đã tham gia phê chuẩn 15 công ƣớc quốc tế của tổ chức này. Thực tiễn hiện nay văn phòng đại diện của tổ chức ILO tại Việt Nam đang hỗ trợ cùng phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam xây dựng chƣơng trình nghị sự cho tƣơng lai về phát triển việc làm nhân văn tại Việt Nam. Xây dựng việc làm nhân văn sẽ thể hiện đƣợc các tiêu chuẩn lao động quốc tế của tổ chức ILO và giúp các quốc gia tạo việc làm có chất
mạnh và bền vững. Đồng thời, việc làm nhân văn có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời lao động và hỗ trợ nền kinh tế của đất nƣớc phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, với nỗ lực tự hoàn thiện mình Việt Nam đang có những thay đổi về chính sách pháp luật và các thiết chế khác để bảo đảm đủ điều kiện phê chuẩn thêm một số công ƣớc nhƣ công ƣớc 29 về lao động cƣỡng bức và công ƣớc 105 về xoá bỏ lao động cƣỡng bức. Việc phê chuẩn hai công ƣớc này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn hiện nay vì mức độ hạn chế tiến tới chấm dứt việc sử dụng lao động cƣỡng bức đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ văn minh tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Để tiến tới xây dựng thế giới hoà bình, ổn định, văn minh và cùng tiến bộ, mỗi quốc gia thành viên cần có ý thức phấn đấu để thực hiện ngày càng tốt hơn các quy định của tổ chức ILO về hạn chế và tiến tới xoá bỏ hình thức lao động cƣỡng bức. Đảng và nhà nƣớc Việt Nam luôn phấn đấu vì mục tiêu phát triển dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong thời kỳ mới này Việt Nam đang cố gắng nỗ lực làm hết sức mình để hạn chế và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hình thức lao động cƣỡng bức. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang tích cực xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động nhằm tiến tới phê chuẩn hai công ƣớc trên.
KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Nền kinh tế dựa chủ yếu vào trí thức và công nghệ sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nhƣ duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con ngƣời, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống ngƣời lao động, xu hƣớng đó cũng đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển phải dựa vào nguồn lực con ngƣời, đƣợc hình thành trên cơ sở đầu tƣ, phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ có hàm lƣợng chất xám cao. Ngƣời lao động cần nhanh chóng đƣợc trí thức hoá, có khả năng thích nghi và có sức cạnh tranh cao. Xu thế toàn cầu hoá tác động đến phân công lao động quốc tế. Lợi thế cạnh tranh ngày càng nghiêng về các quốc gia có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho đầu tƣ và ổn định xã hội. Điều này vừa tạo ra thời cơ cho việc giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhƣng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ phát triển mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Sự phân công lao động xã hội ngày một thêm sâu sắc hơn, nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Đây là vận hội to lớn để phát triển nguồn nhân lực và tạo nhiều việc làm. Tuy nhiên, để có thể toàn dụng đƣợc nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển đất nƣớc chúng ta phải đề ra phƣơng hƣớng và thực hiện các giải pháp đổi mới cơ bản trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thì mới có thể chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới.
Thứ nhất, để nguồn nhân lực phát huy đƣợc khả năng của mình trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nƣớc phải thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo nhằm tạo đƣợc bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là đổi mới đào tạo nghề, trang bị những tri thức mới cho ngƣời lao động, đào tạo nghề phải đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn, bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật bậc cao, ngành nghề chuyên sâu cần thiết phải trang bị cả ngoại ngữ và tin học để ngƣời lao động có thể tham gia vào thị trƣờng lao động các nƣớc trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, bằng việc ban hành các quy định pháp luật cụ thể để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, rộng rãi để phát triển thị trƣờng lao động trong đó tập trung phát triển các trung tâm, dịch vụ giải quyết việc làm, tổ chức nhiều hơn nữa các hội chợ việc làm góp phần tạo việc làm cho ngƣời lao động.
Thứ hai, cần phải đảm bảo công tác bảo hộ lao động trong quan hệ lao động, tạo điều kiện làm việc tốt nhất, an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động. Đây không chỉ là yêu cầu đối với các quan hệ lao động trong nƣớc mà ngay cả trong quan hệ thƣơng mại quốc tế hiện nay các Quốc gia luôn quan tâm đến tính nhân văn của sản phẩm, nếu sản phẩm đƣợc sản xuất trong môi trƣờng
sản phẩm đó không đƣợc chấp nhận trong thị trƣờng quốc tế. Chính vì vậy, hiện nay Việt Nam chúng ta đang cố gắng với nỗ lực của mình cùng với sự giúp đỡ của tổ chức ILO sẽ xây dựng chƣơng trình về việc làm nhân văn và triển khai áp dụng thực hiện sớm nhất đáp ứng đƣợc yêu cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ hiện nay Việt Nam phải luôn thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực. Định hƣớng xây dựng nền kinh tế thị trƣờng phù hợp với nền kinh tế đất nƣớc đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển nhà nƣớc pháp quyền trong đó mọi quyền và lợi ích cơ bản của con ngƣời đều dựa trên cơ sở pháp luật yêu cầu chúng ta phải chú trọng đến việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, có tính khả thi và phù hợp với pháp luật quốc tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập.
Thứ tƣ, để có thể chủ động hội nhập, phát triển đƣợc các tiềm lực trong nƣớc đặc biệt là lợi thế nguồn nhân lực dồi dào có khả năng tham gia vào thị trƣờng lao động trong nƣớc, thị trƣờng lao động khu vực và thị trƣờng lao động quốc tế thì bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện về trí lực và thể lực đủ sức cạnh tranh với lao động các nƣớc chúng ta còn phải tiếp tục điều chỉnh hệ thống chính sách và luật pháp về lao động theo hƣớng tiếp cận tốt hơn những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam và bảo đảm những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.
Thứ năm, trong giai đoạn đang thực hiện đổi mới hiện nay có nhiều quy định của pháp luật trong lĩnh vực việc làm và bảo hộ lao động còn bộc lộ một số điểm chƣa phù hợp và một số quy định còn bất cập với thực tiễn nhƣ chúng ta đã xem
xét nghiên cứu trong luận văn, đây là điều khó tránh khỏi. Vấn đề đặt ra trƣớc mắt là chúng ta phải nghiên cứu, tự hoàn thiện dần các quy định pháp luật trong lĩnh vực lao động, quy định nào không phù hợp thì huỷ bỏ và thực hiện sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích tạo ra hành lang, khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao động, các quyền này phải ngày càng đƣợc mở rộng và nhà nƣớc phải bảo đảm cho các quyền này đƣợc thực thi. Trƣớc hết, cần xúc tiến nghiên cứu xây dựng một số văn bản luật về việc làm và sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật lao động hiện hành cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, để toàn dụng đƣợc nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc Đảng và Nhà nƣớc phải trú trọng hơn nữa trong công tác xây dựng các chƣơng trình quốc gia về việc làm và chƣơng trình quốc gia về bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm đạt đƣợc hiệu quả lao động cao nhất, tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động, bảo đảm các điều kiện làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động để họ có cơ hội góp sức của mình vào sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, xây dựng dân giàu, nƣớc mạnh,