PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM VÀ

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 96 - 100)

3. Cơ sở pháp lý quốc tế

3.3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM VÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO ĐẢM VIỆC LÀM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM.

3.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về việc làm và bảo hộ lao động

3.3.1.1 Do yêu cầu thực trạng pháp luật về việc làm và bảo hộ lao động

Nhƣ chúng ta đã tìm hiểu ở phần chƣơng III về thực trạng của việc làm và bảo hộ lao động trong quan hệ lao động hiện nay đang là vấn đề cấp thiết cần đƣợc các doanh nghiệp, nhà nƣớc và toàn xã hội quan tâm giải quyết.

Thực trạng mặc dù Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tràn đầy sức trẻ nhƣng lao động Việt Nam thực chất chƣa hội tụ đủ các điều kiện về chất lƣợng lao động để có thể tham gia sâu rộng vào thị trƣờng lao động khu vực và thế giới. Ngay thị trƣờng lao động Việt Nam cũng đang thiếu nghiêm trọng lực lƣợng lao động có kỹ năng và mất cân đối lớn trong cơ cấu trình độ nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn nghề nghiệp. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị

riêng còn nhiều bất hợp lý, tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, mất cân đối ngành nghề đào tạo, hiện trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế không đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đánh giá tổng quan về đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế hiện có ở nƣớc ta có thể thấy rằng trình độ quản lý, năng lực quản lý trong cả lĩnh vực kinh doanh và trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đều rất kém. Chẳng hạn, chỉ có 25% số ngƣời sử dụng lao động hiểu về luật doanh nghiệp, 44% hiểu về các luật thuế, 25% hiểu về bộ luật lao động và ƣớc tính có đến 60% số chủ doanh nghiệp không hiểu biết về các luật này. Phần lớn cán bộ quản lý của chúng ta đƣợc đào tạo trong cơ chế cũ còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, mặc dù đã có những cố gắng trong việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhƣng thực tế theo điều tra mẫu về việc đánh giá năng lực cán bộ thì chỉ có 50-80% đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Lao động quản lý là một loại lao động rất phức tạp mà đối tƣợng tác động chủ yếu của nó lại là con ngƣời, vì vậy việc xây dựng lại đội ngũ quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới là cần thiết và là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò của nhân tố con ngƣời.

Ngoài ra, ở Việt Nam có tiềm năng nhân lực dồi dào nhƣng việc sử dụng tiềm năng này chƣa đạt hiệu quả cao và rất lãng phí. Chúng ta chƣa thực sự khai thác và phát huy đƣợc tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực. Tình trạng lãng phí chất xám, làm việc không đúng chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo diễn ra rất phổ biến. Theo điều tra xã hội học cho thấy điều kiện làm việc của các nhà khoa học quá thiếu thốn, có tới 87% trí thức thuộc các ngành khoa học, kỹ thuật đang

nghệ phát triển mạnh mẽ nếu không đƣợc cập nhật thì kiến thức sẽ lạc hậu với tốc độ phát triển của thế giới.

Làm việc trong điều kiện môi trƣờng tốt sẽ có tác dụng kích thích lao động sáng tạo của ngƣời lao động. Vấn đề bảo đảm bảo hộ lao động cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp hiện nay là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều xung đột giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động. Về mặt luật pháp lao động đã quy định rất rõ nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động là phải bảo đảm về điều kiện lao động, thời giờ nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động và các điều kiện khác cho ngƣời lao động nhằm mục đích tạo môi trƣờng lao động tốt nhất để ngƣời lao động có khả năng cống hiến sức lao động có chất lƣợng, hiệu quả cao. Nhƣng trong thực tiễn ở rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là trong các doanh nghiệp liên doanh nƣớc ngoài tại Việt Nam đã xảy ra hiện trạng chủ doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình về bảo hộ lao động ví dụ nhƣ : không bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định, ép buộc ngƣời lao động làm thêm giờ vƣợt qúa giới hạn thời giờ làm việc tối đa 12 giờ/ ngày, hoặc khi ngƣời lao động nghỉ chế độ không tạo điều kiện mà gây khó khăn hoặc đuổi việc ngƣời lao động. Việc bảo đảm trang thiết bị bảo hộ lao động cho ngƣời lao động thực hiện chƣa đầy đủ, rất nhiều doanh nghiệp không thực hiện phổ biến, tập huấn thƣờng xuyên các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động dẫn đến hậu quả khi có sự cố tai nạn lao động xảy ra ngƣời lao động không biết xử trí nhƣ thế nào, thậm chí có doanh nghiệp khi bị cháy kho xƣởng ngƣời lao động không biết mở và sử dụng bình chữa cháy đã đƣợc trang bị.

Vì vậy, để tạo đƣợc môi trƣờng làm việc an toàn, vệ sinh lao động ngƣời sử dụng lao động bên cạnh việc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện, dụng cụ bảo hộ

phải có nghĩa vụ tổ chức tập huấn định kỳ về việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị này nhằm mục đích ngăn chặn những tai nạn lao động bảo đảm môi trƣờng làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động.

3.3.1.2 Do yêu cầu của sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hƣớng phát triển tất yếu của Việt Nam hiện nay để hƣớng tới mục tiêu phát triển dân giàu, nƣớc mạnh xã hội công bằng văn minh. Mặc dù nguồn nhân lực của nƣớc ta có nhiều ƣu điểm đó là có sức trẻ, có sự cần cù, chăm chỉ, có khả năng sáng tạo và thích ứng nhanh.. nhƣng những đặc điểm này chƣa đủ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Sự phát triển đất nƣớc trong giai đoạn này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trí tuệ, phải khai thác khả năng trí tuệ của sức lao động chứ không chỉ đơn thuần là lao động cơ bắp.

Để sử dụng lao động trí tuệ có hiệu quả trong công cuộc phát triển đất nƣớc chỉ có bằng các quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý thúc đẩy lao động sáng tạo, lao động trí tuệ phát triển. Với các quy định pháp luật mở rộng quyền của ngƣời lao động tại nơi làm việc nhƣ cho phép ngƣời lao động mua cổ phần của doanh nghiệp nhằm gắn lợi ích của họ với sự phát triển của doanh nghiệp sẽ có tác dụng nâng cao sức sáng tạo tích cực của ngƣời lao động trong quá trình lao động.

Nhìn chung ở Việt Nam mặt bằng dân trí còn thấp nhƣ chúng ta đã tìm hiểu trong phần 3.1.1.2 về chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng đƣợc công cuộc xây dựng đổi mới đất nƣớc, số ngƣời đƣợc đào tạo có trình độ tay nghề cao có rất ít, thiếu nhiều cán bộ khoa học công nghệ và chuyên gia giỏi.

Muốn chủ động hội nhập quốc tế, tận dụng phát huy các nguồn lực trong nƣớc để phát triển nền kinh tế đất nƣớc đòi hỏi ngƣời lao động Việt Nam phải nỗ lực học hỏi tiếp thu những tri thức mới của nhân loại, tự hoàn thiện bản thân cả thể lực và trí lực mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

3.3.2 Một số giải pháp chính nhằm giải quyết việc làm và thực hiện bảo hộ lao động cho ngƣời lao động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)