Cơ cấu nguồn laođộng

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 70 - 76)

3. Cơ sở pháp lý quốc tế

3.1.1 Cơ cấu nguồn laođộng

3.1.1.1 Lực lượng lao động

Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, trong tổng số 80 triệu dân có

khoảng 75% số ngƣời dƣới 60 tuổi, khoảng 40 triệu lao động, trong đó số 1ao động trẻ, độ tuổi từ 1 8 đến 25 tuổi chiếm đa số. Một nghiên cứu xã hội nƣớc ngoài khi nghiên cứu về lực lƣợng lao động ở Việt Nam đã nhận xét: Đó là lớp ngƣời lao động trẻ chịu khó, ham học hỏi, nhanh chóng tiếp thu công nghệ nhƣng còn hạn chế ở sự phối hợp cùng nhau trong công việc.

Lực lƣợng 1ao động hiện có ở lứa tuổi từ 18 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 30%, đặc biệt là ở các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc liên doanh. Hàng năm chúng ta có từ 1,2 đến 1,5 triệu ngƣời đến tuổi 1ao động (từ 15 đến 18 tuổi) trong đó gần 75% là lực lƣợng lao động từ nông thôn - xu hƣớng trẻ hoá đội ngũ lao động ở Việt Nam ngày nay đang gia tăng. Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nƣớc có quyết sách lớn đào tạo công nhân kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho nguồn lao

đang đƣợc nâng cao về kỹ thuật, tay nghề vừa phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Tuổi nghề của ngƣời công nhân, lao động Việt Nam cũng đang có sự chuyển

biến mạnh mẽ. Theo điều tra ở một số tỉnh và thành phố Hà Nội, Thái Nguyên,

Đà Nẵng, Thành phố HỒ Chí Minh, Lâm đồng, Đồng Nai thì tuổi nghề của công nhân, lao động nhƣ sau:

- Mới 1 năm : 2,59% - Từ 1 đến 5 năm : 41,82% - Từ 6 đến 10 năm : 13,30% - Từ 1 1 đến 15 năm : 12,25% - Từ 1 6 đến 20 năm : 1 2,30%

- Từ 21 đến 25 năm : 2,79% ~ Trên 25 năm : 0,34%

Những công nhân có tuổi đời và tuổi nghề cao thƣờng làm trong các doanh

nghiệp nhà nƣớc. Họ đã gắn bó với doanh nghiệp, với nghề nghiệp của mình từ thời bao cấp trƣớc đây và ngày nay đang đứng trƣớc những khó khăn của các doanh nghiệp khi phải chuyển đổi cơ chế nâng cao trình độ công nghệ.

Sức khoẻ, thể trạng ngƣời Việt Nam nói chung là nhỏ bé, hạn chế nhiều về thể lực, cho dù có bù lại ƣu thế về sự chăm chỉ, siêng năng, dẻo dai thì thể lực nhƣ vậy cũng khó trụ vững đƣợc trong những dây chuyền sản xuất đòi hỏi cƣờng độ lao động cao. Theo số liệu điều tra về thực trạng thể lực của lao động tại Việt Nam, ngƣời lao động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền.

3.1.1.2 Chất lượng lao động

Trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập, vấn đề nâng cao chất luợng lao động là yếu tố quyết định và là giải pháp có tính chất đột phá, then chốt để phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế đất nƣớc.

Trình độ học vấn của lao động Việt Nam đƣợc thế giới đánh giá vào loại khá vì về cơ bản Việt Nam đã phổ cập tiểu học, đang triển khai phổ cập Trung học cơ sở. Đến hết năm 2004 cả nƣớc có 25 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và đến năm 2005 có 23,36% lực lƣợng lao động đã tốt nghiệp THCS và 21,21% tốt nghiệp THPT. Lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp cho ngƣời lao động đang tăng nhanh., học sinh tại các trƣờng Cao đẳng, đại học, sau đại học, công nhân kỹ thuật tăng từ 1,321 triệu ngƣời năm 2001 lên 1,867 triệu ngƣời năm 2005 tăng 41,36% bình quân mỗi năm tăng 10,34% . Đào tạo nghề đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hƣớng phục vụ phát triển công nghiệp hiện đại và hội nhập. Trong 5 năm từ 2001 – 2005 đã tuyển mới và đào tạo nghề cho trên 5,3 triệu ngƣời, bình quân mỗi năm tăng gần 9%, riêng dạy nghề dài hạn tăng 11%/năm. Năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 24,8% trong tổng lực lƣợng lao động trong đó qua đào tạo nghề đạt 15,2%.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế thì lực lƣợng lao động Việt Nam còn thấp và có rất nhiều hạn chế cần khắc phục, cụ thể: - Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, trong khi các nƣớc công nghiệp mới (NIC, NIE) có tỷ lệ rất cao, thƣờng gấp 2,5 thƣờng cao gấp 2-3 lần Việt Nam (60%-70%). Có thể nói tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam khoảng 24,8%

lƣợng lao động thấp ở Việt Nam là hệ quả của chất lƣợng đào tạo giáo dục chƣa cao, đào tạo chƣa gắn chặt với nhu cầu của sản xuất, của thị trƣờng lao động.Theo báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2005 của UNESCO chỉ số phát triển giáo dục, đào tạo của Việt Nam đạt 0,914 điểm, xếp thứ 64/127 nƣớc và chất lƣợng phát triển giáo dục, đào tạo đạt 89 điểm thấp hơn so với các nƣớc nhƣ: Trung Quốc đạt 98 điểm; Thái Lan đạt 94 điểm; Hàn Quốc đạt 99,4 điểm. Chính vì chất lƣợng của lao động Việt Nam chƣa cao nền khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam cũng thấp đã hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.Theo tiêu chuẩn đánh giá của tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới(WEF) năm 2005 Việt Nam xếp thứ 81 trên 117 nƣớc xếp hạng về tính cạnh tranh của nền kinh tế, tụt 4 bậc so với năm 2004 và xếp thứ 77. Bên cạnh đó, sự phân bổ nguồn lực lao động chƣa hợp lý, hầu hết lao động trình độ cao chủ yếu tập trung trong khu vực Nhà nƣớc hoặc thành phố lớn. Theo điều tra của Tổng cục thống kê, lao động có trình độ của Việt Nam nhƣ sau:

- Lao động có trình độ Tiến sĩ là: 61,12% làm việc trong khu vực sự nghiệp Nhà nƣớc, 19,81% trong khu vực hành chính, Đảng,đoàn thể; khu vực sản xuất kinh doanh chỉ có 19,07%.

- Lao động có trình độ Thạc sĩ: 60,20% làm việc trong khu vực sự nghiệp Nhà nƣớc, 17,10% trong khu vực hành chính, Đảng,đoàn thể; khu vực sản xuất kinh doanh chỉ có 22,7%.

- Lao động có trình độ Cử nhân, Kỹ sƣ: 30,42% làm việc trong khu vực sự nghiệp Nhà nƣớc, 24,42% trong khu vực hành chính, Đảng,đoàn thể; khu vực sản xuất kinh doanh chỉ có 45,16%.

Muốn hoàn thành đƣợc mục tiêu đề ra chúng ta phải tập trung vào xây dựng đội ngũ lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, làm việc có năng suất và hiệu quả, có ý thức vƣơn lên về Khoa học và công nghệ; đặc biệt là phải ƣu tiên đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nhân giỏi. Phải tập trung đầu tƣ hơn nữa cho con ngƣời, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng lao động, là hƣớng đầu tƣ chủ đạo và đƣợc coi là đầu tƣ tích cực nhất và có hiệu quả nhất cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra, phải thực hiện cải cách hệ thống đào tạo nghề theo hƣớng hiện đại hoá, tiêu chuẩn hoá và xã hội hoá gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và thị trƣờng lao động, trong đó chú trọng phát triển hệ thống các trƣờng dạy nghề, đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn và hội nhập.

3.1.1.3 Ý thức pháp luật của người lao động

Thực tế hiện nay hầu hết ngƣời lao động hiện nay của ta còn chƣa đƣợc đào tạo về kỷ luật 1ao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Ngƣời 1ao động chƣa đƣợc trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rõ qua hiện tƣợng các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất).

Một số vụ việc đình công hoặc mâu thuẫn chủ - thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có nguồn gốc ban đầu từ những vụ vi phạm kỷ luật lao động công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân ngƣời lao động. Tuy nhiên, phải nói rằng xét về ý thức công dân, ý thức pháp quyền, ngƣời công nhân đã có bƣớc tiến rõ rệt, Và khi ý thức pháp quyền

của ngƣời công nhân đƣợc nâng lên, trở thành nếp sống của họ thì họ có ý thức phấn đấu vƣơn lên trong lao động ham học hỏi, phát huy sáng kiến trong 1ao động, biết làm giàu cho mình và xã hội.

Bƣớc vào thế kỷ XXI, một bộ phận đáng kể những ngƣời lao động Việt Nam nhạy cảm với thông tin, văn hoá, văn minh của nhân loại. Họ hiểu biết rộng hơn về đất nƣớc mình và nhân loại. Tất cả những diễn biến phức tạp của thế giới đều theo nhiều luồng thông tin mà đến với Việt Nam. Những thông tin

đó hình thành nên nhân cách mớicủa ngƣời lao động Việt Nam.

Nhận định về ngƣời lao động ở nƣớc ta hiện nay, Văn kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX chỉ rõ: đại đa số ngƣời lao động có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất tốt, luôn tin tƣởng, ủng hộ và quyết tâm thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng khởi xƣớng, lãnh đạo, có tinh thần yêu nƣớc, đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái, có ý thức tự lực, tự cƣờng, năng động, sáng tạo vƣơn lên

khắc phục khó khăn, thử thách, chủ động trong tìm kiếm việc làm và lựa chọn

nơi làm việc, cố gắng học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, không trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nƣớc, nhận thức rõ hơn về cơ chế thị trƣờng... tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc trong sạch vững mạnh... thực sự là lực lƣợng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, giữ vai trò nòng cốt trong khối liên mình giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Trƣớc tác động của cơ chế thị trƣờng, ngƣời sử dụng lao động luôn tìm mọi cách để buộc công nhân phải lao động với sự nỗ lực cao nhằm đem lại lợi nhuận thật nhiều cho họ. Lao động khẩn trƣơng, điều kiện lao động không đảm bảo sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại trong đời sống ngƣời lao động. Phản kháng của ngƣời lao động bắt nguồn từ đó.

Ngay trong một số doanh nghiệp nhà nƣớc, cũng nảy sinh những hiện tƣợng phản kháng này. Có những doanh nghiệp xuất hiện những nhà quản lý thiếu đầu óc thực tiễn, quan liêu, xa rời quần chúng. Phƣơng pháp quản lý không khoa học, thiếu khách quan của họ dẫn đến tình trạng mất dân chủ, vi phạm lợi ích của ngƣời lao động.

Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm ngƣời lao động thƣờng đình công để đòi quyền lợi, tuy nhiêm do ý thức pháp luật lao động kém nên các cuộc đình công của họ thƣờng là đình công trái pháp luật. Mặc dù, quyền đình công là quyền cơ bản của ngƣời lao động trong quan hệ lao động, tuy nhiên khi thực hiện đình công phải đƣợc Công đoàn tổ chức và tuân thủ các điều kiện quy định của pháp luật, đây chính là hạn chế do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)