THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ LAOĐỘNG

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 81 - 89)

3. Cơ sở pháp lý quốc tế

3.2 THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ LAOĐỘNG

Theo thống kê báo cáo của các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc trong khu vực công nghiệp từ năm 2000-2004, trung bình mỗi năm xảy ra 4245 vụ tai nạn lao động làm 4415 ngƣời bị nạn với 480 ngƣời chết, số vụ TNLĐ tăng hàng năm là 17,38%. Trong năm 2005 đã xảy ra 4.095 vụ TNLĐ với tổng số ngƣời bị nạn là 4.220 ngƣời, trong đó có 463 vụ TNLĐ làm chết 495 ngƣời, gây thiệt hại về vật chất khoảng 47,107 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về tài sản là 14,238 tỷ đồng và tổng số này nghỉ lên đến 49.571 ngày. Nhƣ vậy, so với năm 2004 số vụ tai nạn lao động làm chết ngƣời và tổng số ngƣời chết vì tai nạn lao động có giảm.Nhƣng nếu so với số liệu bình quân trong 5 năm qua thì số vụ TNLĐ có ngƣời chết vẫn ở mức cao và đây cũng chỉ là số liệu thống kê chƣa đầy đủ vì chỉ có 3400 doanh nghiệp trên tổng số 160.000 doanh nghiệp báo cáo. Các doanh nghiệp có nhiều TNLĐ chết ngƣời chủ yếu vẫn thuộc các Bộ Công nghiệp có 62 vụ, làm chết 95 ngƣời; Bộ Xây dựng có 57 vụ làm chết 58 ngƣời; Bộ Giao thông vận tảI có 19 vụ làm chết 20 ngƣời. Hầu hết các vụ TNLĐ vẫn tập trung vào các lĩnh vực có nhiều nguy cơ nhƣ : Xây lắp 37,55% tổng số vụ, Khai thác than và khoáng sản 10,28% tổng số vụ, ngành cơ khí chế tạo 9,09%, lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng 8,3%.

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác nhƣ bệnh nghề nghiệp cũng có xu hƣớng gia tăng cả về số lƣợng mắc bệnh và loại bệnh. Theo số liệu của Bộ y tế trong năm 2005 đã tiến hành đo đạc môi trƣờng lao động tại 2939 cơ sở sản xuất, kết quả cho thấy có khoảng 18,2% không đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong đó tỷ lệ vƣợt so với tiêu chuẩn cho phép là:

- Về bụi: 15,9%

- Độ rung: 12,9%

- Phóng xạ, từ trƣờng: 6,6%

Theo cảnh báo của Tổ chức ILO ƣớc tính thiệt hại về kinh tế do TNLĐ và bệnh nghề nghiệp gây ra khoảng 4% GDP trên thế giới.Vì vậy, để cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môI trƣờng lao động, ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ ngƣời lao động, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng và hạnh phúc cho ngƣời lao động góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Thực trạng, năm 2005 có số lƣợng các vụ TNLĐ gia tăng nhƣ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Nội, Hà Tây, Bình Dƣơng... Đặc biệt có 6 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng có từ 3 ngƣời chết trở lên. Tổng số thiệt hại vụ vật chất do TNLĐ xảy ra là: 47,107 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về tài sản là: 1 4,238 tỷ đồng. Tổng so ngày nghỉ do TNLĐ lên đến 49.571 ngày.

Đi sâu phân tích từ 253 vụ tai nạn lao động chết ngƣời do các đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh báo cáo có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Ngƣời lao động vi phạm quy trình, quy phạm an toàn lao động: 69 vụ làm 72 ngƣời chết, chiếm 27,27% tổng số vụ đƣợc phân tích.

- Ngƣời sử dụng lao động không xây dựng quy :rình, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động có 52 vụ ám 58 ngƣời chết, chiếm 20,55%.

Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động có 34 vụ làm 36 ngƣời chết, chiếm 1 3,43%.

- Các vụ còn lại do nhiều nguyên nhân khác, chiếm 29,27%.

Nhƣ vậy nguyên nhân gây ra TNLĐ nhiều nhất vẫn là do ngƣời sử dụng lao động vi phạm các quy rinh của pháp luật về an toàn lao động nhƣ : không xây dựng quy trình, quy phạm, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, không huấn luyện an toàn lao động cho ngƣời lao động hoặc chỉ huấn luyện đối phó, không trang bị những phƣơng tiện bảo vệ cá nhân. Điều kiện làm việc, máy móc, thiết bị không đảm bảo an toàn. Nhiều Doanh nghiệp (nhất là DN xây dựng cơ bản) không thực hiện ký hợp đồng lao động mà chỉ thuê ngƣời lao động và giao việc bằng miệng nên các điều khoản ràng buộc về An toàn- vệ sinh lao động không đƣợc thực hiện.

Ngoài ra có thể kể đến một số vụ TNLĐ chết ngƣời nghiêm trọng trong năm 2005 nhƣ sau:

- Vụ tai nạn lao động sập lò khai thác than ngày 28/01/2005 tại Xí nghiệp xây lắp và sản xuất than Khe Chàm 11 - Công ty Than Hạ Long làm chết 4 ngƣời. Nguyên nhân chính là công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về an toàn lao động chƣa tốt, trình độ chuyên môn của công nhân hạn chế. Tổ chức sản xuất chƣa chặt chẽ, cán bộ chỉ huy sản xuất thiếu kiên quyết đã gây hậu quả nghiêm trọng.

- Vụ tai nạn lao động nổ khí mê tan ngày 25 tháng 4 năm 2005, tại Mỏ than Đồi Hoa của Công ty Cổ phần Khoáng sản Hoà Bình (huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình) làm chết tại chỗ 6 ngƣời. Nguyên nhân do điều kiện làm việc không an toàn, không đo kiểm môi trƣờng lao động và vi phạm quy định an toàn lao động trong khai thác mỏ.

- Vụ tai nạn lao động đứt cáp máy vận thăng trong xây dựng làm chết 2

ngƣời tại công trƣờng xây dựng nhà chung cƣ B3C nam Trung Yên, Hà Nội do Công ty Đầu tƣ và Phát triển nhà số 6 Hà 1 Nội thi công. Nguyên nhân do thiết bị không đảm 1 bảo an toàn, không đăng kí, kiểm định thiết bị sau 1 lắp đặt, không huấn luyện an toàn lao động cho 1 công nhân, công nhân vận hành không có chứng 1 chỉ đào tạo.

- Vụ tai nạn lao động sập mái tôn nhà xƣởng đang lợp làm chết 2 công nhân

của Công ty cổ phần xây dựng VLNASHLN thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam do vi phạm quy trình, biện pháp an toàn và công tác kiểm tra thiếu chặt chẽ.

- Vụ nổ nồi hơi của cơ sở sản xuất bánh tráng Tấn Đạt ngày 25.3.2005, do nồi hơi không đảm bảo an toàn, không rõ lí lịch và nguồn gốc chê tạo không huấn luyện an toàn vận hành để nổ văng nắp vào đầu nạn nhân dẫn đến tử vong. Điều này báo hiệu nguy cơ các cơ sở chế tạo máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhƣng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thiết bị và chƣa đƣợc kiểm soát.

- Vụ cháy nhà xƣởng cơ sở tái chế dầu thải Thanh Đạo (thuộc Hà Tây) do vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ , không có phƣơng án, biện pháp an toàn lao động, thiết bị không đảm bảo an toàn, không huấn luyện các biện pháp an toàn cho ngƣời lao động, đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: thiêu cháy toàn bộ xƣởng và 3 công nhân.

Có thể nhận thấy thực trạng tai nạn lao động do chƣa trang bị đầy đủ về bảo hộ lao động đã gây ra thiệt hại tổn thất về ngƣời và tài sản rất lớn cho doanh nghiệp và ngƣời lao động. Vì vậy, để bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp pháp cho

ngƣời sử dụng lao động phải bảo đảm công tác trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho ngƣời lao động theo đúng tiêu chuẩn pháp luật quy định và phải thƣờng xuyên định kỳ thực hiện công tác tập huấn về bảo hộ lao động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn lao động xảy ra.

Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ta về an toàn, vệ sinh lao động đã đƣợc quy định một cách khá đầy đủ và chi tiết, đồng thời Chính phủ đã tập trung chỉ đạo rất cụ thể và quyết liệt bằng nhiều giải pháp và hành động nhƣ tổ chức Tuần lễ quốc gia về An toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ, gần đây Chính phủ đã thành lập Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động nhằm xây dựng Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về bảo hộ lao động giai đoạn 2006-2010. Các ngành, các cấp cũng đã quan tâm tuyên truyền, vận động ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động thực hiện tốt các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhằm giảm thiểu tai nạn lao động. Đặc biệt hệ thống công đoàn các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhƣ : Kiểm tra an toàn vệ sinh lao động định kì, thi tìm hiểu Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động, tổ chức hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi các cấp. Công tác thanh tra, kiểm tra Nhà nƣớc về lao động đã đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, cũng phải nghiêm túc đánh giá khách quan rằng do số lƣợng, chất lƣợng thanh tra viên lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển về số lƣợng và mức độ vi phạm của các doanh nghiệp làm cho nguy cơ tai nạn lao động chƣa giảm. Điều đó có phần do công tác thanh tra, kiểm tra chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu lực và hiệu quả, đặc biệt là chƣa có biện pháp xử lí nghiêm túc và đúng mức vì vậy có đến hơn 40% số vụ tai nạn lao động chết ngƣời xảy ra là do nguyên nhân từ phía ngƣời sử dụng lao động nhƣng số vụ đƣợc đƣa ra xem xét, xử lí hoặc truy tố còn hạn chế, hầu nhƣ mới xử lí hành chính chƣa có tính răn đe cao.

Trƣớc thực trạng tai nạn lao động tại Việt Nam hiện nay, để giảm thiểu và đẩy lùi tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết ngƣời cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ và phải là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cụ thể:

Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lý, các tổ chức, cá nhân thông qua việc tăng cƣờng năng lực thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ và đẩy mạnh các hoạt động phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động.

Các bộ, ngành, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần xây dựng chƣơng trình, kế hoạch bảo hộ lao động, ATLĐ,VSLĐ phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị, trong đó và phải quan tâm đặc biệt tới việc cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ cho ngƣời lao động tiến tới cam kết thực hiện tốt công tác ATLĐ, VSLĐ và xây dựng văn hoá an toàn trong lao động.

Ngoài ra, nhà nƣớc phải có các biện pháp nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tự cải thiện điều kiện lao động, phòng chống TNLĐ nhất là tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ cao nhƣ khai thác khoáng sản, sử dụng điện, xây dựng, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo hộ lao động, ATLĐ, VSLĐ nhằm cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm mô trƣờng lao động cho các ngành sản xuất và ứng dụng các giải pháp an toàn nhằm hạn chế TNLĐ cho ngƣời lao động. Đồng thời, đẩy mạnh các chƣơng trình hợp tác quốc tế về ATLĐ, VSLĐ nhằm thu hút các hỗ trợ kỹ thuật

Đặc biệt phải quan tâm đến công tác Thanh tra Nhà nƣớc về lao động, cần phải kiện toàn tổ chức bộ máy Thanh tra Nhà nƣớc về lao động theo hƣớng tăng cƣờng biên chế cho cán bộ làm công tác thanh tra vệ sinh, an toàn lao động, đặc biệt là thanh tra các Sở LĐTB-XH để đảm bảo có đủ cán bộ thanh tra, kiểm tra và tƣ vấn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.

Phải thực hiện đổi mới toàn diện nội dung, phƣơng thức thanh tra lao động theo dự án chƣơng trình an toàn lao động và hệ thống thanh tra lao động hợp nhất, hƣớng tới mục tiêu "một thanh tra viên- một địa điểm thanh tra"'trên cơ sở phân công thanh tra viên phụ trách vùng nhằm tăng nhanh tần suất thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp, kết hợp với phƣơng pháp sử dụng phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động tại doanh nghiệp để nâng cao vai trò tự kiểm tra, khai báo việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để tƣ vấn, hƣớng dẫn các biện pháp phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Khi ý thức pháp luật của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động chƣa đạt tới sự tự giác, thì việc duy trì các biện pháp cƣỡng chế và thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ mà Nhà nƣớc trao cho tổ chức thanh tra nói chung, Thanh tra Lao động nói riêng đều thực sự cần thiết. Lúc này, vai trò của Thanh tra Lao động là tăng cƣờng công tác thanh tra an toàn - vệ sinh lao động, các chế độ bảo hộ lao động, kiểm tra kỹ thuật an toàn và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc để tăng năng suất lao động, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhiệm vụ của Thanh tra Lao động là phải phối hợp với các cơ quan có

thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn lao

xử lí nghiêm khắc các doanh nghiệp và cá nhân cố tình vi phạm pháp luật lao

động để xảy ra tai nạnlao động.

Đây chính là một số các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động cho ngƣời lao động bảo đảm cho họ đƣợc làm việc trong môi trƣờng điều kiện lao động an tòan, vệ sinh lao động. Hiện nay, Việt Nam đang đƣợc tổ chức ILO quan tâm triển khai kế hoạch chƣơng trình thực hiện việc làm nhân văn trong đó điều kiện làm việc ATLĐ, VSLĐ là một điều kiện cơ bản mà các quốc gia phải triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)