3. Cơ sở pháp lý quốc tế
3.1.2 Thực trạng giải quyết việc làm
Sau nhiều năm thực hiện đổi mới thực trạng giải quyết việc làm đã đạt đƣợc một số thành quả đáng ghi nhận. Đã tạo việc làm cho trên 23 triệu ngƣời, nhất là 5 năm giai đoạn 2001-2005 tạo việc làm cho trên 7,5 triệu ngƣời; đến nay có khoảng 400 nghìn lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc trên 40 nƣớc và vùng lãnh thổ. Lực lƣợng lao động tăng bình quân hàng năm 2,98% đạt khoảng 44,4 triệu ngƣời vào cuối 2005, tăng 16,5 triệu ngƣời so với năm 1986. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị những năm cao nhất trong thời kỳ này khoảng 9-10% đã giảm còn 5,3% vào năm 2005. Lực lƣợng lao động đƣợc chuyển dịch nhanh từ chỗ chủ yếu lực lƣợng lao động ở khu vực kinh tế tập thể và nhà nƣớc hiện đã chuyển dịch sang các thành phần kinh tế khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng, năm 2005 đạt khoảng 25%.
Những thành tựu trên đạt đƣợc là do chúng ta đã thực hiện đổi mới sâu rộng trên mọi lĩnh vực nhằm tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Các quy định pháp luật sửa đổi, ban hành trong lĩnh vực lao động đã tạo ra nhiều quyền, lợi ích hợp pháp và những cơ hội có việc làm cho ngƣời lao động, việc thực hiện đầy đủ các mục tiêu của chƣơng trình quốc gia về việc làm cũng đóng góp cho những thành tựu đạt đƣợc trên.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chƣơng trình làm việc trong giai đoạn 2001-2005 vẫn còn tồn tại chƣa giải quyết tốt cụ thể đó là:
Chƣa sử dụng nguồn vốn cho vay theo đúng quy định, chƣơng trình việc làm nằm trong tổng thể chƣơng trình xoá đói giảm nghèo và việc làm theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tƣớng chính phủ đã không quy định rõ vốn sử dụng cho giải quyết việc làm cụ thể là bao nhiêu và vốn giải quyết xoá đói giảm nghèo là bao nhiêu nên dẫn đến lẫn lộn trong sử dụng nguồn vốn, chuyển vốn cho vay giải quyết việc làm sang cho vay các hộ nghèo.
Trong công tác hoạt động hỗ trợ phát triển thị trƣờng lao động chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao, việc sử dụng kinh phí đầu tƣ cho các Trung tâm giới thiệu việc làm còn có biểu hiện sai mục đích, việc tổ chức Hội chợ việc làm chƣa phong phú còn mang tính hình thức, rập khuôn chƣa thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp. Chính sách xuất khẩu lao động chƣa đƣợc thực hiện sâu rộng, công tác chuẩn bị nguồn nhân lực xuất khẩu còn yếu chƣa đạt đƣợc tính chuyên nghiệp, chủ yếu là xuất khẩu lao động phổ thông làm những ngành nghề đơn giản.
Chƣa áp dụng những chính sách có tác dụng làm đòn bẩy để khuyến khích thị trƣờng lao động Việt Nam phát triển nhƣ chế độ tiền lƣơng, việc trả công lao
mức thu nhập chƣa thỏa đáng đặc biệt đối với lao động tri thức, tài năng. Việc trả công lao động theo chất lƣợng hiệu quả công việc có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy sức sáng tạo của ngƣời lao động. Dƣới hình thức khuyến khích vật chất đa số các nƣớc đều có những ƣu đãi tăng lƣơng cho lao động có trình độ cao, đây cũng là cách có thể thu hút chất xám của các doanh nghiệp nhƣ ở Thái Lan trả lƣơng khởi điểm cho kỹ sƣ là 15.000 bạt (khoảng 600 USD/ tháng) tăng gấp 2 lần so với mức lƣơng trƣớc đây, Hồng Kông thì tăng 20% lƣơng cho kỹ sƣ, ở Mỹ nếu 2 ngƣời cùng làm việc nhƣ nhau thì ai có bằng cấp cao hơn sẽ đƣợc trả lƣơng cao hơn, Nhật bản thì áp dụng tăng lƣơng và đề bạt chức vụ theo thâm niên công tác, ở Pháp những ngƣời lao động có chuyên môn cao thƣờng đƣợc hƣởng lƣơng cao gấp 4-5 lần lƣơng trung bình của ngƣời lao động có trình độ thấp hơn. Sự chênh lệch lƣơng giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp rất rõ rệt. Đây cũng là một phƣơng pháp để thu hút và sử dụng tiềm năng trí tuệ có hiệu quả.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nhu cầu có việc làm luôn là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, dƣ thừa lao động ở nông thôn còn lớn, chất lƣợng lao động và năng suất lao động còn thấp, khả năng tiếp cận thị trƣờng và cạnh tranh của lao động Việt Nam còn yếu, thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động lành nghề. Một thực tế hiện nay là sự thiếu hụt lao động có chất lƣợng lao động trong các khu công nghiệp tại Việt Nam trong khi lao động phổ thông chƣa có việc làm còn rất nhiều là vấn đề thực tiễn cấp thiết đặt ra.
Các khu công nghiệp ở Việt Nam là nơi thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào đầu tƣ phát triển kinh tế và đây cũng là nơi có tiềm năng tạo công ăn việc
nghiệp đã thu hút khoảng 60 vạn lao động trực tiếp và hơn 1 vạn lao động gián tiếp nhƣ: Đồng Nai có khoảng 16 vạn lao động; Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 13 vạn lao động; Hà Nội có khoảng 13 vạn lao động; Bình Dƣơng có khoảng 10 vạn lao động; HảI Phòng có khoảng 4.5 vạn lao động.
Việc cung ứng lao động trong cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở các địa phƣơng đang tồn tại một nghịch lý đó là thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề, trong khu số lao động cần việc làm lại dƣ thừa, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn các tỉnh có khu công nghiệp vẫn ở mức cao.
Thực tế, nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp năm 2004 là 20.000 ngƣời nhƣng việc cung ứng chỉ đạt 50%. Trong đó khan hiếm lao động nhiều nhất là ngành may mặc việc cung ứng chỉ đạt 30% hoặc ngành chế biến da giày khoảng 35%. Việc khan hiếm lao động này là do trình độ lực lƣợng lao động ở các địa phƣơng còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về tay nghề chuyên môn, công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra, trình độ đại học và trên đại học trong các khu công nghiệp chỉ chiếm 4,5%; kỹ thuật viên chỉ chiếm 4,5%; công nhân kỹ thuật chiếm 31% còn lại là lao động giản đơn chiếm 60%.
Ở các nƣớc phát triển cứ một cử nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng cần có 4 kỹ thuật viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật, cơ cấu lao động là 1-4-10. Còn ở Việt Nam cơ cấu này là 1-1,16-0,92. Trong khi số lƣợng sinh viên đại học ngày một tăng nhanh còn số lƣợng công nhân kỹ thuật ngày một giảm.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi vấn đề phát triển con ngƣời là mục tiêu quan trọng mang tầm chiến lƣợc của quốc gia, và xác định rõ việc nâng cao chất
của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Để thực hiện hoàn thành mục tiêu đến 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, về mặt chất lƣợng, lao động Việt Nam phải đạt đƣợc tỷ lệ lao động qua đào tạo ở mức 60%, trong đó đào tạo nghề phải đạt tỷ lệ 30-45%. Muốn hoàn thành đƣợc mục tiêu đã đề ra chúng ta phải thực hiện đổi mới sâu rộng hơn nữa, phải có những giải pháp thực sự có hiệu quả về đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, có khả năng cạnh tranh cao ở thị trƣờng lao động trong nƣớc, khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam hiện đang là nƣớc tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế để hội nhập và cùng phát triển. Vào cuối năm 2006 có thể Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO (Tổ chức Thƣơng mại thế giới) và việc gia nhập này sẽ tạo ra nhiều vận hội cũng nhƣ thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực việc làm. Cơ hội việc làm sẽ đƣợc tạo ra nhiều hơn vì khi nƣớc ta gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam sẽ gắn với nền kinh tế thế giới và thị trƣờng Việt Nam cũng là một phần của thị trƣờng thế giới, những dòng di chuyển của hàng hoá, dịch vụ và lao động sẽ phát triển giữa thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Cơ hội việc làm sẽ đƣợc tạo ra từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt may, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp, thuỷ sản, giày dép, điện tử…Ngoài ra, các ngành dịch vụ cũng sẽ phát triển và thu hút nhiều nguồn lao động nhƣ du lịch, bảo hiểm, kinh doanh và quản lý bất động sản…
Bên cạnh cơ hội việc làm, cơ hội cho phát triển nguồn nhân lực cũng mở ra khi Việt Nam gia nhập WTO vì môi trƣờng cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập sẽ kích thích sự phát triển của khoa học và công nghệ. Do vậy, sẽ có đòi
sự phát triển nguồn nhân lực nƣớc ta, ngƣời lao động sẽ có cơ hội học tập, nâng cao khả năng năng về tay nghề, năng lực quan lý và tác phong làm việc hiện đại, tiên tiến.
Tuy nhiên, bên cạnh những vận hội có thể đạt đƣợc này khi Việt Nam gia nhập WTO cũng đặt ra những thách thức lớn đối với quan hệ lao động nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, cụ thể:
- Thực tế, khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam chƣa cao, trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng hành nghề chƣa cao, đặc biệt là thiếu trình độ ngoại ngữ để giao tiếp. Ngoài ra, tinh thần chấp hành kỷ luật lao động, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế và nếp văn hoá ứng xử của ngƣời lao động trong quan hệ lao động cũng nhƣ tác phong làm việc chƣa mang tính chuyên nghiệp. Tất cả những nhƣợc điểm này làm cho ngƣời lao động Việt Nam bị hạn chế khả năng cạnh tranh với ngƣời lao động ở các nƣớc trong khu vực và quốc tế.
- Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là định hƣớng mang tính chiến lƣợc mà chúng ta đã chuẩn bị và nỗ lực đàm phán. Tuy nhiên, khi gia nhập buộc chúng ta phải có sự thay đổi về pháp lý, phải điều chỉnh hệ thống pháp luât và quản lý lao động cho phù hợp với những nguyên tắc của một nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập.
Nhƣ vậy, để có thể phát triển nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế thế giới nƣớc ta phải tự vận động bằng cách đổi mới các chính sách pháp luật về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xây dựng công cuộc đổi mới đất nƣớc.