Những nguyên tắc cơ bản của bảo hộ laođộng trong pháp luật Việt

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 55)

3. Cơ sở pháp lý quốc tế

2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản của bảo hộ laođộng trong pháp luật Việt

Nam

Nguyên tắc thứ nhất là Nhà nƣớc thống nhất quản lý về bảo hội lao động. Việc bảo đảm ATLĐ &VSLĐ.cho ngƣời lao động trong quá trình lao động không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm về an toàn tính mạng, sức khỏe cho ngƣời lao động mà nó có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và thực hiện tốt các qui định về ATLĐ &VSLĐ cũng hạn chế đƣợc sự ô nhiễm môi trƣờng sinh thái.Tại khỏan 2 điều 95 BLLĐ qui định: Nhà nƣớc có trách nhiệm bảo đảm cho ngƣời lao động làm việc trong điều kiện ATLĐ, VSLĐ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội.Nhà nƣớc có trách nhiệm xây dựng các chƣơng trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ và đƣa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách của Nhà nƣớc; đầu tƣ nghiên cứu khoa học,phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị ATLĐ, VSLĐ, phƣơng tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy định quy phạm về ATLĐ,VSLĐ.

Việc lập chƣơng trình quốc gia về ATLĐ,VSLĐ thuộc về trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cụ thể qui định tại Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995:

-Bộ Lao động- TB &XH, Bộ y tế phối hợp với các Bộ , ngành liên quan xây dựng Chƣơng trình quốc gia về ATLĐ,VSLĐ trình Chính phủ phê duyệt đƣa vào kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội

-Hàng năm căn cứ vào Chƣơng trình quốc gia về ATLĐ,VSLĐ đã đƣợc phê duyệt Bộ Lao động- TB &XH phối hợp với ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc và Bộ Tài chính lập kế hoạch kinh phí đầu tƣ cho chƣơng trình này để đƣa vào kế

Ngoài ra, Thủ tƣớng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về ATLĐ,VSLĐ làm nhiệm vụ tƣ vấn cho Thủ tƣớng chính phủ và tổ chức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp về ATLĐ,VSLĐ. Thành phần của Hội đồng do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

Nguyên tắc thứ 2 là việc thực hiện bảo hộ lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động. Theo nội dung nguyên tắc này thì các bên trong quan hệ lao động phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nƣớc về ATLĐ,VSLĐ.

Mọi đơn vị sử dụng lao động kể cả tổ chức, cá nhân nƣớc ngòai khi sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện ATLĐ,VSLĐ và phải tổ chức, huấn luyện, hƣớng dẫn ngƣời lao động về những qui định, biện pháp làm việc an tòan, vệ sinh liên quan đến nhiệm vụ công việc của họ.Trong qúa trình tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cải tạo cơ sở hoạt động của mình phải có các giải pháp về an tòan, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trƣờng thì mới đƣợc phép thực hiện.Tại điều 96 BLLĐ qui định:”Việc xây dựng mới hạơc mở rộng, cải tạo cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lƣu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tƣ, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,VSLĐ phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm ATLĐ,VSLĐ đối với nơi làm việc của ngƣời lao động và môi trƣờng xung quanh theo quy định của pháp luật ”

Các quy định về ATLĐ,VSLĐ do nhà nƣớc quy định là yêu cầu bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động. Ngƣời sử dụng lao động có nghĩa vụ trang bị bảo hộ lao động bảo đảm các điều kiện ATLĐ,VSLĐ cho ngƣời lao động, còn ngƣời lao động có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ các quy định ấy. Đây là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)