Bảng 2.6 Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn

Một phần của tài liệu Cho vay cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV), chi nhánh Thanh Xuân (Trang 29 - 33)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 2011

Tổng dư nợ cho vay

cá nhân 70.4 100 105 100 514 100

Cho vay cá nhân

ngắn hạn 23.23 33% 58.8 56% 246.72 48%

Cho vay cá nhân

trung, dài hạn 47,17 67% 46.2 44% 267.28 52%

(Nguồn: báo cáo thường niên BIDV Thanh Xuân giai đoạn 2009-2011)

Tổng dư nợ cho vay cá nhân tại ngân hàng đã có sự gia tăng đáng kể theo thời gian, trong đó 2 năm gần đây 2010 và 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân ngắn hạn và dư nợ cho vay cá nhân trung, dài hạn khá cân bằng nhau. Cụ thể: năm 2009 mức dư nợ ngắnn hạn chỉ đạt 33% nhưng sang năm 2011 con số này đã ở mức 48%. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có sự bất ổn cũng như lạm phát nên việc huy động vốn của Chi nhánh cũng gặp khó khăn. Khách hàng theo xu hướng gửi tiền ngắn hạn do lãi suất có thể thay đôi. Vậy nên việc cho vay ngân hàng đã cơ cấu mức dư nợ cho vay cá nhân cùng với đo là nhiều khách hàng muốn bổ sung vốn kinh doanh tạm thời đến với ngân hàng. Nền kinh tế gặp khó khăn, rủi ro về tài chính tăng cao nên sự chọn lọc khách hàng, hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng trong tình hình nền kinh tế đang có nhiều biến động khó lường và mang nhiều nguy cơ rủi ro cũng được ngân hàng tính đến.

2.3.3.2Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay cho vay cá nhân theo mục đích tại BIDV Thanh Xuân (2009-2011) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Số ti Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền2010/2009% Số tiền2011/2010% Tổng dư nợ cho cá nhân 70.4 100 105 100 514 100 34.6 49.14 409 389.52 Dư nợ cho vay SXKD 10.576 15.02 15.6 14.85 79.156 15.4 5.024 47.5 63.556 407.41 Dư nợ cho vay mua ôtô… 20.419 29.03 30.975 29.5 113.175 22.02 10.556 51.69 82.2 265.37 Dư nợ cho vay mua đất, xây và mua nhà 34.491 48.99 50.97 48.55 289.326 56.29 16.479 47.77 238.356 467.63 Dư nợ cho vay tiêu dùng khác 4.914 6.98 7.455 7.1 32.343 6.29 2.541 51.7 24.888 333.84

(Nguồn: báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Thanh Xuân 2009-2011)

Nhìn vào bảng 2.6, ta thấy cơ cấu cho vay cá nhân tại Chi nhánh chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào cho vay xây, mua đất xây nhà cửa và cho vay mua ô tô....

- Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân hộ gia đình tại Chi nhánh vẫn còn khá thấp. So với số dư nợ cho vay cá nhân thì trong 3 giai đoạn 2009-2011 tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh các năm chỉ chiếm khoảng 15% so với tổng dư nợ CVCN. Dịch vụ cho vay SXKD tại Chi nhánh vẫn chưa có hiệu quả, mức dư nợ cho vay chưa bằng 1/5 tổng dư nợ KHCN. Dư nợ có tình trạng như trên bởi lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này tại Chi nhánh không nhiều và ngoài ra còn nhiều khách hàng có mục đích vay để SXKD nhưng chỉ là bổ sung vốn kinh doanh tạm thời trong ngắn hạng nên họ thường vay theo hình thức khác như vay theo lương (đối với khách hàng vừa làm doanh nghiệp vừa kinh doanh nhỏ lẻ)…

- Cho vay xây, mua nhà cửa, mua đất xây nhà chiếm tỷ trọng cao nhất vì nhu cầu nhà ở cũng như đất ở của người dân là rất lớn và mỗi khoản vay để mua nhà và đất có giá trị lớn. Doanh số cho vay sửa chữa, mua nhà…năm 2009 là 34.491tỷ đồng chiếm 48.99 % tổng doanh số cho vay cá nhân, năm 2010 vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn, tăng 47.77 % so với năm 2009. Trong năm 2011, năm mà giá nhà và đất được đẩy lên khá cao bởi vậy người dân có thu nhập bình thường muốn mua đất, mua nhà cần phải vay thêm. Cùng với đó là lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng tăng lên ngoài ra muốn xây hay sửa nhà tại Hà Nội cũng khá tốn kém vậy nên người dân cũng phải tìm đến Chi nhánh để vay tiền.

Chi nhánh tập trung nhiều vào cho vay đối với nhu cầu này vì cho rằng có khả năng rủi ro thấp. Ngân hàng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo, khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng thực hiện bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên trong thực tế, việc cho vay đối với nhu cầu này tiềm ẩn nhiều rủi ro do việc thẩm định hồ sơ nhà đất là rất phức tạp, việc xử lý tài sản đảm bảo là nhà, đất phải qua nhiều thủ tục mất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc cho vay đối với đối tượng này đang bị hạn chế do tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất còn rất chậm.

- Cho vay để mua sắm phương tiện đi lại cũng đang phát triển mạnh trong thời gian gần qua. Doanh số cho vay năm 2010 là 30.975tỷ đồng chiếm 29.5% trong tổng doanh số cho vay cá nhân và tăng so với 2009 là khoảng 51.7%. Nhưng sang năm 2011 sự tăng trưởng so với năm 2010 còn tăng rất nhiều 265.37%. Sự gia tăng đó hoàn toàn hợp lý vì năm 2011 thị trường ô tô, xe máy biến động rất mạnh do có sự tham gia của các nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường. Đối tượng chủ yếu là những người làm công ăn lương có thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Trước đây việc mua phương tiện đi lại mới chỉ dừng lại ở mua xe máy, hiện nay nhu cầu mua ô tô làm phương tiện đi lại của những người có thu nhập cao và ổn định đang tăng nhanh.

2.3.4 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhânBảng 2.8 Bảng 2.8

Lợi nhuận CVCN trong tổng thu lãi cho vay của BIDV Thanh Xuân (2009-2011) (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận từ CV 75.41 128.56 194.54 53.15 70.48 65.98 33.91 Lợi nhuận từ CVTD 9.96 12.31 48.60 2.35 23.59 36.29 294.8 Tỷ trọng (%) 13.2 9.57 24.98

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 – 2011 của BIDV Thanh Xuân)

Hình 2.3: Biểu đồ cho lợi nhuận cho vay cá nhân tại BIDV Thanh Xuân (2009-2011)

Lợi nhuận từ hoạt động CVCN trong năm 2009 và 2010 chiếm tỷ lệ vẫn còn nhỏ so với lợi nhuận cho vay của toàn Chi nhánh, năm 2009 cao nhất chỉ là 13.2%. Trong năm 2010 đạt 12.31 tỷ chiếm 9.57% lợi nhuận cho vay của Chi nhánh, tăng 2.35 tỷ đồng (tương ứng với 23.59%) so với năm 2009, sang năm 2011 lợi nhuận từ

hoat động CVCN có sự tăng trưởng đáng kể, tăng 36.29 tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng 294.8%. Kết quả trên cho thấy hoạt động CVCN của Chi nhánh ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh,và sự hiệu quả này được thể hiện rõ nhất trong năm 2011. Sở dĩ như vậy vì Chi nhánh đã có sự đầu tư hơn về quy mô cũng như chính sách cho vay cá nhân. Ngoài ra trong khoản vay cá nhân thì khoản vay tiêu dùng thường lãi suất cao và dư nợ ổn định hơn việc cho vay đối với phương án cho vay kinh doanh của các tổ chức kinh tế nên thu lãi từ CVCN ngày càng tăng trong tổng thu lãi cho vay.

2.3.5 Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn

Mặc dù là một chi nhánh mới, nhưng BIDV Thanh Xuân khi bước vào hoạt động được 3 năm, tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh có tăng qua các năm bởi tác động của nền kinh tế không ổn định song tỷ lệ nợ xấu vẫn còn thấp đều nhỏ hơn 1%. Cụ thể: trong 3 năm tỷ lệ nợ xấu cao nhất là năm 2011 với 0,9%.Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trong cho vay cá nhân tại chi nhánh lại không có bởi hoạt động thẩm định và cho vay được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và NHNN, cũng như phù hợp với chính sách của BIDV. Các khâu trong quy trình cho vay được các cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ và cẩn thận. Mặt khác, cho vay cá nhân là một loại tín dụng mà có nợ xấu và nợ quá hạn thấp hơn các loại tín dụng khác, với mức độ rủi ro thấp hơn. Chính vì những lý do đó, trong 3 năm hoạt động, BIDV Thanh Xuân chưa có trường hợp nợ xấu cũng như nợ quá hạn trong hoạt động cho vay cá nhân. Điều này không hẳn do Chi nhánh có các chính sách cho vay quá cứng nhắc mà do khâu thẩm định khách hàng trước khi vay cùng vơi sự giám sát khách hàng tốt của ngân hàng.

2.3.6 Kết quả khảo sát phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Cho vay cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV), chi nhánh Thanh Xuân (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w