Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội (Trang 36)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4.Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu này của chúng tôi còn gặp phải một số hạn chế như sau.

- Các nghiên cứu về thích nghi về mặt việc làm hoặc thích nghi với thị trường lao động (labor market adaptation) thường dựa trên dữ liệu điều tra lịch đại (longitudinal data). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, dữ liệu chúng tôi sử dụng để phân tích là dữ liệu điều tra lát cắt (cross-sectional data) có thể không phản ánh được hết những kinh nghiệm trong vòng đời của những người di cư.

- Về mặt dữ liệu, dữ liệu gốc được sử dụng để phân tích mới chỉ khảo sát được người di cư hiện vẫn đang bám trụ hoặc cố gắng ở lại Hà Nội chứ chưa có điều kiện tiếp xúc với nhóm người di cư do không thích nghi được đã trở về quê. Vì vậy, việc đánh giá khả năng thích ứng của người di cư cũng bị hạn chế hơn, chỉ giới hạn trong nhóm đã ít nhiều thích nghi được với công việc tại Hà Nội. Mặt khác, nghiên cứu về người di cư tự do nhưng còn một số nhóm đối tượng chưa được khảo sát như các nhóm công nhân lao động theo các hợp đồng ngắn hạn ở cả hai khu vực chính thức và không chính thức, hay với nhóm phụ nữ di cư lao động trong các quán bar, nhóm phụ nữ di cư hành nghề mại dâm, nhóm phụ nữ giúp việc trong bệnh viện,… nên mẫu nghiên cứu chưa đa dạng.

- Cơ sở dữ liệu và số liệu thống kê về những người di cư tạm thời, di cư mùa vụ hiện nay còn rất hạn chế, đặc biệt ở những cuộc điều tra mang tầm quốc gia. Vì vậy, việc sử dụng số liệu để mở rộng phân tích và so sánh cũng gặp khó khăn.

CHƢƠNG 2

KHÓ KHĂN VÀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DI CƢ TỰ DO RA ĐÔ THỊ 2.1. Nguyên nhân di cƣ

Đối với phần lớn người di cư được khảo sát, ra Hà Nội là lần di chuyển đầu tiên của họ (82,3%). Chỉ có 17,7% số người được hỏi đã từng di cư nội tỉnh hoặc sang các tỉnh khác. Như vậy, phần lớn người di cư đều chưa có kinh nghiệm về cuộc sống di cư cũng như các cách thức ứng phó với điều kiện làm việc và nơi ở mới. Bản thân họ không phải không hình dung được những khó khăn họ sẽ phải đương đầu khi ra Hà Nội tìm việc và làm việc. Vì vậy, tìm kiếm việc làm và sống tại Hà Nội chắc hẳn sẽ không dễ dàng đối với họ. Tại sao họ vẫn quyết định di cư?

Biểu 2.1. Lý do di cư (%)

Nguồn. Báo cáo “Sự thích ứng cảu người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, lý do chính thôi thúc người di cư tự do chọn Hà Nội làm điểm đến là vì lý do kinh tế. Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị khiến nhiều người di cư thiếu đất canh tác và thu nhập

thấp từ công việc ở quê là lý do khiến cho họ phải rời quê hương ra Hà Nội (44,1% và 45,4%). Ngoài ra, công việc theo mùa vụ ở quê và thời gian nông nhàn nhiều cũng là nguyên nhân thôi thúc 19,4% số người được hỏi ra Hà Nội để tìm các công việc ổn định hơn. Đối với một số người, áp lực kiếm tiền từ vai trò của một người chồng (3,1%) và người vợ (0,3%) cũng có gây tác động nhất định. Chính vì thu nhập ở quê thấp và không ổn định nên hơn ½ số người được hỏi hy vọng có thể cải thiện kinh tế khi làm việc ở Hà Nội. Tính chung lại, gần 90% người di cư chọn lý do kinh tế là yếu tố quyết định việc di cư của họ. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây về động lực của người di cư [6, 12, 16]. Thậm chí, Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng còn coi thoát ly nông thôn ra thành phố như một phương thức trốn tránh cái nghèo, hạn chế rủi ro và đảm bảo cuộc sống [6, tr.109].

Ngoài lý do kinh tế, còn có một số yếu tố khác cũng tác động đến quyết định của một bộ phận người di cư tự do như nâng cao hiểu biết (5,1%), đi theo vợ/chồng (2,9%), hy vọng gặp được người vợ, người chồng tốt (0,6%), hoặc nghe đài báo nói đô thị hấp dẫn (0,6%).

Trong số những người đã từng di cư, có tới 68,5% người đã di cư một lần và nếu tính số người di cư dưới hai lần thì con số này lên tới 87,1%. Những nơi họ đã từng đến cũng rất đa dạng, từ các tỉnh miền núi phía bắc như Điện Biên, Lai Châu, cho tới các tỉnh ở phía nam như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và thậm chí có người đi cả Trung Quốc, Quatar. Tuy nhiên, cuối cùng họ đã quyết định chọn Hà Nội. Hà Nội có gì hấp dẫn hơn so với các thành phố khác? Tại sao người di cư tự do lại chọn Hà Nội chứ không phải một địa điểm nào khác để di cư?

Biểu 2.2. Lý do chọn Hà Nội thay cho các địa điểm di cư khác (%)

Nguồn. Báo cáo “Sự thích ứng cảu người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”

Đối với một số người được hỏi, việc có con đang học/chữa bệnh ở Hà Nội (0,9%), việc đã từng đến Hà Nội (2,9%), quan niệm cuộc sống ở Thủ đô văn minh hơn (5,7%) hoặc không ai soi mói việc mình làm (0,4%) là những lý do khiến họ lựa chọn Hà Nội làm đích đến. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Lý do chính khiến người di cư lựa chọn Hà Nội chứ không phải nơi khác để di cư là lý do kinh tế (52,6%), có nhiều người làng đang làm ở đây (44,7%) và không quá xa quê (32,9%). Như nhiều nghiên cứu đã khẳng định, kinh tế là động lực hàng đầu của di cư. Vì vậy, đối với người di cư, quan niệm rằng thủ đô dễ kiếm tiền, nhiều việc hơn ở quê chính là lý do quan trọng nhất khiến họ di cư. Không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong việc lựa chọn lý do này (tỷ lệ tương ứng là 56,1% và 49,6%).

Hà Nội không quá xa quê, đi lại thuận tiện và có thể tranh thủ về quê bất kỳ lúc nào cũng là lý do đưa Hà Nội trở thành địa điểm nhập cư hấp dẫn. Phần lớn những người di cư tự do trong mẫu khảo sát của chúng tôi không phải là những người di cư lâu dài. Họ thường có xu hướng ra Hà Nội làm việc nhưng con cái và gia đình họ vẫn ở quê, nói cách khác, Hà Nội là nơi làm việc chứ không phải chỗ ở lâu dài của họ. Nhiều người trong số họ ra làm việc những lúc nông nhàn, đến mùa vụ, họ vẫn trở về quê cấy gặt. Vì vậy, khoảng cách cũng là một yếu tố có ý nghĩa nhất định trong quyết định di cư ra Hà Nội.

Đáng chú ý là mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quyết định chọn Hà Nội làm địa điểm di cư. Có 44,7% người được hỏi chọn Hà Nội thay cho các điểm di cư khác vì có nhiều người làng đang làm ở đây. Yếu tố giới tính có quan hệ chặt chẽ với việc lựa yếu tố này: có 38,6% nữ chọn lý do này, cao hơn 12,6% so với nam giới (p <0,001). Dường như, vai trò của mạng xã hội đối với người phụ nữ quan trọng hơn so với nam giới. Phải chăng phụ nữ cần đến sự hỗ trợ của mạng lưới cao hơn nam giới hay có người quen sẽ giúp cho họ cảm giác yên tâm hơn khi làm việc ở nơi xa lạ? Ngoài ra, có khoảng 16,6% số người được hỏi chọn thành phố này vì có người làng giới thiệu việc làm. Vì vậy, họ sẽ không khó khăn trong việc tìm việc làm. Ngoài ra, có 5,3% chọn Hà Nội do có họ hàng sống ở thành phố này. Như vậy, mạng xã hội giúp người di cư quyết tâm hơn khi chọn Hà Nội làm điểm đến.

Có thể thấy rằng, không quá xa quê, dễ tìm việc, dễ kiếm tiền hơn và có nhiều người làng làm là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quyết định chọn Hà Nội là địa điểm nhập cư. Nếu như hai yếu tố đầu không có sự khác biệt giữa hai giới thì yếu tố mạng xã hội có ý nghĩa đối với phụ nữ hơn nam giới.

Khi tìm hiểu về người gợi ý việc di cư, chúng tôi cũng nhận thấy tầm quan trọng của mạng xã hội của người di cư. Số người được hàng xóm, bạn bè gợi ý chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 42%, cao hơn cả nhóm tự bản thân (30,7%) và người thân (bố mẹ, họ hàng: 21,9% và vợ/chồng: 6,1%) khởi xướng. Phải chăng, sự ra đi thành công của hàng xóm, bạn bè hoặc sự gợi ý của họ đã có tác động lớn tới ý tưởng di cư? Đáng chú ý là trong nhóm tự mình gợi ý, nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ khá nhiều, 39,5% so với 23,4% (p < 0,001). Điều này cho thấy dường như nam có khả năng độc lập hơn hơn nữ.

Trong số 700 người được hỏi, có tới gần 70% số người tự quyết định di cư, cao hơn nhiều so với tỷ lệ do cả nhà bàn bạc (20,9%), chồng/vợ quyết định (5,1%) hoặc bố/mẹ quyết định (3,3%). Để đưa ra được quyết định di cư không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Tỷ lệ tự ra quyết định khá lớn cho thấy người phụ nữ di cư tuy phụ thuộc khá nhiều vào sự gợi ý từ người khác nhưng họ vẫn là người chủ động trong quyết định di cư. Có sự khác biệt về giới khá rõ trong quyền quyết định di cư. Nếu như nam giới tự quyết định lên tới 80,3% thì tỷ

lệ này ở nữ giảm xuống còn 59,8% (p < 0,001). Ngược lại, trong nhóm do cả nhà bàn bạc hoặc chồng/ vợ quyết định ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Tỷ lệ phụ nữ di cư do gia đình quyết định cao gấp đôi nam giới (28,1% so với 12,2%, p < 0,001), do chồng quyết định cao gấp sáu lần nam giới (8,4% so với 1,3%). Như vậy, nam giới vẫn chủ động hơn so với phụ nữ trong quyết định di cư. Trong các gia đình ở Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn, vai trò tái sản xuất thường được gắn với phụ nữ, vì vậy, ra Hà Nội làm việc đồng nghĩa với việc họ sẽ không thực hiện được vai trò này. Do đó, quyết định di cư đối với họ cũng trở nên khó khăn hơn.

Tóm lại, trước khi ra Hà Nội làm việc, phần lớn người di cư đều chưa có kinh nghiệm làm việc xa nhà nên quyết định di cư đối với họ không hề dễ dàng. Việc thiếu đất canh tác, thu nhập ở quê quá thấp và mong ước cải thiện điều kiện kinh tế gia đình là những lực đẩy chính đối với quyết định di cư của họ. Quan niệm rằng thủ đô dễ kiếm việc trở thành yếu tố quan trọng nhất khiến họ lựa chọn Hà Nội để di cư. Ngoài ra, yếu tố không quá xa quê, dễ đi lại và có nhiều người làng đang làm ở Hà Nội cũng là nhân tố thôi thúc họ chọn thủ đô thay cho các địa điểm khác, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Hàng xóm đóng vai trò quan trọng trong việc gợi ý di cư nhưng quyết định việc di cư vẫn là từ người di cư. Đối với người phụ nữ, khả năng tự quyết của họ thấp hơn nam giới, họ phải phụ thuộc vào gia đình và người chồng nhiều hơn.

2.2. Những khó khăn về việc làm với ngƣời di cƣ tự do

Dường như, để tìm được một việc làm tại Hà Nội không phải là một vấn đề quá khó khăn đối với người di cư hay nói cách khác, họ không mất nhiều thời gian để tìm việc (vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn ở phần sau). Hầu hết những người di cư được khảo sát đều đã tìm hiểu và lựa chọn công việc từ trước khi ra Hà Nội thông qua người làng, họ hàng hoặc người thân trong gia đình (chiếm 80%). Vì thế, họ thường có việc làm ngay khi ra thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, họ vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức và thương tổn. Để có được cái nhìn xuyên suốt hơn về những khó khăn này, chúng tôi tập trung phân tích qua hai thời kỳ: khi bắt đầu làm việc tại Hà Nội và trong thời điểm hiện tại.

2.2.1. Những khó khăn trong thời gian đầu làm việc tại Hà Nội

Có 15,9% số người tham gia khảo sát cho biết họ không gặp khó khăn gì khi ra Hà Nội làm việc. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là sự cảm nhận bên ngoài vì những người trong mẫu nghiên cứu là nhóm chỉ làm những công việc đơn giản như đi bán hàng rong, bán báo,… không đòi hỏi nhiều kỹ năng và trình độ tay nghề cao. Do đó, một bộ phận người di cư có thể không ý thức được hết những trở ngại mà họ gặp phải.

Rời nhà ra thành phố tìm việc, người di cư tự do phải làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, khác biệt so với quê hương của họ. Dù những thông tin từ người thân, họ hàng hoặc người quen rất hữu ích trong việc giúp họ nhanh chóng xác định và tìm được việc cũng như có được những hình dung ban đầu về đô thị nhưng môi trường làm việc mới mẻ vẫn khiến họ gặp không ít khó khăn. Trong số 700 người được khảo sát, có 587 người gặp ít nhất một khó khăn trong những ngày đầu mới ra Hà Nội làm việc, chiếm 83,9%. Trong đó, 58,6% người có từ hai khó khăn trở lên, có người thậm chí còn gặp phải bốn (6,1%), năm (2,4%) hoặc sáu khó khăn (0,9%) đồng thời. Trung bình, mỗi người di cư tự do gặp phải khoảng 2 khó khăn và không có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ. Như vậy, công việc tại Hà Nội trong thời gian đầu không hề dễ dàng đối với người di cư tự do dù họ không quá khó khăn để tìm được việc làm và đã có sự chuẩn bị nhất định trước khi di cư.

Biểu 2.3. Những khó khăn người di cư tự do gặp phải trong thời gian đầu làm việc ở Hà Nội (%)

Nguồn. Báo cáo “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”

Công việc quá nặng nhọc cũng là một trong những khó khăn lớn với những người lao động nhập cư. Trung bình cứ 5 người lao động có 1 người gặp phải khó khăn này. Thậm chí, có người còn cho rằng“Hồi mới ra thấy cuộc sống khổ cực quá, vất vả, nghĩ lại cũng sợ” “Ở quê 7h sáng ăn cơm thấy sướng, mới ra đây nhìn cảnh 3h sáng rủ nhau ăn uống để đi gánh, cảm thấy khổ, gánh gồng vất vả. Đi nửa tháng chân tay chùn ra, mỏi nhừ, người đau ê ẩm, có người nhờ gánh cũng xin chịu. Mệt mỏi, cảm thấy cuộc sống khổ quá” (Nữ, 1974, THCS, buôn bán). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng để có việc làm tại Hà Nội, những người di cư tự do phải chấp nhận những công việc rất vất vả [16, tr.77]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, dù phần lớn người di cư đã có sự chuẩn bị nhất định qua việc trao đổi, hỏi han kinh nghiệm và đi làm cùng những người thân, họ hàng hoặc người cùng làng nhưng khi trực tiếp lao động tại Hà Nội, một nhóm người di cư vẫn cảm thấy công việc không đúng như dự kiến (11,2%). Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhóm người di cư chưa tìm hiểu thông tin về ngành nghề, nơi đến và thậm chí nếu có chuẩn bị hành trang cho việc ra đi thì thông tin đến được người di cư vẫn chưa đầy đủ. Không có chỗ ngồi bán nhất định, bị xua đuổi (21,6%), công việc không ổn định (16,2%) và không có mối quen (11,4%) cũng là những khó khăn gây ảnh hưởng đến người lao động trong thời kỳ đầu mới làm việc tại Hà Nội. Đáng chú ý là việc không có mối quen có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ di cư. Nếu như chỉ có 5,9% phụ nữ trả lời gặp phải khó khăn này thì tỷ lệ này ở nam cao gần gấp 3 lần với 18%. Điều này phải chăng do phụ nữ đã có sự chuẩn bị tốt hơn nam giới trong việc

Một phần của tài liệu việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội (Trang 36)