10. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Những khó khăn trong thời gian đầu làm việc tại Hà Nội
Có 15,9% số người tham gia khảo sát cho biết họ không gặp khó khăn gì khi ra Hà Nội làm việc. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là sự cảm nhận bên ngoài vì những người trong mẫu nghiên cứu là nhóm chỉ làm những công việc đơn giản như đi bán hàng rong, bán báo,… không đòi hỏi nhiều kỹ năng và trình độ tay nghề cao. Do đó, một bộ phận người di cư có thể không ý thức được hết những trở ngại mà họ gặp phải.
Rời nhà ra thành phố tìm việc, người di cư tự do phải làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, khác biệt so với quê hương của họ. Dù những thông tin từ người thân, họ hàng hoặc người quen rất hữu ích trong việc giúp họ nhanh chóng xác định và tìm được việc cũng như có được những hình dung ban đầu về đô thị nhưng môi trường làm việc mới mẻ vẫn khiến họ gặp không ít khó khăn. Trong số 700 người được khảo sát, có 587 người gặp ít nhất một khó khăn trong những ngày đầu mới ra Hà Nội làm việc, chiếm 83,9%. Trong đó, 58,6% người có từ hai khó khăn trở lên, có người thậm chí còn gặp phải bốn (6,1%), năm (2,4%) hoặc sáu khó khăn (0,9%) đồng thời. Trung bình, mỗi người di cư tự do gặp phải khoảng 2 khó khăn và không có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ. Như vậy, công việc tại Hà Nội trong thời gian đầu không hề dễ dàng đối với người di cư tự do dù họ không quá khó khăn để tìm được việc làm và đã có sự chuẩn bị nhất định trước khi di cư.
Biểu 2.3. Những khó khăn người di cư tự do gặp phải trong thời gian đầu làm việc ở Hà Nội (%)
Nguồn. Báo cáo “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”
Công việc quá nặng nhọc cũng là một trong những khó khăn lớn với những người lao động nhập cư. Trung bình cứ 5 người lao động có 1 người gặp phải khó khăn này. Thậm chí, có người còn cho rằng“Hồi mới ra thấy cuộc sống khổ cực quá, vất vả, nghĩ lại cũng sợ” vì “Ở quê 7h sáng ăn cơm thấy sướng, mới ra đây nhìn cảnh 3h sáng rủ nhau ăn uống để đi gánh, cảm thấy khổ, gánh gồng vất vả. Đi nửa tháng chân tay chùn ra, mỏi nhừ, người đau ê ẩm, có người nhờ gánh cũng xin chịu. Mệt mỏi, cảm thấy cuộc sống khổ quá” (Nữ, 1974, THCS, buôn bán). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng để có việc làm tại Hà Nội, những người di cư tự do phải chấp nhận những công việc rất vất vả [16, tr.77].
Ngoài ra, dù phần lớn người di cư đã có sự chuẩn bị nhất định qua việc trao đổi, hỏi han kinh nghiệm và đi làm cùng những người thân, họ hàng hoặc người cùng làng nhưng khi trực tiếp lao động tại Hà Nội, một nhóm người di cư vẫn cảm thấy công việc không đúng như dự kiến (11,2%). Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhóm người di cư chưa tìm hiểu thông tin về ngành nghề, nơi đến và thậm chí nếu có chuẩn bị hành trang cho việc ra đi thì thông tin đến được người di cư vẫn chưa đầy đủ. Không có chỗ ngồi bán nhất định, bị xua đuổi (21,6%), công việc không ổn định (16,2%) và không có mối quen (11,4%) cũng là những khó khăn gây ảnh hưởng đến người lao động trong thời kỳ đầu mới làm việc tại Hà Nội. Đáng chú ý là việc không có mối quen có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ di cư. Nếu như chỉ có 5,9% phụ nữ trả lời gặp phải khó khăn này thì tỷ lệ này ở nam cao gần gấp 3 lần với 18%. Điều này phải chăng do phụ nữ đã có sự chuẩn bị tốt hơn nam giới trong việc dựa vào mạng quan hệ xã hội của họ nên ít gặp phải khó khăn này hơn?
Đáng chú ý là một tỷ lệ người di cư phải lao động trong những ngành nghề nguy hiểm (3,9%) và lao động không có hợp đồng, kể cả hợp đồng miệng (2,9%). Tuy tỷ lệ này không lớn nhưng cũng gợi mở cho thấy để có thể bám trụ lại Hà Nội, người di cư đôi khi phải chấp nhận nhiều thiệt thòi, bất trắc, tự nguyện làm những công việc ngoài hợp đồng lao động hoặc những công việc nguy hiểm, ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với tính mạng, sức khỏe của họ. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Liên Hiệp quốc tại Việt Nam cho rằng người di cư thường tập trung làm những công việc ít được bảo vệ và thiếu hợp đồng lao động chính thức. Điều này dẫn tới việc họ ít có khả năng bảo vệ họ tránh khỏi những cách sử dụng lao
động không công bằng và dễ bị tổn thương [21, tr.9]. Tất nhiên, tỷ lệ người gặp phải khó khăn này không lớn có thể do bản thân người di cư tự chấp nhận, không coi đó là khó khăn hoặc do tỷ lệ người làm những việc thuê mướn này không cao.
Để hiểu sâu hơn về những khó khăn trong thời kỳ đầu làm việc tại Hà Nội, sau đây chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích ba khó khăn lớn nhất là cạnh tranh cao (34,9%), thường lạc đường (32,7%) và thu nhập hạn chế (29,8%).
2.2.1.1. Cạnh tranh cao
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Hà Nội cũng như các đô thị lớn như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút mạnh luồng di cư [3, tr.5]. Dòng người di cư từ nông thôn về Hà Nội quá nhiều khiến cho công việc trở nên khan hiếm và nảy sinh sự cạnh tranh việc làm giữa những người lao động. Đây cũng chính là khó khăn lớn nhất của người lao động khi làm việc tại Hà Nội (chiếm 34,9%). Trung bình, trong ba người di cư có một người gặp phải khó khăn này. Kết quả nghiên cứu của nhóm Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc đối với lao động nữ di cư tự do vào các thành phố cũng cho thấy tuy không bị người dân thành phố cạnh tranh trong công việc nhưng do số lượng dân di cư ngày một tăng nên giữa họ đã tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau trong công việc và do đó, khả năng tìm việc làm của lao động di cư trở nên khó khăn hơn [16, tr.78-79].
Bảng 2.1. Khó khăn do phải cạnh tranh cao theo giới tính, tuổi và học vấn
Có Không Tổng N % N % N % Chung 205 34,9 382 65,1 587 100 Giới tính Nam 102 38,3 164 61,7 266 100 Nữ 103 32,1 218 67.9 321 100 Độ tuổi khi di cƣ Dưới 24 tuổi 85 37,0 145 63,0 230 100 25-49 tuổi 118 34,6 223 65,4 341 100 Từ 50 tuổi trở lên 2 12,5 14 87,5 16 100 Trình độ học vấn Tiểu học 22 33,3 44 66,7 66 100 THCS 141 35,6 255 64,4 396 100 Trên THCS 42 33,6 83 66,4 125 100
Nguồn. Tác giả tính toán dựa trên số liệu đề tài “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”
Người di cư dù là nam hay nữ, dù ở độ tuổi và trình độ học vấn nào, người di cư đều vấp phải sự cạnh tranh cao trong công việc. Do hạn chế về mặt số liệu nghiên cứu, chúng tôi không thể xem xét mối quan hệ giữa công việc và mức độ cạnh tranh cao trong công việc thời kỳ đầu làm việc tại Hà Nội. Tuy nhiên, trong nhóm những người lao động vẫn làm một nghề từ lúc bắt đầu di cư đến bây giờ, có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa loại hình công việc và tính cạnh tranh cao (p < 0,01). Do đặc thù công việc, nghề giúp việc và công nhân, thợ xây gần như không gặp phải khó khăn này trong khi ở nhóm ngành tự kinh doanh và làm thuê, tỷ lệ này lên tới 37,9% và 43,7%.
Như vậy, cạnh tranh cao là một trong những khó khăn chủ yếu của người di cư khi mới bắt đầu làm việc tại Hà Nội, đặc biệt là ở nhóm ngành lao động làm thuê và tự kinh doanh. Người lao động không phân biệt nam hay nữ, ở độ tuổi nào khi bắt đầu di cư đều có thể gặp phải khó khăn này.
2.2.1.2. Thu nhập hạn chế
Mục đích kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động. Tuy nhiên, khi làm việc tại Hà Nội, thu nhập hạn chế là một trong những khó khăn lớn mà họ phải chấp nhận, chiếm khoảng 29,8% số người được hỏi. Dù bản thân người di cư cũng thừa nhận rằng thu nhập ở Hà Nội cao hơn ở quê nhưng do họ luôn mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn và sự cạnh tranh cao trong công việc khiến có việc ít và thu nhập giảm. Trình độ học vấn thấp khiến cho người di cư khó có thể tìm được những công việc có thu nhập cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam và nữ gặp phải khó khăn này dường như không có sự khác biệt đáng kể (tỷ lệ tương ứng là 28,5% và 30,7%).
Bảng 2.2. Khó khăn do thu nhập hạn chế theo giới tính, tuổi và học vấn Có Không Tổng N % N % N % Chung 175 29,8 412 70,2 587 100 Giới tính Nam 76 28,6 190 71,4 266 100 Nữ 99 30,8 222 69,2 321 100 Độ tuổi khi di cƣ Dưới 24 tuổi 78 33,9 52 66,1 230 100 25-49 tuổi 93 24,8 248 72,7 34 100 Từ 50 tuổi trở lên 4 25,0 12 75,0 16 100 Học vấn*** Tiểu học 19 288, 47 71,2 66 100 THCS 103 26,0 293 74,0 396 100 Trên THCS 53 42,4 72 57,6 125 100
Nguồn. Tác giả tính toán dựa trên số liệu đề tài “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”
(Mức ý nghĩa: *: p< 0,05 **:p<0,01 ***:p<0,001)
Phân tích theo độ tuổi khi di cư, nhóm tuổi dưới 24 dường như gặp phải khó khăn này cao hơn so với các nhóm tuổi 25-49 và từ 50 tuổi trở lên nhưng kiểm định khi bình phương cho thấy kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngược lại, yếu tố học vấn có quan hệ khá chặt chẽ với khó khăn về thu nhập hạn chế. Những người di cư có trình độ dưới phổ thông trung học phải khó khăn này với tỷ lệ cao hơn so với nhóm còn lại. Phải chăng trình độ học vấn cao hơn giúp cho người di cư dễ tìm được các công việc có thu nhập tốt hơn?
Đáng chú ý là khi xem xét mối quan hệ giữa việc làm và khó khăn do thu nhập hạn chế ở nhóm người di cư vẫn làm một nghề từ lúc bắt đầu di cư, kết quả nghiên cứu cho thấy tuy tính cạnh tranh trong các nhóm nghề tự do như tự kinh doanh hoặc làm thuê cao hơn nhưng dường như người lao động trong nhóm này lại có xu hướng hài lòng hơn với mức thu nhập thời kỳ đầu ra thành phố. Có khoảng ½ số người được hỏi ở nhóm công nhân và giúp việc đánh giá thu nhập thấp trong khi tỷ lệ này ở các nhóm còn lại chỉ khoảng 22-23% (p< 0,001). Điều này phải chăng là do những người làm nghề tự do hơn
có thể làm thêm nhiều ngành nghề và có thu nhập cao hơn hay do họ biết bằng lòng với thu nhập của mình hơn?
Tóm lại, thu nhập hạn chế cũng là một khó khăn lớn đối với người di cư trong thời gian đầu làm việc tại Hà Nội. Tuy không có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi trong nhận định này nhưng có sự khác biệt rõ rệt theo học vấn và loại hình công việc. Những người có trình độ học vấn cao hơn và có công việc mang tính tự do hơn dường như ít gặp phải khó khăn này hơn.
2.2.1.3.2.2.1.3. Thường đi lạc đường
Lạc đường trong thời gian đầu khi mới đến nơi nhập cư dường như là khó khăn chung của người di cư. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có khoảng 1/3 số người di cư được hỏi thừa nhận đây thực sự là vấn đề có ảnh hưởng đến việc làm của họ. Người di cư dù ở nhóm tuổi nào, dưới 24 tuổi, từ 25-49 tuổi hoặc từ 50 tuổi trở nên khi mới ra Hà Nội đều gặp phải khó khăn này. Tuy nhiên, khi phân tích dưới góc độ giới, tỷ lệ phụ nữ gặp phải khó khăn này có sự chênh lệch so với nam giới. Phụ nữ thường hay gặp phải khó khăn này hơn nam giới, 36,3% so với 28,1%.
Bảng 2.3. Khó khăn do thường lạc đường theo giới tính, tuổi khi di cư và học vấn
Có Không Tổng N % N % N % Chung 192 32,7 395 67,3 587 100 Giới* Nam 75 28,2 191 71,8 267 100 Nữ 117 36,4 204 63,6 321 100 Độ tuổi khi di cƣ Dưới 24 tuổi 64 27,8 166 72,2 230 100 25-49 tuổi 123 36,1 218 63,9 341 100 Từ 50 tuổi trở lên 5 31,3 11 68,8 16 100 Học vấn** Tiểu học 29 43,9 37 56,1 66 100 THCS 136 34,3 260 65,7 396 100 Trên THCS 27 21,6 98 78,4 125 100
Nguồn. Tác giả tính toán dựa trên số liệu đề tài “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”
(Mức ý nghĩa: *: p< 0,05 **:p<0,01 ***:p<0,001)
Phân tích mối quan hệ giữa trình độ học vấn và việc đi lạc đường cho thấy trình độ học vấn càng cao, người di cư càng ít gặp phải khó khăn này hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn. Có 43,9% người được hỏi có trình độ tiểu học gặp thường bị lạc đường trong khi tỷ lệ này ở các nhóm có trình độ trung học cơ sở và từ phổ thông trung học trở lên lần lượt là 34,3% và 21,6%. Khó khăn này ở nhóm thường xuyên phải đi lại như bán hàng rong đi làm thuê dường như nghiêm trọng hơn so với nhóm làm giúp việc hoặc công nhân. Có 43,3% người tự kinh doanh và 28,9% lao động làm thuê gặp phải khó khăn này so với tỷ lệ này ở nhóm giúp việc (0%) và công nhân (10,7%). Kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi cũng cho thấy điều này.
Ra đường thì sợ ô tô, thấy đông quá thì không biết đi lối nào, đến ngã tư đèn xanh đèn đỏ thì không phân biệt được, không biết thế nào. Hồi mới lên thì chưa đi xe đạp như bây giờ mà chỉ gánh về nhà đau hết vai, lâu không gánh, lại nặng và mỏi chân (Nữ, 1974, THCS, bán hàng).
Cũng có khi chúng tôi có những người ở quê khôngbiết, đi ngược chiều thì họ đâu có thương tiếc, họ vứt lên xe. Theo tôi, chấp hành thì chúng tôi phải chấp hành, nhưng có những người chúng tôi mới lên thành phố chưa hiểu biết hết. Những cái đấy là theo tôi là khó khăn cho chúng tôi (Nam, 1969, tiểu học, đồng nát).
Như vậy, nếu như độ tuổi khi di cư dường như không có ảnh hưởng gì tới việc đi lạc đường thì phụ nữ và những người có trình độ học vấn thấp hơn thường gặp phải khó khăn này nhiều hơn so với nam giới và những người có học vấn cao hơn.
Tóm lại, khi mới ra Hà Nội làm việc, người di cư có thể gặp phải nhiều khó khăn như công việc không ổn định, không đúng như tưởng tượng và thậm chí là nguy hiểm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với họ chính là khó khăn do thu nhập hạn chế, thường đi lạc và tính cạnh tranh cao trong công việc. Tùy từng nhóm ngành nghề cụ thể, người di cư có thể phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Trong khi không có sự phân biệt giữa người di cư ở các nhóm tuổi khi đối mặt với khó khăn thì yếu tố giới tính, trình độ học vấn và cả nghề nghiệp đầu tiên có mối quan hệ nhất định với những khó khăn mà người di cư tự do gặp phải.