Khó khăn trong công việc hiện tại

Một phần của tài liệu việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội (Trang 49)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Khó khăn trong công việc hiện tại

Sau một thời gian làm quen với cuộc sống và công việc nơi đô thị, người di cư tự do đã dần thích ứng hơn với cuộc sống và môi trường mới. Nếu như thời gian đầu mới ra Hà Nội làm việc, có tới 84,1% số người được khảo sát gặp khó khăn trong công việc, đến hiện tại, con số này đã giảm xuống còn 61,3%. Có 38,7% người được hỏi cho biết họ không còn gặp khó khăn nào hiện nay. Đáng lưu ý là tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ, 44,2% so với 34,1% (p < 0,01). Số liệu này cho thấy dường như nam giới có khả năng thích ứng và vượt qua khó khăn tốt hơn so với phụ nữ.

Trong những trở ngại phát sinh từ khi mới ra Hà Nội làm việc, người di cư tự do đã vượt qua một số khó khăn như thường lạc đường, công việc không như tưởng tượng,… Bên cạnh đó, còn những trở ngại từ ngày đầu vẫn tồn tại trong công việc hiện tại. Kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi cho thấy đến nay, những khó khăn như thu nhập hạn chế, tính cạnh tranh cao, công việc nặng nhọc, kém ổn định,… vẫn là những mối đe dọa thường xuyên đối với nhiều người di cư. Trong số 24 trường hợp phỏng vấn sâu của chúng tôi, tính cạnh tranh cao và công việc nặng nhọc vẫn là những khó khăn được nhiều người nhắc đến.

Có 7/24 đối tượng phỏng vấn sâu của chúng tôi gặp khó khăn do mức độ cạnh tranh cao trong công việc, tập trung vào nhóm đối tượng buôn bán và làm thuê cả nam và nữ. Vì quá nhiều người làm nên việc buôn bán trở nên“ế hàng hơn” (Nữ, 1962, THCS, bán hàng rong) và “mức lãi cũng ít đi” (Nữ, 1984, PTTH, bán hàng). Đối với những người làm thuê, cạnh tranh cao khiến cho họ “chậm là không có việc, chậm chân là không có việc ngay. Chỉ chậm là mất. Bây giờ chúng em khó khăn nhất là việc chợ phức tạp, đông người, mỗi người một quê thế là cũng chả nể nhau đâu, tranh nhau hết, tranh cướp nhau ở chợ, rồi chửi bới nhau là chuyện bình thường

(Nam, 1980, PTTH, kéo xe đẩy).

Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng sự cạnh tranh trong công việc ngày càng trở nên gay gắt hơn vì dòng người di cư đổ về Hà Nội ngày càng nhiều hơn. “Bây giờ, người ta lên đây người ta làm đông. Ngày xưa ít người thì làm cũng được, bây giờ thì nhiều người. Ngày xưa một ô tô có hai, ba xe đẩy thôi nhưng mà bây giờ hai cái

ô tô có những 10 cái xe thì nó phải ít việc hơn” (Nam, 1980, PTTH, kéo xe đẩy). Nghiên cứu của Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc cũng cho thấy số lượng dân di cư ngày một tăng tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau trong công việc và xuất hiện tình trạng người lao động tự do phải thuê, nhận lại công việc từ các “cai đầu dài” [16, tr.79].

Cùng với sự cạnh tranh cao, công việc nặng nhọc cũng là một khó khăn tiếp tục gây trở ngại cho nhiều người di cư trong thời điểm hiện tại. Có 8/24 người được phỏng vấn sâu cho rằng công việc của họ “vất vả lắm, thực sự vất vả lắm” (Nam, 1971. trung cấp, kéo xe đẩy) và “nhọc nhằn lắm” (Nữ, 1970, tiểu học, làm thuê). Dù đã có một thời gian làm quen và thích nghi nhưng họ vẫn không quen được “Bây giờ thì đã làm lâu, mọi thứ ổn cả rồi nhưng thực ra việc mình làm đòi hỏi sức lực và thời gian tương đối nhiều nên thấy cũng vất vả” (Nam, 1982, THCS, công nhân in).

Ngoài ra, một số lao động vẫn gặp khó khăn do công việc không ổn định (3/24 trường hợp) hoặc thu nhập thấp (2/24 trường hợp). Như vậy, có thể thấy những khó khăn này không chỉ diễn ra trong thời kỳ ban đầu mà vẫn còn ảnh hưởng đến công việc hiện tại của người di cư tự do. Tuy nhiên, trong phạm vi phần phân tích dưới đây, chúng tôi muốn đi sâu hơn vào phân tích một số khó khăn mang tính đặc thù hơn trong nghề nghiệp hiện tại của người di cư tự do.

Biểu 2.4. Một số khó khăn trong công việc hiện tại (%)

Nguồn. Báo cáo “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”

Trong quan hệ đối với người chủ thuê lao động, nhiều khi người di cư cũng gặp phải bất lợi. Có 4,2% người đã từng bị chủ mắng chửi, miệt thị và coi thường. Một bộ phận người lao động còn bị trả thiếu hoặc không được trả tiền công (chiếm 17,2%). “Có khi đi làm cũng gặp người hẳn hoi thì người ta ví dụ đáng gánh độ năm nghìn thì người ta cho năm nghìn nhưng có người thì người ta chỉ trả độ ba nghìn thôi chẳng hạn. Nếu mình có nói thì người ta lại cậy dân ở đây. Đôi khi ví dụ mình bảo sao cô trả rẻ thế thì có khi người ta còn chửi” (Nữ, 1974, tiểu học, làm thuê).Nam giới gặp phải khó khăn này cao hơn phụ nữ. Tỷ lệ bị trả công thiếu hoặc không được trả công ở nam giới chiếm tới 25,0%, cao gấp đôi so với phụ nữ (chiếm 11,7%). Điều này có thể do nam giới thường làm thuê làm công nhiều hơn còn phụ nữ hay làm những nghề tự do như buôn bán hàng rong nhiều hơn.

Có khoảng 10,5% số người được hỏi đã từng bị đe dọa, uy hiếp, trong đó, không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ với số liệu tương ứng là 11,1% và 10,1%. Như vậy, cả nam và nữ đều có thể gặp phải hiện tượng này. Số liệu này tuy không lớn nhưng cũng hé mở một thực trạng rất đáng chú ý về địa vị của người di cư tự do tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung hiện nay. Kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi cũng cho thấy dường như người di cư trở thành đối dễ bị bọn trấn lột, nghiện hút cướp giật tài sản, thậm chí bị đe dọa đến tính mạng “có người bán hàng như bọn em còn bị người ta cầm kim tiêm đe dọa bắt đưa tiền. Em thì chưa bị nhưng một số người bán hàng như bọn em thì đã gặp phải. Trong túi có trăm nghìn, bị dọa thế là cuống lên, có bao nhiêu thì cũng phải đưa bấy nhiêu” (Nữ, 1974, THCS, bán hàng rong).

Một trở ngại khác cũng gây ra áp lực đối với nhiều người di cư là sự kỳ thị của một số cư dân thành phố với cách gọi miệt thị thường thấy nhất là “ê, nhà quê”, “cái con bé kia”,… Tỷ lệ người đã gặp phải tình huống này chiếm 29,1% số người còn gặp khó khăn trong công việc hiện tại. Không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong trong khăn này với tỷ lệ tương ứng là 30,7% và 27,2%. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng sự kỳ thị này chỉ xuất phát từ một bộ phận dân cư đô thị “Có những nhà người ta rất là tốt, coi người thợ như quần chúng chẳng hạn, nhưng có những nhà người ta khinh, kiểu như là nông thôn ra đây kiếm tiền. Nhưng mà đa số

những người công chức là người ta quý mến người lao động mình, người ta không phân biệt đối xử. Còn những người giàu theo kiểu từ gốc dạ giầu lên, những người buôn bán giàu có thì hay coi khinh dân ngoại tỉnh lắm” (Nam, 1975, THCS, thợ mộc). Nghiên cứu của Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho thấy người di cư thường bị cô lập vì họ bị người bản xứ coi là không đáng tin cậy và phiền toái [22, tr.34]. Thậm chí, họ còn bị phân biệt đối xử và bị coi là gốc rễ của những tệ nạn xã hội như tội phạm, cờ bạc, mại dâm. Trong phỏng vấn sâu của chúng tôi cũng có trường hợp người di cư bị bắt bớ mà không có lý do “Ra Hà Nội nhiều khi cũng sợ, ví như đứng ở ngã 3 chờ khách nhiều khi tự nhiên công an bắt, đánh người, nhốt 15 ngày ở Đồng Dầu (Gia Lâm), thúc dùi cui vào đầu, lưng, cho ăn uống không đầy đủ, nhốt người như thế không biết lý do” (Nam, 1974, THCS, bán hàng rong). Sự kỳ thị của người dân không di cư khiến cho quá trình hội nhập vào môi trường và cuộc sống mới của người di cư trở nên nhọc nhằn, vất vả hơn.

Có 47,8% người gặp khó khăn do có thể bị công an tịch thu hàng hóa. Đây cũng là những khó khăn mà nhiều người di cư gặp phải nhất. Để có thể hình dung rõ hơn, sau đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích sâu hơn về khó khăn này. Bị công an phạt hoặc tịch thu hàng hóa là một khó khăn mang tính chất rất đặc thù đối với những người làm nghề kinh doanh tự do như bán hàng rong. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có khoảng ¾ người bán hàng rong lo lắng về việc này. Ngoài ra cũng có một bộ phận người làm thuê theo giờ các nghề như làm xe đẩy cũng lo sợ việc này (chiếm 22,0%). Đây cũng là nỗi lo thường trực đối với họ, nhất là khi Quyết định 02/2008 “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấm bán hàng rong trên 62 tuyến phố đã được triển khai. Có ý kiến còn cho rằng “Chính sách cấm bán hàng rong thì chúng tôi khốn khổ vô cùng. Có lúc công an đuổi chạy đổ cả xoong ngô đổ ra đường, bẩn hết thế là lỗ vốn. Trước phạt thì chỉ 20 đến 50 nghìn thôi, bây giờ phải tám chục đến một trăm, có khi còn bị thu cả xoong (mà mỗi cái xoong cũng phải 200 ngàn), có khi còn bị thu cả xe đạp...Bán hàng mà cứ mắt la mày lém, suốt ngày phải ngóng công an” (Nữ, 1962, THCS, bán hàng rong).

Bảng 2.4. Khó khăn do bị phạt, tịch thu hàng hóa theo giới tính, độ tuổi hiện tại, trình độ học vấn và công việc hiện tại

Không Tổng N % N % N % Chung 209 47.8 228 52.2 437 100 Giới tính*** Nam 56 31,5 124 68,5 180 100 Nữ 151 60,6 104 39,4 257 100

Độ tuổi hiện tại*

Dưới 24 tuổi 19 29,7 45 70,3 65 100 25-49 tuổi 165 51,2 157 48,8 322 100 Từ 50 tuổi trở lên 23 56,1 18 43,9 42 100 Trình độ học vấn** Tiểu học 31 59,6 21 40,4 53 100 THCS 150 50,7 151 49,3 301 100 Trên THCS 26 32,9 56 67,1 83 100

Công việc hiện tại***

Giúp việc 0 0 1 100 1 100

Tự kinh doanh 173 72,4 66 27,6 239 100

Làm thuê 33 22,0 117 78,0 150 100

Công nhân 1 3,1 31 96,9 32 100

Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu đề tài “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào thành phố và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”

(Mức ý nghĩa: *: p< 0,05 **:p<0,01 ***:p<0,001)

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ lo lắng bị phạt, bị tịch thu hàng hóa cao gần gấp đôi so với nam giới (tỷ lệ tương ứng là 59,5% và 31,1%). Điều này có thể được giải thích là do tỷ lệ phụ nữ làm các nghề như bán hàng rong, đồng nát thường cao hơn nhiều so với nam giới. Mặt khác, bản tính của phụ nữ cùng thường hay lo sợ hơn nam giới. “Nhìn thấy xe họ đi dẹp thì mình chạy vào ngõ, làm ăn kiểu này khổ lắm, cứ phải vừa bán vừa để ý, chạy như vịt cả. Trước thì cũng ổn định nhưng bây giờ cứ bắt bớ thế này thì khó nói lắm, lúc được lúc không, hôm nào bị đuổi nhiều thì bán khó lắm” (Nữ, 1973, THCS, bán hàng rong).

Xét theo độ tuổi khi di cư, những người lớn tuổi hơn lo sợ việc này hơn so với nhóm trẻ. Chỉ có 38,4% những người dưới 24 tuổi gặp khó khăn này trong khi

tỷ lệ này ở nhóm 25-49 tuổi và nhóm từ 50 tuổi trở lên đều xấp xỉ ½ số người được hỏi. Dường như, những người trẻ tuổi hơn có khả năng thích nghi và phản ứng linh hoạt, mau lẹ hơn khi gặp công an nên họ ít lo sợ hơn.

Phân tích mối quan hệ giữa trình độ học vấn và việc lo bị phạt, tịch thu hàng hóa cho thấy có 60,4% người được hỏi có trình độ tiểu học sợ tình huống này và tỷ lệ này ở nhóm có học vấn trung học cơ sở và trên trung học cơ sở giảm dần xuống còn 49,8% và 32,5%. Như vậy, học vấn càng cao, người di cư càng ít lo lắng vấn đề này hơn. Phải chăng, khi có trình độ học vấn cao hơn, người di cư thường làm những công việc mang tính ổn định hơn như công nhân, thợ xây,… nên ít phải đi buôn bán và phải đối diện với tình huống này hơn.

Tóm lại, đến thời điểm hiện tại, số người di cư gặp khó khăn đã giảm so với thời kỳ đầu mới ra Hà Nội làm việc nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao với khoảng 2/3 số người được phỏng vấn. Tỷ lệ phụ nữ còn gặp khó khăn cao hơn nhiều so với nam giới. Người di cư tự do vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong đó có cả những khó khăn vốn đeo đuổi họ từ khi mới bắt đầu ra Hà Nội tìm việc như tính cạnh tranh cao, công việc nặng nhọc. Trong công việc hiện tại, khó khăn lớn nhất đối với họ là khả năng bị công an phạt, tịch thu hàng hóa. Phụ nữ di cư làm công việc buôn bán tự do cao hơn nhiều so với nam giới nên họ cũng gặp phải khó khăn này nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, sự coi thường, kỳ thị của người thành phố, không được trả đủ công, bị chủ mắng chửi, bị kẻ xấu đe dọa uy hiếp cũng là những trở ngại trong công việc của họ, không phân biệt là nam hay nữ.

Như vậy, người di cư tự do từ nông thôn ra Hà Nội kiếm sống phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Trở ngại không nằm ở quá trình tìm việc mà trong quá trình làm việc. Như cách giải thích của lý thuyết thị trường lao động đôi, trong thị trường có một phân khúc thị trường gồm những công việc thấp kém, vất vả, không ổn định, thu nhập thấp mà người dân không di cư không làm, dường như dành riêng cho người di cư tự do. Vì vậy, họ không khó khăn để tìm việc nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi làm việc. Sau một thời gian làm việc, cho đến thời điểm này, vẫn còn khoảng 2/3 số người được hỏi gặp khó khăn trong quá trình làm việc. Tùy

từng thời điểm, có thể người di cư phải nếm trải thêm những vất vả khác nhau. Ở giai đoạn đầu mới ra Hà Nội, những khó khăn như công việc không đúng như tưởng tượng, thường đi lạc đường gây khó khăn cho họ. Trong công việc hiện tại, người di cư hay gặp phải khó khăn do bị tịch thu hàng hóa, bị mắng chửi. Nhìn chung, những khó khăn như thu nhập hạn chế, tính cạnh tranh cao, công việc vất vả,… là những khó khăn mang tính xuyên suốt trong quá trình làm việc của người di cư. Dường như, trở ngại trong công việc của người di cư tự do kéo dài không bao giờ hết vì đấy là những đặc tính của phân khúc thị trường lao động dành riêng cho họ. Nhìn chung, dù hầu như không có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ trong việc bị kỳ thị, bị mắng chửi,… nhưng nam giới có khả năng thích ứng cao hơn phụ nữ nên tỷ lệ nam giới không gặp phải khó khăn nào nhiều hơn.

2.3. Sự thích ứng của ngƣời di cƣ tự do

Công việc và môi trường làm việc tại Hà Nội chứa đầy những khó khăn và rủi ro không dễ vượt qua đối với người di cư. Vì vậy, tìm ra các biện pháp để thích ứng không phải là điều dễ dàng. Để tìm hiểu về các biện pháp thích ứng của người di cư, chúng tôi tập trung phân tích các biện pháp ứng phó và công việc hiện tại của người di cư.

2.3.1. Các biện pháp ứng phó

Công việc và cuộc sống mới tại Hà Nội đầy rẫy những khó khăn, vất vả mà đôi lúc tưởng như người di cư tự do khó có thể vượt qua được. Thậm chí, nhiều khi, họ đã nghĩ tới việc quay về quê “Cũng có nhiều lúc em cũng chán nghĩ bỏ về

Một phần của tài liệu việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)