4. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.4. Sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ: Sổ kế toán tổng hợp: Được mở cho tài khoản tổng hợp, tùy theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng mà có các sổ kế toán khác nhau.
Sổ kế toán chi tiết: Sổ được mở để phản ánh chi tiết một đối tượng cụ thể. Mẫu sổ chi tiết tùy theo đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ của doanh nghiệp mà được mở và thiết kế cho phù hợp với công việc theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Tùy theo mô hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý mà kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức sau:
a. Hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung (Phụ lục)
- Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ, sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái. Hình thức này gồm các loại sổ: sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt, sổ Cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT,…kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, đồng thời vào sổ cái chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, sau đó lấy số liệu ghi vào Sổ Cái các tài khoản 621, 622, 627, 154,…
Cuối tháng, quý hoặc năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh, sau đó lập các BCTC dựa trên số liệu của Sổ Cái các tài khoản và Bảng tổng hợp chi tiết sau khi đã đối chiếu kiểm tra.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
b. Hình thức Nhật ký – sổ cái
- Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một sổ kế toán duy nhất là sổ Nhật ký - sổ cái. Số liệu để ghi vào sổ dựa vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho NVL, CCDC; hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT, hóa đơn tiền điện,…
Hình thức này gồm các loại sổ : Nhật ký - sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết - Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất, hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT,… hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái. Sau khi đã ghi sổ Nhật ký - Sổ cái, kế toán tiếp tục ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan như: sổ chi tiết TK 154, TK621, TK622, TK627.
Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái các TK 154, TK 621, TK 622, TK627 để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ số phát sinh các tháng trước và tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế đến cuối tháng này. Căn cứ số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính số dư cuối tháng của các TK 154, TK621, TK622, TK627 trên Nhật ký - sổ cái.
Các sổ kế toán chi tiết TK 154, 621, 622, 627 cũng được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, Có và tính số dư cuối tháng của từng đối tượng, là căn cứ để lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Nhật ký - sổ Cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khoá sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính .
c. Hình thức Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Phụ lục)
- Đặc điểm và cách lập các chứng từ, sổ sách
Sổ cái các TK 621, 622, 627: Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Hằng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái, cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau. Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm kế toán phải khóa sổ, cộng số phát sinh
Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập BCĐSPS và BCTC.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với BCĐSPS. Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng dồn tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với BCĐSPS.
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
- Trình tự ghi sổ
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán, kế toán ghi chứng từ ghi sổ và vào các sổ chi tiết TK 154, TK621, TK622, TK627. Từ các chứng từ ghi sổ, hàng ngày kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Cuối tháng, định kỳ từ các chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái các TK154, TK621, TK622, TK627. Từ các sổ chi tiết TK 154, TK621, TK627, TK622, kế toán làm bảng tổng hợp chi tiết, sau đó so sánh, kiểm tra đối chiếu với sổ cái chi tiết tương ứng các TK 154, Tk621, TK622, TK627 về số phát sinh trong kỳ.
Căn cứ vào sổ cái các TK154, TK621, TK622, TK627 và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập BCĐSPS sau đó đối chiếu kiểm tra với Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
d. Hình thức Nhật ký - Chứng từ
Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ ( Phụ lục)
- Đặc điểm
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có các tài khoản kết hợp phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Sử dụng mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế và lập Báo cáo tài chính.
Các loại sổ sử dụng trong hình thức này: Nhật ký - chứng từ, bảng kê, Sổ Cái, sổ thẻ kế toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã kiểm tra để ghi trực tiếp vào các Nhật ký - chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết các TK154, TK621, TK622, TK627.
Cuối tháng, định kỳ khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - chứng từ, đối chiếu số liệu với các sổ kế toán chi tiết các TK 154, TK621, TK622, TK627, Bảng tổng hợp chi tiết liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái các TK tương ứng.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và Nhật ký - chứng từ, Bảng kê, Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
e. Hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính (phụ lục)
- Đặc điểm
Công việc kế toán được thực hiện trên một phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo một trong bốn hình thức kế toán trên hoặc kết hợp các hình thức. Phần mềm không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in ra đầy đủ sổ kế toán và Báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không giống hoàn toàn với mẫu sổ ghi bằng tay.
- Trình tự ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã kiểm tra để ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn. Sau khi cập nhật dữ liệu vào phần mềm, các thông tin sẽ tự động chuyển vào các sổ kế toán liên quan như: sổ chi tiết các TK154, TK621, TK622, TK627; Sổ cái các TK;…
Cuối tháng kế toán thực hiện khoá sổ và lập Báo cáo tài chính. Thực hiện các thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng hoặc cuối năm các sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CHẢO SH 30 TẠI CÔNG TY TNHH SUNHOUSE (VIỆT NAM) 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và ảnh hưởng của nhân tố môi trường
đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam)
2.1.1. Khái quát chung về công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam)
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên đầu đủ: Công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam) Ngày thành lập: Năm 2000
Địa chỉ: Km 21 Đại Lộ Thăng Long, xã Ngọc Liệp – Quốc Oai – Hà Nội Mã số thuế: 0500464754
Số điện thoại: 0433940848 Fax: 0433943627 Email: quocoai@sunhouse.com.vn
Giám đốc công ty: Nguyễn Xuân Phú
Hình thức công ty: Liên doanh liên kết (Việt Nam – Hàn Quốc) Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất đồ gia dụng cao cấp
2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam là một công ty có quy mô vừa và nhỏ tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng với nhiều sản phẩm mang tính đột phá trong công nghệ sản xuất đồ gia dụng như bộ nồi inox, chảo chống dính, bộ nồi nhôm đặc biệt hiện nay công ty đang sản xuất một mặt hàng cao cấp Bộ nồi Anod với công nghệ Anodized lạnh tiên tiến của thế giới
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất Chảo SH 30 tại công ty Sunhouse
Đĩa nhôm tấm inox Dập lần 1 Dập lần 2 Cắt viền mép Đóng gói KCS Hàn đáy Hàn cán chảo Phun sơn Đánh thủ công Đánh bóng TĐ ngoài Đánh bóng TĐ trong
Giải thích quy trình:
Đĩa nhôm, tấm inox là nguyên vật liệu đầu tiên được đưa vào máy dập lần 1 để tạo ra kích thước lòng chảo => Dập lần 2 để tạo kích thước chiều cao chảo => Cắt viền mép để loại bỏ những mavia thừa => Chuyển sang bộ phận đánh bóng tự động bên trong và ngoài ngoài => Bộ phận đánh bóng thủ công => Hàn đáy cho chảo => Hàn tay cầm của chảo => Phun sơn => Hoàn thành và chuyển sang phòng KCS để kiểm tra toàn diện về Chảo. Nếu đạt yêu cầu sẽ được đóng gói và kết thúc quy trình sản xuất.
Kết cấu sản phẩm sản xuất hết 37 phút
Phôi tấm (2 phút) – Dập lần 1 (3 phút) – Dập lần 2 (3 phút) – Cắt viền mép (2 phút) – Hàn đáy (1 phút) – Đánh bóng thủ công (5 phút) – Đánh bóng tự động ngoài (2 phút) – Đánh bóng tự động trong (2 phút) – Hàn cán chảo (5 phút) – Phun sơn (2 phút) – KCS (5 phút) – Đóng gói (5 phút)
Sản phẩm được hoàn thành và giao cho khách hàng.
2.1.1.3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Sunhouse (Phụ lục)
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty gồm các chức danh và các phòng ban, bộ phận sau:
- Giám đốc: Là người được giao trách nhiệm quản lý doanh nghiệp, là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống vật chất tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người giúp cho giám đốc xây dựng chiến lược lập kế hoạch sản xuất quản lý và chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vu chuyên môn cho các bộ phận sản xuất theo sự phân công của cấp trên.
- Phó giám đốc tài chính: Là người giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp về nhiệm vụ chuyên môn cho các bộ phận tài chính trong phạm vi quyền hạn được giao trong công ty TNHH Sunhouse.
- Phòng kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc thiết kế, chế tạo các mẫu sản phẩm mới, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh.
- Phòng vật tư: Lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, hoàn thành đúng kế hoạch, phụ trách việc mua vật tư đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phòng quản lý chất lượng (KCS): Kiểm tra chất lượng và đưa ra các phương án mới áp dụng khoa học công nghệ hiện đại đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, quy định ban hành và tổ chức công tác kế toán của công ty.
- Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ tiếp tân, tuyển chọn điều động cán bộ công nhân viên cho công ty.
- Phân xưởng sản xuất: Nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm cung ứng ra thị trường
2.1.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam)
a. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam)
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH Sunhouse (Phụ lục)
Do chức năng, nhiệm vụ đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty, phòng kế toán của công ty gồm 8 nhân viên có trình độ từ trung cấp đến đại học được tổ chức theo hình thức tập trung. Sau đây là chức năng và vai trò của từng bộ phận.
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các bộ phận kế toán thực hiện các quy định chế độ kế toán.
- Kế toán thanh toán: Ghi các khoản thu, chi thanh toán nội bộ và khách hàng. - Kế toán NVL và CCDC: Theo dõi, kiểm tra tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty.
- Kế toán tiền lương và TSCĐ: Tính toán mức lương, thưởng, phạt của công nhân viên. Thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng các chính sách về chế độ quy định.
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp các chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh: chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung để tính giá thành đầy đủ và chính xác nhất.
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả HĐKD: Theo dõi, ghi chép chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hóa.
- Kế toán tổng hợp: Giúp kế toán trưởng kiểm tra đôn đốc công tác kế toán hàng ngày, làm báo cáo kế hoạch…
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý về nhập, xuất quỹ tiền mặt.
- Nhân viên kinh tế công ty: Tập hợp kiểm tra chứng từ, xử lý sơ bộ các chứng từ liên quan tới hoạt động SXKD, thực hiện việc hạch toán ban đầu.
b. Chính sách kế toán của công ty