Bảng 3.3 Cơ cấu và chất lượng lao động của khách sạn 1A Tăng Bạt Hổ năm 2009
Các bộ phận lượngSố
Giới tính Trình độ văn hóa Trình độ ngoạingữ Độ
tuổi Hình thức HĐLĐ Nam Nữ ĐH CĐ TC PT B C SauC NH DH Ban giám đốc 2 - 2 2 - - - - 1 1 48,34 0 2 Bộ phận hành chính 1 - 1 1 - - - - 1 - 47 0 1 Bộ phận marketing 1 1 - 1 - - - - - 1 35 0 1 Bộ phận buồng 10 - 10 3 2 3 2 6 2 2 28,12 0 10 Bộ phận lễ tân 5 2 3 4 1 - - - - 5 26,43 0 5 Bộ phận bàn, bar, bếp 6 2 4 1 1 2 2 4 1 1 26,67 0 6 Bộ phận bảo vệ 7 5 2 - - 2 5 6 - - 34,56 1 6 Bộ phận bảo trì, tạp vụ 6 4 2 1 1 2 2 4 2 - 32,14 2 4 Tổng số lao động 38 14 24 13 5 9 11 20 7 10 34,78 3 35
a. Cơ cấu và chất lượng lao động
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng số lao động trong khách sạn là 38 người trong đó có 13 người trình độ đại học chiếm 34,21%, có 5 người trình độ cao đẳng chiếm 13,16%, có 9 người trình độ trung cấp chiếm 23,68% và 11 người là lao động phổ thông chiếm 28,95%.
Lao động gián tiếp trong khách sạn có 4 người chiếm 10,53%. Đây đều là những người có trình độ đại học. Qua đó có thể thấy đội ngũ các cán bộ quản lý có đủ năng lực đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. 92,11% lao động của khách sạn là lao động dài hạn, lao động ngắn hạn chỉ chiếm 7,9%. Điều này chứng tỏ rằng khách sạn đã tạo ra công ăn việc làm ổn định cho nhân viên làm việc trong khách sạn từ đó nhân viên có thể yên tâm cống hiến hết khả năng của mình cho khách sạn.
Nói chung trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên ở đây chưa cao. Ở các bộ phận buồng, bàn ,bar, bếp thì 100% đều đã qua quá trình đào tạo nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cụ thể như sau:
- Ở bộ phận buồng: Bậc 5/5 chiếm 60%
Xét về giới tính thì lao động nam chiếm tỷ trọng 36,84% tương ứng với 14 người. Lao động nữ chiếm tỷ trọng 63,16% tương ứng với 24 người. Ta thấy tỷ trọng lao động nữ tại khách sạn là khá cao trong đó đặc biệt bộ phận buồng 100% là nữ, bộ phận bàn bar bếp thì 66,67% là nữ. Điều này khá hợp lý là do ở các bộ phận này cần sự khéo léo, cẩn thận… Điều này ngược lại so với bộ phận bảo vệ (lao động nam chiếm 71,42%), bộ phận bảo trì và tạp vụ (lao động nam chiếm 66,67%) do đặc điểm công việc nên tỷ trọng lao động nam chiếm khá lớn.
Xét về độ tuổi lao động thì độ tuổi trung bình của khách sạn hiện nay là 34,78 đây là độ tuổi ở mức độ bình thường. Nhìn chung ở độ tuổi này họ làm việc có kinh nghiệm, dễ chiếm được tình cảm của khách hàng. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn của khách sạn nếu biết tận dụng triệt để đội ngũ lao động này. Tuy nhiên trong tương lai không xa khách sạn cần tính đến việc trẻ hóa đội ngũ lao động để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách sạn.
b. Trình độ ngoại ngữ
Làm việc trong ngành khách sạn - du lịch thì trình độ ngoại ngữ là khá quan trọng, do có sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì việc tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài nên đòi hỏi nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu trên. Tại khách sạn 1A Tăng Bạt Hổ tỷ lệ cụ thể như sau:
- Bằng B chiếm 52,63% tương ứng với 20 người - Bằng C chiếm 18,42% tương ứng với 7 người
- Trình độ sau C chiếm 28,95% tương ứng với 10 người
Tại các bộ phận của khách sạn căn cứ vào yêu cầu của từng bộ phận mà có trình độ ngoại ngữ khác nhau. Bộ phận lễ tân do việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên đòi hỏi về ngoại ngữ khá cao, trong đó 100% đều có trình độ sau C. Bộ phận buồng trình độ sau C chiếm 20%, bộ phận bàn bar bếp trình độ sau C chiếm 16,67% điều này chứng tỏ trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn hạn chế. Ở các bộ phận quản lý trình độ sau C chiếm 50%. Trong thời gian sắp tới khách sạn cần có chính sách nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên cũng như các cán bộ quản lý để phù hợp với xu thế chung trong ngành khách sạn- du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.