6. Kết cấu luận văn
1.3 Bối cảnh trong nước
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế trong việc hình thành một số sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu Việt Nam, tiêu biểu trong các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, du lịch - khách sạn - nhà hàng, vận tải, đào tạo, và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu, chế biến dược phẩm và thực phẩm; lúa gạo, sản phẩm thịt, trái cây.... Tuy nhiên cần phát triển đồng bộ và có những chính sách bảo hộ thương hiệu có hiệu quả để đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thuận lợi, giảm thiểu rủi do.
Mục tiêu của Việt Nam là xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành đầu tàu phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đồng thời đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế (cầu nối giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông
21
Bắc Á), thể hiện vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu đó thì nhu cầu xây dựng một số đô thị hiện đại làm đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của toàn vùng, đạt các tiêu chuẩn hiện đại trên thế giới, trước hết là thủ đô Hà Nội cùng các thành phố lớn trong vùng như Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Nam Định, Hải Dương là vô cùng cân thiết...
Để phát triển bền vững và hiệu quả, Hà Nội và các địa phương trong vùng từng bước đã có những phối hợp trong việc xây dựng các công trình quy mô vùng như mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ. Tuy nhiên cần tiếp tục triển khai phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, hệ thống cấp nước, cấp điện, phối hợp phát triển các tour du lịch, cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng, đào tạo, y tế chất lượng cao, đồng thời nhanh chóng hoàn thành những công trình trọng điểm để làm tiền đề để phát triển nhanh, bền vững, trước hết là hệ thống đường cao tốc, đường kết nối giữa các tỉnh, tuyến đường ven biển, hoàn thành xây dựng 2 sân bay lớn: Nội Bài và Vân Đồn, hệ thống cảng biển… Các địa phương tiếp tục phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch... và xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nhằm hạn chế sự cạnh tranh không cần thiết trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Để thực hiện thành công những mục tiêu đó, một trong những kế hoạch của nhà nước là tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Nhanh chóng đầu tư xây dựng, cải tiến các tuyến đường sắt, tàu điện ngầm tại các thành phố để đạt tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hành khách công cộng 35-45%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đầu tư hoàn chỉnh các cảng hàng không quốc tế… cùng các chính sách phát triển kinh tế khác.
Trong bối cảnh chung như vậy, với vai trò dự án xây dựng một Thủ đô Hà Nội mở rộng, rộng lớn về diện tích, giàu có về tiềm năng tự nhiên như một gợi ý cho định
hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Mở rộng Hà Nội được kỳ vọng là cơ hội phát triển cho Việt Nam và Hà Nội nói riêng.