Hội nhập quốc tế của Hà Nội: Trường hợp ngành du lịch, dịch vụ

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 52 - 63)

6. Kết cấu luận văn

2.4Hội nhập quốc tế của Hà Nội: Trường hợp ngành du lịch, dịch vụ

2.4.1. Hiện trạng phát triển ngành du lịch, dịch vụ

Trong những năm gần đây, Hà Nội tập trung nguồn lực để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế như một thế mạnh trong các lĩnh vực hỗ trợ công tác hội nhập và hợp tác quốc tế. Thành phố chủ trương quy hoạch phát triển đô thị một cách tổng thể, theo đó, mọi yếu tố liên quan đến hoạt động kinh tế - xã hội đều được gắn kết với nhau cùng phát triển.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Hà Tây (cũ), từ năm 2001 trở lại đây, tình hình đầu tư phát triển các cơ sở tiện nghi, dịch vụ, du lịch có nhiều biến đổi theo xu hướng tính cực góp phần nâng cao hiệu quả thủ hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các ý tưởng này vẫn còn một số

vấn đề, một phần nhỏ do phát sinh không lường trước được, phần khác do cơ chế, chính sách không nhất quán, cần được xử lý kịp thời.

Có thể nói Hà Nội đặc biệt có ưu thế trong việc phát triển du lịch và các ngành dịch vụ ăn theo nhất là khi mở rộng với các vùng miền giàu giá giá du lịch như Hà Tây (cũ).

Riêng ở Hà Tây cũ, cho tới trước thời điểm chuyển về Hà Nội, đã và đang triển khai 25 kế hoạch quy hoạch vùng; thực hiện 22 dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng một số điểm đến du lịch trọng điểm như: Chùa Hương, Suối Hai, hồ Đồng Mô, Phú Vinh, Nhị Khê, Chuyên Mỹ...với nhiều dự án du lịch có quy mô lớn đầu tư vào tỉnh như Khu du lịch sinh thái, vui chơi – giải trí Tuần Châu Hà Tây, Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, Tổ hợp Du lịch Thiên đường Bảo Sơn... Tuy nhiên, xét về tổng thể, du lịch Hà Tây trước khi sáp nhập vào Hà Nội chưa có nhiều các cơ sở tiện nghi và dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là các khách sạn cao cấp, các điểm đến du lịch đủ sức hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

Sau quyết định mở rộng Hà Nội, tiềm năng phát triển du lịch quốc tế và các dịch vụ du lịch của Hà Nội được mở rộng kỳ vọng và một giai đoạn phát triển du lịch quốc tế thành công dựa trên các điều kiện như;

- Cơ sở lưu trú: Tỷ lệ các khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế (ba sao trở lên) dù còn ở mức khiêm tốn song chất lượng phục vụ đã được cải thiện rõ rệt đặc biệt là tại các khách sạn cao cấp liên doanh với nước ngoài. Trong 10 khách sạn đạt danh hiệu hàng đầu Việt Nam được Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức trao giải ngày 5/7/2008 tại Sofitel Plaza Hà Nội, thì Hà Nội có tới 4 cơ sở thuộc danh sách này là: Melia, Sofitel Plaza, Nikko, Sofitel Metropole. - Các cơ sở kinh doanh và vận chuyển khách du lịch: Hà Nội (chủ yếu ở khu

vực Hà Nội cũ) là nơi có nhiều cơ sở kinh doanh lữ hành nhất các tỉnh phía Bắc, và đứng hàng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, số các doanh nghiệp quốc tế, kể cả các chi nhánh, văn phòng địa diện chiếm tỷ lệ nhỏ hơn các doanh nghiệp nội địa.Tuy nhiên, quy mô của phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, tính chuyên nghiệp

49

chưa cao nên thường gặp phải những bất lợi cạnh tranh do yếu thế về nhiều mặt với các công ty du lịch quốc tế. Nhiều doanh nghiệp buộc phải liên kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ với các công ty du lịch quốc tế khi đưa khách vào Việt Nam vì vậy lợi nhuận không cao và không chủ động có được các nguồn khách quốc tế dồi dào.

- Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực: Công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện tại chủ yếu do các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội (cũ) đảm nhiệm như Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch (UBND Thành phố Hà Nội), các khoa du lịch của một số trường Đại học, các khóa đào tạo ngăn hạn...Phần lớn các cơ sở đào tạo này thường ít thậm chí không chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ cho học sinh sinh viên, nếu có đào tạo cũng không đạt được mức độ cần thiết có thể đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch quốc tế. Đây là một trong những hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu triển du lịch quốc tế giàu tiềm năng của Hà Nội.

- Các tổ hợp dân cư, trung tâm mua sắm và dịch vụ ăn uống: trong thời gian vừa qua, các trung tâm, tổ hợp được đặc biệt trú trọng với việc ra đời hàng loạt các trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội như Làng Việt Kiều Châu Âu, Các trung tâm mua sắm Parkson, Metro, BigC, The Garden...

- Các trung tâm văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí như trung tâm giải trí, rạp chiếu phim, nhà hát... cũng được chú trọng xây dựng. Trong thời gian sắp tới, dự án xây dựng nhà Hát nổi trên Hồ Tây đang hứa hẹn một địa danh mới vừa mang tính văn hóa nghệ thuật vừa là điểm thăm quan hấp dẫn cho du khách quốc tế đến với Hà Nội.

- Hệ thống bảo tồn, bảo tàng và di tích lịch sử, văn hóa: Các di tích lịch sử, văn hóa Các di tích lịch sử được công nhận ở Hà Nội như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành Hà Nội, khu Thành Cổ Loa, Chùa Một Cột, Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Trăm Gian... là những điểm tham quan lý

tưởng cho khách du lịch đến từ khắp nơi trong nước và quốc tế.

Mới đây, bằng việc phát hiện ra di tích Hoàng Thành Thăng Long, kho tàng các di tích lịch sử của Hà Nội thêm phong phú và hấp dẫn. Chính vì thế mà cả một dự án tầm cỡ quốc gia – Trung tâm Hội nghị Quốc gia – đã phải dời sang địa điểm mới ngay sau khi mới ngay sau khi mới khởi công để nhường chỗ trùng tu di tích lịch sử quan trọng này. Các làng nghề, chủ yếu là các nghề truyền thống tập trung ở các khu vực nội thành cũng là những điểm thu hút khách du lịch tới tha quan và mua sắm.

- Tuyên truyền nếp sống văn minh đô thị cho người dân: Hà Nội đã chú trọng công tác tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng các chủ đề như giữ gìn trật tự xã hội, vận động ý thức phòng chống tệ nạn xã hội, phát huy truyền thống hiếu khách và nếp sống thanh lịch. Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện nghiêm túc, chính quyền thành phố đã áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm kèm theo nhằm đảm bảo nếp sống văn minh đô thị, góp phần tạo sức hút cho du lịch của thành phố.

Mặc dù, hoạt động này chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn do nhận thức của người dân, nhưng có thể nói trình độ nhận thức và văn minh du lịch của người dân đã được cải thiện, biểu hiện ở chỗ ý thức giữ gìn cảnh quan du lịch, ý thức về bảo vệ các di tích lịch sử.

- Quảng bá hình ảnh và biểu tượng của Du lịch thủ đô: Liên tiếp trong các năm từ 1995 đến nay đã có rất nhiều nhà đầu tư được biết đến Việt Nam đã trực tiếp thông qua các hình ảnh quảng bá ở nhiều phương tiện thông tin đại chúng, hoặc thông qua các tour du lịch, đã nghiên cứu các thế mạnh vốn có của Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội. Đã có một số các đề án đang được nghiên cứu như thành phố sông hồng, trùng tu khu Di tích Hoàng thành Thăng Long, bảo vệ và tái tạo khu di tích Đàn Xã Tắc, khu chợ đêm Hàng Ngang – Hàng Đào – Đồng Xuân, cải tạo sinh thái hồ Hoàn Kiếm hoặc dự án các tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ...

51

2.4.2. Đánh giá thực trạng xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội

Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội những năm qua, có thể nói chính quyền Hà Nội đã thể hiện rất rõ quan điểm trong việc đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ Đô. Quan điểm này được thể hiện qua sự tích cực thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch và bước đầu đã có những thành công nhất định. Bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận đó, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải giải quyết triệt để.

Thành công lớn nhất đạt được trong hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội thời gian qua chính là đã hiện thực hóa được nhiều dự án đầu tư về cơ sở, tiện nghi và dịch vụ phục vụ ngành du lịch kịp thời đáp ứng các nhu cầu xã hội. Những thành công này thể hiện thông qua việc thu hút một số lượng lớn đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư và tạo tiền đề quan trọng để phát triển sản phẩm du lịch. Hoạt động xúc tiến đã mang lại hiệu quả khá ấn tượng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong xúc tiến đầu tư phát triển ngành Du lịch.

- Thu hút ngày càng nhiều các đối tác tham gia hoạt động đầu tư

Thông qua các chính sách xúc tiến đầu tư hợp lý, việc thực hiện các dự án đầu tư vào Hà Nội trong thời gian qua có nhiều biến đổi theo hướng có lợi. Đảm bảo đạt yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và tiến độ.

Kể từ năm 1986, sau khi có chính sách mở cửa kinh tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh cả đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp (FDI), bao gồm cả các nguồn vay ưu đãi từ các tổ chức và chính phủ các nước dưới hình thức ODA và các nguồn vốn vay thông thường. Những dự án có vốn đầu tư lớn lại thường đổ vào các lĩnh vực du lịch như các Tổ hợp khách sạn, căn hộ, và văn phòng cao cấp cho thuê, các dự án đầu tư vào sân golf hoặc các tổ hợp du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí... đến từ các quốc gia có nền du lịch phát triển như Nhật, Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan... Bên cạnh đó, còn có một số dự án đầu tư vào việc xây dựng hạ tầng và các phương tiện kỹ thuật phục vụ các lĩnh vực có

liên quan đến hoạt động du lịch như giao thông, vệ sinh môi trường, bưu chính viễn thông...

Nguyên nhân chính là nhờ có cơ chế đã trở nên thông thoáng hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kết hợp với chính sách tuyên truyền-quảng bá các hoạt động đầu tư phát triển du lịch thành phố, mà sức hút đầu tư đối với các đối tác nước ngoài càng trở nên mạnh mẽ hơn, trong đó các chính sách chuyển nguồn lợi nhuận hợp pháp của các đối tác nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đã thuận lợi hơn nhiều. Thêm vào đó, việc miễn giảm một số loại thuế, trong đó có thuế thu nhập ở một vài dự án, đã khiến các đối tác tìm thấy quyền lợi cao hơn, nên họ thma gia tích cực hơn. Bên cạnh những đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài, các đối tác trong nước cũng đã thể hiện vị thế cạnh tranh lớn đặc biệt trong lĩnh vực lưu trú và khu du lịch sinh thái như tạp đoàn Vina Capital, công ty Cổ phần VINCOM, Tập đoàn Bảo Sơn, Công ty Trần Hồng Quân..Bên cạnh các nhà đầu tư và các nhà thầu tham gia thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch, còn có

rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ.

- Tạo tiền đề quan trọng để phát triển sản phẩm du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có được sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú với chất lượng ngày một nâng cao là nhờ vào việc thực hiện chính sách tăng cường xúc tiến đầu tư nâng cấp và xây mới các CSTNVDV phục vụ du lịch như các cơ sở lưu trú, khu du lịch, cơ sở mua sắm...; không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Một số chương trình du lịch mới xây dựng được du khách đánh giá cao như: Du lịch sinh thái, văn hóa; Du lịch làng nghề, phố nghề, lễ hội, ẩm thực; Du lịch MICE; Du lịch tàu biển; Du lịch mạo hiểm. Cụ thể là:

- Nâng cấp và cải tạo nhiều cơ sở tiện nghi phục vụ du khách

Ngoài việc đầu tư mới các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan, chính quyền thành phố Hà Nội đã chú trọng việc

53

lượng phục vụ khách du lịch.

Đối với các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước hoặc các cơ sở liên doanh giữa nhà nước và các đối tác nước ngoài, các công ty nhà nước đã cổ phần hóa một phần như các khách sạn, các công viên, khu vui chơi giải trí.. thì Hà Nội chủ động trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư, trong khi các doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh thì chính quyền và ngành du lịch thành phố khuyến khích các thành phần này tự đầu tư mở rộng và nâng cấp các cơ sở tiện nghi của mình. Chính vì thế mà một số cơ sở lớn được tái đầu tư và trang bị lại các tiện nghi phục vụ hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt hơn so với trước đó và so với các cơ sở không có hoạt động này. Đối với các cơ sở lưu trú, việc cải tạo nâng cấp chủ yếu là sửa sang, làm mới và mua sắm các trang thiết bị phục vụ khách, trong khi đó, các cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch thì việc đầu tư ở đây sẽ là sắm mới hoàn toàn các loại phương tiện vận chuyển khách. Đối với các cơ sở đào tạo thì việc đầu tư được thể hiện theo hai nội dung chính là trình độ đội ngũ giảng dạy và hệ thống phòng học, trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy...

Tất cả các hoạt động trên được thực hiện trong những năm vừa qua mặc dù chưa được như mong muốn tuy nhiên cũng đã đạt được những kết quả nhất định.

Căn cứ vào những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, có thể nói, Hà Nội đã làm được khá nhiều để đẩy mạnh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở du lịch hiện có góp phần tăng cường chất lượng phục vụ khách du lịch đặc biệt trong môi trường du lịch quốc tế và khu vực cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Với những địa bàn mới sáp nhập về Hà Nội, thì hoạt động này chưa thấy có biểu hiện biến động nhiều, hy vọng sẽ sớm hòa nhịp với công cuộc phát triển chung của thủ đô, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển ngành du lịch thành phố nói chung và du lịch quốc tế Hà Nội nói riêng.

- Hiện thực hóa được nhiều dự án phục vụ kịp thời ngành du lịch.

đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2010.

Trong việc thực hiện các dự án đầu tư, có một khoảng cách rất lớn giữa ý tưởng và hiện thực. Từ lúc hình thành ý tưởng rồi xây dựng các kế hoạch đến xúc tiến thực hiện thường trải qua rất nhiều công đoạn, không hiems các kế hoạch xây dựng xong lại phải xếp lại một chỗ, thậm chí còn có các dự án đang tiến hành phải bỏ dở giữa chừng không tiếp tục thực hiện vì các lý do khác nhau. Theo Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội, tỷ lệ các dự án thực hiện được trên tổng số dự án đăng ký trong khoảng thời gian từ 2005-2007 trung bình vào khoảng 63%, tuy chưa đạt kế hoạch đề ra, song nếu so với bình diện chung của cả nước (chỉ chưa đầy 50%), và

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 52 - 63)