6. Kết cấu luận văn
3.2.4 Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế
73
Một trong những lĩnh vực mà Thành phố nên chú trọng đó là phát huy các giá trị du lịch của Hà nội (cũ) và Hà Nội sau khi mở rộng, phục vụ tích cực trong công tác đưa hình ảnh của Hà Nội đến với bạn bè thế giới cũng như là điểm đến hấp dẫn, an toàn cho khách du lịch quốc tế.
Trong xác định không gian mới cho Hà Nội thì yếu tố văn hoá, bảo tồn di sản là vấn đề cần được quan tâm. Trong khu vực Hà Nội cũ, lịch sử đã để lại cho chúng ta gần 2000 di tích với trên 500 di tích xếp hạng trải đều trên ranh giới Thăng Long Hà Nội, và có khu phố cổ (dấu ấn đô thị thời Phong kiến) với quy mô 100ha; có khu phố Pháp với quy mô khoảng 800ha (trong nội đô hiện nay) với quy hoạch và thiết kế đô thị có nét đặc trưng với nhiều công trình kiến trúc từ công cộng đến nhà ở có bản sắc, gắn kết hài hoà tạo nên những không gian đô thị riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, với lối sống Việt truyền thống.
Ngày nay với Hà Nội mở rộng chúng ta có thêm nhiều di tích (khoảng 4000) chiếm khoảng 1/3 di tích của cả nước. Có tới trên 1264 làng nghề truyền thống, có văn hoá “xứ Đoài” có Đường Lâm có những di tích thắng cảnh như Chùa Hương…Bảo tồn để giữ được truyền thống, bản sắc để có vai trò, sức hút không chỉ với khu vực Đông Nam Á với Châu Á-Thái Bình Dương mà còn cả với thế giới. Phát triển và hội nhập là mong muốn song vẫn cần gìn giữ bản sắc để hội nhập mà không “hoà tan” là xu thế cần xác định. Xin nêu ví dụ: Nếu Hội An (Đà Nẵng) được xem như là một bảo tàng về lối sống đô thị cổ thì Đường Lâm phải được xem như là bảo tàng lối sống nông thôn cổ xưa nơi có tới gần 20 di tích với 7 di tích xếp hạng quốc gia. Có tới hơn 900 ngôi nhà cổ truyền thống (trong đó có 57 ngôi nhà đã được xếp hạng với lịch sử tồn tại trên 200 năm). Đấy là chưa kể đến những di sản văn hoá phi vật thể phong phú: sinh hoạt dòng họ, phường hội, lễ hội dân gian. Phải chăng đây là một đặc trưng văn hoá sẽ tạo nên động lực để phát triển du lịch. Cũng như vậy với khu phố cổ Hà Nội, khu “36 phố phường” cần được xác định cơ chế bảo tồn thích hợp để thu hút đầu tư nhằm bảo tồn, khai thác có hiệu quả. Nhìn ra bên ngoài ta thấy có những bài học ngay như ở Bắc
Kinh nhân sự kiện Olimpic 2008, thế giới mới biết đến “Lưu Li Xưởng” phố văn hoá nghệ thuật cổ, chỉ cách Thiên An Môn khoảng 2km, với lịch sử phát triển gần 800 năm và chiều dài phố không đến 1km nhưng đã gìn giữ, tôn tạo trở thành “bảo tàng đồ cổ” chủ yếu là sách và tranh với kiến trúc cổ đã có. Với khu phố xây dựng thời Pháp, quy mô khoảng 800ha song xét về tổng thể cấu trúc đô thị thì có vai trò quan trọng, tạo nên một đặc trưng của Hà Nội, về quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình cần bảo tồn. Song cũng cần có nghiên cứu kỹ hơn để hoàn thiện về không gian đô thị truyền thống khu phố này, điều chỉnh chức năng một số lô đất để có được mạng lưới công trình công cộng, dịch vụ thương mại phù hợp với tổ chức lối sống mới. Phải di chuyển một số khu công nghiệp, xí nghiệp sản xuất không thích hợp, gây ô nhiễm môi trường, cải tạo các khu nhà ở, các khu chung cư cũ.v.v…để thay thế bằng các công trình mới. Nếu như vậy để cho thấy đây vẫn là khu vực có sức hấp dẫn còn tiềm năng để phát triển.
Ngoài ra cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi để tập trung đầu tư phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.
Thực hiện tốt các cam kết, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh - quốc phòng giữa Hà Nội với Thủ đô các nước bạn. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa phương trên hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.