Lý do Quyết định mở rộng Hà Nội 01/08/2008

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu luận văn

1.4.1 Lý do Quyết định mở rộng Hà Nội 01/08/2008

Trước khi đưa ra Quyết định mở rộng Hà Nội 01/08/2008, Chính phủ đã đề cập đến những lý do xét trên lĩnh vực phục vụ phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội như sau:

Về kinh tế, không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu của Hà Nội không thể đáp ứng được tốc độ đô thị hóa. Sức hút đầu tư ngày càng lớn và sự gia tăng dân số làm cho mật độ dân số thường trú và dân số vãng lai khoảng 5.000 người một km2 và nếu tính riêng khu vực nội đô là 11.600 người một km 2. Việc mở rộng địa giới hành chính sẽ bảo đảm không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo phương án Chính phủ đã phê duyệt tại Hội nghị lần thứ 6, Hà Nội sẽ được mở rộng để có một không gian đủ lớn, đủ quỹ đất dự trữ để xây dựng thủ đô với một không gian đô thị hiện đại tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, hợp tác quốc tế trên địa bàn được triển khai tốt.

Nhiều đô thị đô thị trên thế giới rất thành công trong lĩnh vực quy hoạch và dự trữ đất như Thẩm Quyến, Thượng Hải… đã huy động có hiệu quả nguồn vốn từ đất

23

để phát triển thành phố của họ rất nhanh chóng khiến thế giới ngưỡng mộ. Năm 1996, Thượng Hải là đô thị đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng việc dự trữ đất. Dần dần cách làm này lan rộng sang nhiều TP khác. Đến năm 2001, Quốc vụ viện nước này mới dựa trên kinh nghiệm của các nơi cho phép nơi nào có điều kiện thì được áp dụng việc dự trữ đất.

Trên thế giới, nhiều nước cũng đã thực hiện dự trữ đất. Ở châu Âu có Anh, Pháp, Áo, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Thụy Điển… Ở châu Á có Trung Quốc, Hàn Quốc… Thực tiễn các nước trên đã chứng tỏ việc dự trữ đất đem lại nhiều lợi ích cho phát triển đô thị.

Tại Hà Nội, thị trường bất động sản (BĐS) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quy hoạch đô thị. Thế nhưng Hà Nội trước khi mở rộng, các dự án khu đô thị mới phân tán khắp nơi, tùy theo đề xuất của nhà kinh doanh BĐS và phần lớn đều được chính quyền đô thị chấp nhận. Tình trạng đó khiến cho việc kết nối các khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng của đô thị rất khó khăn và tốn kém. Một số nơi phải tự khoan giếng để cấp nước, phải tự tìm nơi thoát nước tạm thời, thiếu trường học, chợ… Hơn nữa, công trường xây dựng mở ra khắp nơi dang dở từ năm này qua năm khác khiến cuộc sống của người dân không được thoải mái. Xây dựng tuy nhiều nhưng ít nơi tạo được khu vực đô thị hoàn chỉnh và hiện đại.

Việc mở rộng quỹ đất, dự trữ đất cho phép Thành phố quy hoạch để tập trung các dự án BĐS vào một khu vực phát triển đô thị rộng lớn, có kế hoạch từng giai đoạn phát triển, xây đâu được đấy, xong khu vực này rồi chuyển sang khu vực khác. Các dự án BĐS có sẵn đất sạch nên có thể khởi công và kết thúc đúng hạn mà không bị cản trở vì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm trễ và khiếu kiện kéo dài.

Giá đất Hà Nội theo hình xoáy trôn ốc, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu áp dụng việc mở rộng và dự trữ đất, chính quyền thành phố có thể phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đó bằng cách thông qua tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện “năm thống nhất” như kinh nghiệm của Trung Quốc. Đó là: Thống nhất thu hồi; thống

nhất dự trữ; thống nhất phát triển hạ tầng; thống nhất kinh doanh; thống nhất cung ứng. Qua đó, chính quyền có thể chi phối quan hệ giá cả, cung cầu khiến thị trường này phát triển lành mạnh, hạn chế đầu cơ4…Đây cũng chính là môi trường thuận lợi thu hút các đầu tư nước ngoài đồng thời là một trong những lý do thuyết phục cho quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội của chính phủ.

Về văn hóa: Hà Nội mở rộng sẽ tiếp nối giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam cũng như phát huy các văn hóa vùng miền mở rộng để tạo thành một nền văn hóa thủ đô, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc là động lực hơn nữa phát triển các tiềm năng du lịch quốc tế.

Về an ninh quôc phòng: Với quỹ đất dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thế trận vững chắc về quốc phòng, an ninh và không làm xáo trộn nhiều về địa giới hành chính đối với các tỉnh khác.

Năm 2010 với những sự kiện lớn mang tính quốc tế và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội diễn ra trên địa bàn sẽ mở những cơ hội tốt để nâng cao vị thế của Thủ đô và quảng bá môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của Hà Nội với thế giới.

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)