Tổng quan hiện trạng phát triển môi trường đầu tư của Hà Nội

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 46 - 52)

6. Kết cấu luận văn

2.3 Tổng quan hiện trạng phát triển môi trường đầu tư của Hà Nội

2.3.1 Thực trạng môi trường đầu tư của Hà Nội

Trong những năm qua, với chính sách mở cửa về kinh tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tạo lập một môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư. Các chủ trương, chính sách này được vận dụng ở từng địa phương và từng ngành một cách linh hoạt.

Việc thực hiện cải cách các thủ tục hành chính được chính quyền thành phố chủ trương triển khai một cách tích cực. Cụ thể, về việc đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính theo tiêu chuẩn và nguyên tắc của WTO, đã nêu rõ như sau:

- Kiện toàn bộ máy “một cửa”, niêm yết các thủ tục hành chính, tiếp nhận, nghiên cứu và giải quyết kịp thời những kiến nghị của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Triển khai kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 – 2010

- Công khai họ tên, chức vụ của cán bộ công chức có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính bằng việc đeo thẻ trong giờ làm việc. Mở

đường dây nóng, công bố hộp thư trên Website và tại nơi niêm yết các thủ tục hành chính.

- Phối hợp chặt chẽ việc thực hiện quy chế dân chủ, phòng chống tham nhũng trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm tăng tốc độ giải quyết hồ sơ7

.

UBND Thành phố cũng thể hiện những nỗ lực to lớn trong việc kiên quyết đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2001- 2010. Nhờ chủ trương này, các thủ tục hành chính đã đơn giản đi rất nhiều, thể hiện nỗ lực của các cấp chính quyền tỏng việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thông qua cơ chế “một cửa”. Theo đó, việc giải quyết các thủ tục hành chính, trong đó có việc cấp phép đầu tư được chuyển qua một cửa duy nhất, các công đoạn tiếp theo sẽ được tự động chuyển đi trong nội bộ cơ quan chính quyền cho tới tận lúc đã hoàn thàn mọi thủ tục, các nhà đầu tư chỉ phải thanh toán một lần các khoản lệ phí theo các văn bản quy định của Bộ Tài chính và nhận thủ tục đã hoàn tất. Đây là một bước đi rất tiến bộ, được đại đa số dư luận quần chúng hoan nghênh.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc triển khai thực hiện cải cách các thủ tục hành chính còn gặp phải rất nhiều khó khăn vướng măc, cần phải có thời gian mới có thể áp dụng triệt để cơ chế này. Điều này chỉ ra một thực tế là các thủ tục hành chính hiện nay có thể vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Để được tham gia dự án, các nhà đầu tư đều phải trải qua những thủ tục hành chính phiền toái. Con số thống kê chính thức mà Bộ xây dựng ra ngày 26/09/2008 cho thấy các thủ tục hành chính và quy trình thực hiện các thủ tục này còn rất

7Những tác động của việc gia nhập WTO đến sự phát triển kinh tế thương mại của đất nước ta trong thời gian qua, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com,

43

rườm rà, thời gian hoàn tất thủ tục thường kéo dài với những quy định nhiều khi thiếu rõ ràng và thống nhất, đã tạo ra những rào cản không đáng có cho việc thực hiện các dự án đầu tư. Cụ thể, để chuẩn bị các thủ cần thiết trước khi thực hiện một dự án đầu tư ở Hà Nội cần phải trải qua 33 thủ tục hành chính trong khoảng thời gian chờ đợi là 3 năm để có được giấy phép đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư và nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ tới 40 loại văn bản khác nhau trong việc giải phóng mặt bằng. Thêm vào đó, từ lúc xin chủ trương đến khi chính thức khởi công dự án cần phải mất một khoảng thời gian trung bình là 3 năm.

Có một điều bất hợp lý ở chỗ, mặc dù các thủ tục nhiêu khê như vậy, nhưng các quy định lại thiếu tính chặt chẽ, còn để lộ nhiều khe hở, khiến các đối tác tha gia dự án đầu tư lợi dụng để cố tình làm sai, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình và tiến độ thực hiện dự án. Chính vì thế, mà trong quá trình triển khai các dự án, hiện trong các dự án vi phạm quy chế còn khá phổ biến và có xu hướng tăng nhanh trong các năm. Bên cạnh đó, việc thường xuyên phải tiến hành điều chỉnh tăng vốn đầu tư ngoài kế hoạch cũng tăng rất nhanh về số lượng các dự án với con số cụ thể là 3.192 dự án phải tăng vốn vào năm 2005, con số này là 4.927 dự án trong năm 2006, năm 2007, con số là 6.217. Việc điều chỉnh tăng vốn đầu tư trong khi triển khai hoạt động đầu tư thực ra cũng khó tránh khỏi ở nhiều nước trên thế giới, điều đáng nói là ở chỗ hiện tượng này lại khá phổ biến, chứng tỏ sự kém hiệu quả trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, cũng theo nhận định của Bộ xây dựng, các văn bản pháp quy còn chưa đảm bảo gắn kết mang tính liên ngành, còn có sự mâu thuẫn giữa Luật đầu tư với Luật đấu thầu và Luật xây dựng ở một số điểm, khiến ngay các cơ quan thụ lý việc giải quyết cac thủ tục hành chính cũng gặp khó khăn và lúng túng. Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư chưa thuận lợi, các nhà đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài còn thấy bị phiền phức, do vậy họ có cơ sở để lo lắng và cân nhắc trước khi quyết định nộp đơn xin cấp phép đầu tư vào các dự án đầu tư.

Thủ tục rườm rà, phiền toái là mảnh đất màu mỡ cho thói quan liêu, cửa quyền, hách dịch do vậy nảy sinh các vấn đề tham nhũng tiêu cực cũng là khó tránh khỏi.

Với mong muốn nhanh chóng được việc, các nhà đấu tư thường chấp nhận chi trả những khoản tiền (thường là không nhỏ) theo những “lệ” bất thành văn nòa đó nhưng một phần chi phí tất yêu cho đầu tư. Việc này tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh và là rào cản cho việc thu hút đầu tư đặc biệt là các đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh các vấn đề về thủ tục hành chính thì các hoạt động tư vấn – thẩm định dự án và đối tác đầu tư cũng còn nhiều hạn chế, một phần do còn xem nhẹ công tác này, mặt khác do trình độ cán bộ thẩm định chưa cao, các đối tác tham gia các hoạt động đầu tư lại có quá nhiều kinh nghiệm và tỏ ra “lọc lõi”. Ngay từ khi cung cấp các thông tin ban đầu về khả năng tài chính, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, trong quá trình đàm phán, ký hợp đồng, những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm sẽ dễ dàng qua mặt những nhà quản lý, với tư cách là chủ đầu tư còn non kém về chuyên môn và non nớt về kinh nghiệm thương trường.

2.3.2 Minh chứng về thực trạng đầu tư yếu kém của Hà Nội

Dự án sân Golf một khi được triển khai sẽ cần sử dụng rất nhiều đất đai, lại thường phải vào những vị trí đẹp, thuận tiện giao thông và ở không quá xa các khu trung tâm. Nếu nói về giá trị du lịch nội địa và đặc biệt là du lịch quốc tế mang lại từ các dự án này thì không cần bàn cãi, tuy nhiên do việc tính toán những yếu tố liên quan như quỹ đất trồng trọt để đảm bảo an ninh lương thực, nhất là các vấn đề về đời sống và việc làm của nông dân trong diện bị thu hồi đất, thì những lợi ích mang lại chưa chắc đủ để bồi đắp cho việc giải quyết những vướng mắc. Đó là chưa nói đến sự thiếu hụt về lương thực, rau xanh và các loại thực phẩm khác cung cấp cho thành phố, cũng chưa kể đến việc sử dụng lượng hóa chất độc hại xử lý và chăm sóc sân golf cao hơn nhiều lần so với cùng diện tích đất nhưng dùng cho sản xuất nông nghiệp, khiến cho nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao. Chính vì những lý do này mà các nước phát triển không bao giờ cho phép lấy đất màu mỡ và có vị trí thuận lợi cho sản sản xuất nông nghiệp, trồng rừng hoặc các dự án phục vụ cho lợi ích thiết thực của cộng đồng làm sân golf, mà chỉ cho phép được xây dựng ở những nơi đất xấu không canh tác được như ở vùng đồi núi cằn

45

cỗi, thậm chí trong sa mạc. Năm 2006, ở Trung Quốc xảy ra trào lưu xây dựng sân golf, chính phủ nước này ngay sau đó đã đưa sân golf vào danh sách các dự án bị cấm. Còn theo quy định ở Nhật, nhà nước sẽ chỉ cho phép làm sân golf trên khu vực đồi núi không trồng cấy được, ngoài ra các dự án này phải bắt buộc có ý kiến của các nhà khoa học và cộng đồng dân cư để tránh những tác động tiêu cực đến môi trường, quy hoạch và đời sống nhân dân.

Tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, việc cấp phép đầu tư hoàn toàn thuộc thẩm định của các địa phương khiến cho mật độ sân golf ngày càng dày đặc, ảnh hưởng đến chủ chương phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội của thủ đô. Chỉ trong vòng bán kính 20km tính từ Xuân Mai (cách trung tâm Hà Nội 30km), đã có ba sân golf được xân dựng. Hay sân golf Vân Trì (Đông Anh), với tổng số vốn đầu từ 14.5 triệu USD, chiến diện tích 128 ha, trong đó có 93 ha là đất nông nghiệp. Dự án này đã được khởi công từ năm 1993 nhưng mãi tới năm 2003 mới đi vào hoạt động. Điều đáng nói là ở chỗ ngay từ khi dự án này bắt đầu được triển khai có 600 hộ gia đình mất đất và việc làm, nhưng chỉ có 500 lao động địa phương được vào làm việc ở dự án này. Tính từ tháng 6/2003 đến tháng 12/2007, sân golf này nộp ngân sách 20,8 tỷ đồng, trung bình mỗi năm nộp chưa đầy 5 tỷ đồng. Nếu tính giá trị đất bị mất cùng với hàng trăm lao động bị mất đất thì đã có đủ cơ sở để nói rằng dự án này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Một số dự án xây dựng trị giá hàng trăm tỷ đồng nhiều năm triển khai vẫn chưa xong, một số đã bị đệ trình phá bỏ do không phù hợp quy hoạch, có những dự án xây xong nhưng không được sử dụng điển hình là công viên Yên Sở đầu tư 188 tỷ đồng , do nước hồ Yên Sở bị ô nhiễm nên không ai muốn vào. Thiết bị vui chơi giải trí của Trung tâm Sao Chổi nhập từ Nga trị giá 3 tỷ đồng không được sử dụng.

2.3.3 Tiểu kết:

Với hiện trạng về môi trường đầu tư ở Hà Nội như vậy đã phần nào lý giải cho việc chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội luôn ở mức thấp, thậm chí thấp hơn cả tỉnh miền núi như Yên Bái...

Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ năm 2005 đến nay, Hà Nội thường đứng trong nhóm trung bình. Năm 2007, Thủ đô đứng thứ 27 trong tổng số 64 tỉnh thành, và năm 2008, lùi 4 bậc, xuống thứ 31, năm 2009, sau khi mở rộng Hà Nội tiếp tục tụt xuống 2 bậc xếp thứ 33. Lý giải về việc tiếp tục tụt bậc có một số các lý do như: việc sáp nhập Hà Tây vào với Hà Nội từ tháng 8/2008 có thể cũng là một nguyên nhân kéo tổng điểm PCI của Hà Nội xuống thấp hơn vì cho dù Hà Tây có được cải thiện vị trí từ “đội sổ” lên thứ hàng 41 trong năm 2007, nhưng đến năm 2008 đã lại xuống hạng 55. Và vị trí của Hà Tây luôn thấp hơn của Hà Nội trong bảng xếp hạng PCI cấp tỉnh trong nhiều năm liền, hơn nữa do thông tin sáp nhập đã khiến không ít người trong ban lãnh đạo Hà Tây cũ không còn muốn theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra trước đó.

Không tính đến vấn đề tiêu chí đánh giá, cách thức đánh giá, vị trí xếp hạng trên cũng không có gì bất hợp lý, nhất là khi đối chiếu với năng lực, lợi thế của Hà Nội với nhiều khả năng về văn hóa, đất đai, vốn, khoa học công nghệ, thị trường… mà các địa phương khác không có được nhưng lại chưa phát huy được lợi thế đó, thậm chí theo khảo sát mới đây trong quý I vừa qua, Hà Nội là địa phương duy nhất có lượng khách quốc tế đến tham quan giảm (Hà Nội giảm 7%, cả nước tăng 36%), trong khi năm 2010 là năm Đại lễ và Hà Nội được chọn cho năm du lịch quốc gia 2010, với rất nhiều sự kiện8

. Điều đó cho thấy độ nhạy của chính quyền và doanh nghiệp Hà Nội chưa cao, cơ chế của Hà Nội còn chậm đổi mới, trong khi thực tế vẫn còn không ít những phiền hà, sách nhiễu với các doanh nghiệp - đây là những thiếu sót, tồn tại, là điểm nghẽn của phát triển.Chính sự thiếu năng động, sáng tạo và ỷ lại lợi thế thủ đô của cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp. Qua nhiều năm phát triển, đến nay, Hà Nội còn quá ít các sản phẩm có thương hiệu mạnh, ít các doanh nghiệp lớn…, về GDP trong thời gian khủng hoảng, các

47

“cơ thể lớn” thường chịu nhiều va đập hơn, nhưng năm 2009 TPHCM vẫn tăng trưởng trên 7%, trong khi Hà Nội tăng trưởng 6,7%. Bên cạnh yếu tố khách quan, có thể thấy sự năng động, độ nhạy của chính quyền và doanh nghiệp Hà Nội chưa cao. Trong thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục rà soát lại cơ chế, chính sách, nhất là những gì liên quan đến môi trường kinh doanh để khắc phục những yếu kém, thúc đẩy phát triển. Thành phố sẽ luôn lắng nghe ý kiến từ phía doanh nghiệp đối với cơ chế chính sách của thủ đô cũng như cả nước nói chung, đặc biệt tập trung đến 6 trên 10 lĩnh vực mà nghiên cứu của VCCI đã chỉ ra là; tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, ưu đãi doanh nghiệp Nhà nước, thiết chế pháp lý, chi phí không chính thức, và tính năng động của đội ngũ lãnh đạo. Thách thức của Hà Nội là không nhỏ trong việc nỗ lực “nâng hạng” PCI nói riêng và xúc tiến môi trường đầu tư là vì Hà Nội chưa có được Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội được phê duyệt dẫn tới lúng túng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đối với những dự án lớn. Và một vấn đề mang tính cố hữu đối với nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội là chuyện “trên bảo dưới không nghe”. trong khi các cấp lãnh đạo rất quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân thì đội ngũ công chức không chịu chuyển biến.

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)