Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 70)

6. Kết cấu luận văn

3.2 Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế

3.2.1 Tăng cường huy động vốn đầu tư

Để có thể hội nhập, cạnh tranh trong môi trường quốc tế, Hà Nội cần tập trung khai thác thế mạnh của mình với địa chính trị đặc thù để thu hút vốn đầu tư bằng

các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất, từ tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước để phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao...

Đối với các nguồn vốn trong nước, cần đa dạng hóa các phương thức huy động vốn theo nguyên tắc: Nhà nước định hướng và tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi để mọi thành phần kinh tế huy động vốn, tự chịu trách nhiệm đầu tư vào các công trình, các ngành, các lĩnh vực và địa bàn phục vụ quốc kế dân sinh. Nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành tài chính – ngân hàng trong việc hình thành và mở rộng thị trường vốn, bao gồm; thị trường tài chính – tiền tệ (phát triển các công ty đầu tư và cho thuê tài chính, bảo lãnh tín dụng...), thị trường chứng khoán, bảo hiểm... Sớm thành lập Quỹ xúc tiến đầu tư để huy động các nguồn vốn tài trợ, đóng góp của các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong và nước ngoài.

Chú trọng công tác dự trữ đất tạo điều kiện cho chính quyền đô thị điều hành được thị trường đất đô thị chứ không chỉ chạy theo phục vụ thị trường như hiện nay. Ngân sách đô thị sẽ thu được phần lớn lợi ích mà tài nguyên đất đem lại chứ không để giới kinh doanh BĐS kiếm được siêu lợi nhuận từ kinh doanh đất và một số quan chức sa vào tham nhũng đất đai khiến các hộ bị thu hồi đất và người dân bất bình.

Với lợi nhuận thu được từ dự trữ đất, chính quyền đô thị có thể giúp đỡ các hộ nghèo cải thiện điều kiện ở và tiếp cận các dịch vụ hạ tầng.

Dự trữ đất là biện pháp quan trọng để chính quyền đô thị thực hiện “kinh doanh đô thị”. Đây là một khái niệm mới đang được nhiều đô thị trên thế giới quan tâm. Thực chất của kinh doanh đô thị là khai thác các tài sản tự nhiên như đất đai, không gian đô thị và tài sản nhân tạo như kết cấu hạ tầng của đô thị nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng để có vốn phát triển đô thị (thông qua cơ chế thị trường). Đất

67

đai là yếu tố sản xuất cơ bản, do đó đất là khâu then chốt trong kinh doanh đô thị. Trên thế giới, nhiều nước cũng đã thực hiện dự trữ đất. Ở châu Âu có Anh, Pháp, Áo, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Thụy Điển… Ở châu Á có Trung Quốc, Hàn Quốc… Thực tiễn các nước trên đã chứng tỏ việc dự trữ đất đem lại nhiều lợi ích cho phát triển đô thị.

Theo tính toán của Trung Quốc, giá trị tài sản đất đô thị của nước này chiếm 3/4 tổng giá trị tài sản đất đai cả nước. Vì vậy, cần thông qua kinh doanh đô thị mà đưa giá trị tiềm tàng đó thành giá trị thực để xây dựng đô thị. Nhiều đô thị như Thẩm Quyến, Thượng Hải… đã huy động có hiệu quả nguồn vốn từ đất để phát triển TP của họ rất nhanh chóng khiến thế giới ngưỡng mộ. Năm 1996, Thượng Hải là đô thị đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng việc dự trữ đất. Dần dần cách làm này lan rộng sang nhiều TP khác. Đến năm 2001, Quốc vụ viện nước này mới dựa trên kinh nghiệm của các nơi cho phép nơi nào có điều kiện thì được áp dụng việc dự trữ đất.

Ở Việt Nam, cơ sở pháp lý cho dự trữ đất đã có trong Luật Đất đai năm 2003 nhưng đã qua bảy năm mà vẫn chưa hình thành được khuôn khổ thể chế cho chủ trương quan trọng này. Năm khâu quan trọng của dự trữ đất, tức “năm thống nhất” đã nêu, cần được quy định rất cụ thể thì mới vận hành được.

Vì vậy, đã đến lúc nước ta cần xây dựng thể chế hoàn chỉnh cho việc dự trữ đất đô thị và nhanh chóng mở rộng việc áp dụng nó vào phát triển đô thị, nhất là để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện quy hoạch đô thị11

.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

11

Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của thành phố, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Trung ương cần đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, trường đại học, các công trình kết cấu hạ tầng quy mô vùng... trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, NGO, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường như hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn...

Nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư từ ngân sách Nhà nước.Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn có vốn tự có doanh nghiệp nhà nước và vốn tín dụng nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài Nhà nước và dân cư cần được chú trọng phát triển dưới những hình thức như: Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các nhân tố đầu vào và sản phẩm đầu ra. Có chương trình và phát động phong trào toàn dân khuyến khích, cổ vũ, động viên, đào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh.

Chuyển hệ thống các đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, nghiên cứu khoa học... Tiến tới ngân sách nhà nước chỉ cấp cho những đơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các nghiên cứu khoa học cơ bản làm nền tảng để phát triển công nghệ.

Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng khu, cụm công nghiệp cùng với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài

69

hàng rào. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước để không hoặc sử dụng không hiệu quả đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước đây để cho các nhà đầu tư khác thuê.

Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT

Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ quy định "Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao" (viết tắt theo tiếng Anh là BOT) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý; hết thời hạn kinh doanh Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

"Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh" (viết tắt theo tiếng Anh là BTO) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho Nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.

"Hợp đồng xây dựng chuyển giao" (viết tắt theo tiếng Anh là BT) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý…

Với các ưu điểm như, không phải bỏ kinh phí cho các hạng mục quy hoạch thay vào đó là sử dụng các nguồn vốn của các doanh nghiệp nước ngoài phục vụ cho hoạt động hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng cho thủ đô. Tạo công ăn việc làm

cho người lao động phục vụ các dự án xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT khi triển khai và đi vào sử dụng. Sau thời gian quy định về thời hạn thu hồi vốn của các chủ đầu tư, các hạng mục công trình đó sẽ được chuyển giao cho nhà nước và thành phố Hà Nội phục vụ đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân. Đây là các hình thức hợp đồng có lợi cho Hà Nội trong giai đoạn hoạch định quy hoạch và phát triển hiện nay, vì vậy cần tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, nghiên cứu, áp dụng thí điểm một số.

Tình thức đầu tư mới trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội và cung cấp dịch vụ như PPP, TOT12

.

Đặc biệt, cần chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng các hình thức như:

Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động theo một chương trình chủ động có hiệu quả, phù hợp với những đối tượng và đối tác. Tổ chức tiếp xúc, tham dự các diễn đàn, hội thảo xúc tiến đầu tư tại những nước và lãnh thổ có tiềm năng về vốn, có công nghệ và trình độ quản lý cao… để vận động, xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty, từng nhà đầu tư có tiềm năng. Ưu tiên thu hút vốn đầu tư và công nghệ của các tập đoàn lớn, xuyên quốc gia, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn. Tiến hành xây dựng các khu công nghệ cao, một số vườn ươm công nghệ để thúc đẩy đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất.

Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài như:

Cần đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động,

12

71

thực hiện cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở thủ đô nhăm phát triển nhanh nguồn lực có chất lượng cao phục vụ công cộc mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách trọng dụng nhân tài, thu hút nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, các nhà quản lý giỏi, công nhân lành nghề có trên địa bàn và cả nước, của Việt kiều và cá nhân, tổ chức nước ngoài, mong muốn đóng góp tài năng vào việc xây dựng thủ đô song song với công tác giáo dục đào tạo có chất lượng cao nhằm cung cấp cho thị trường lao động trong nước và nước ngoài lực lượng lao động đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Xây dựng chiến lược về giải quyết việc làm và phân bố lao động trên cơ sở định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại cùng với việc định hướng phát triển nghề, làng nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành, nông thôn. Chú trọng và triển khai công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghệ có trình độ cao phục vụ cho doanh nghiệp trên địa bản, cho các tỉnh và phục vụ xuất khẩu lao động.

Quan tâm đào tạo kiến thức về kinh tế thị trường cho cán bộ quản lý. Nghiên cứu thành lập các cơ sở đào tạo giám đốc doanh nghiệp có trình độ tiên tiến thế giới (có sự hỗ trợ của thành phố trong việc mời chuyên gia quản lý, giảng dạy ở những khóa đầu). Khuyến khích sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong công tác đào tạo để việc sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả. Kêu gọi mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, nhất là đào tạo lao động xuất khẩu. Triển khai dự án xây dựng Trường Đào tạo công nhân kỹ thuật cao tại Từ Liêm, Trường Công nhân kỹ thuật Việt – Hàn tại Đông Anh… Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn và vùng đô thị hóa nhanh.

3.2.2 Cải tiến và hoàn thiện các cơ chế, chính sách

Cần xúc tiến công tác Xây dựng, thông qua Luật Thủ đô và sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để đưa Luật vào thực hiện.

Việc ban hành Luật Thủ đô sẽ tạo cơ sở pháp lý ở tầm luật để thực hiện quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội theo các chính sách, cơ chế đặc thù; góp phần khắc phục bất cập, hạn chế hiện nay trong quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô, tuy nhiên trên thực tế việc xây dựng, thông qua Luật gặp nhiều khó khăn để kịp hoàn thành cũng như đảm bảo chất lượng của Dự luật. Đã có nhiều ý kiến cho rằng tính thẩm tra dự luật còn nhiều bất cập khi mà một số luật đã thông qua nhưng khi chưa ban hành xong hướng dẫn thì đã có đề xuất sửa đổi. Nhiều dự luật thay đổi cả tên gọi, chính sách lẫn tư tưởng nội dung, hành vi... và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng thay đổi vào thời điểm sát nút.

3.2.3 Tăng cường hợp tác với các địa phương trong và ngoài vùng

Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố khác để cùng phát triển theo quy hoạch thống nhất, khai thác có hiệu quả lợi thế của từng địa phương. Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa Hà Nội với các Bộ, ngành và các địa phương theo hướng rõ lĩnh vực, rõ việc, tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Hợp tác, liên kết phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên cơ sở vừa kinh doanh, vừa hỗ trợ hợp tác; kết hợp hài hoà lợi ích của mỗi địa phương với lợi ích chung của vùng; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên các lĩnh vực: quy hoạch, xây dựng các đô thị mới, khu đô thị mới, khu dân cư; phát triển công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp; phát triển du lịch, dịch vụ; nông nghiệp và vành đai cây xanh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và các lĩnh vực xã hội; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hình thành các hành lang kinh tế.

Một phần của tài liệu Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)