Những thách thức khi chuyển thể Lolita

Một phần của tài liệu Chuyển thể điện ảnh tiểu thuyết Lolita của V Nabokov (Trang 39)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Những thách thức khi chuyển thể Lolita

1.2.1. Người kể chuyện

Trong tiểu thuyết Lolita, Nabokov đã xây dựng một người kể chuyện rất phức tạp, người kể chuyện ngôi thứ nhất không đáng tin. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2004), người kể chuyện “là một nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành… nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hiện trong tác phẩm tự sự” [5, tr. 211-212]. Người kể chuyện là một hình tượng do tác giả hư cấu, là chủ thể của lời kể, chi phối việc tổ chức tác phẩm. Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng tôi, tự kể về câu chuyện của chính mình. Trong Lolita, Humbert là người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ông ta vừa là người kể, vừa là một nhân vật tham gia vào truyện, vừa đưa ra quan điểm về các vấn đề được nêu lên trong tác phẩm.

Người kể chuyện không đáng tin (unreliable narrator hoặc questionable narrator) là khái niệm do nhà nghiên cứu W. Booth (Mỹ) nêu ra khi ông nghiên cứu lời nói của tác giả trong văn tự sự (1961). Một sự kiện được kể lại tức là độ chính xác… của nó đã bị khúc xạ qua lăng kính, chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng của

người kể. Người kể chuyện đáng tin được coi là đồng thuận với những quy chuẩn của tác phẩm, người kể chuyện không đáng tin đối lập với những quy chuẩn ẩn tàng của tác giả. Người kể chuyện ngôi thứ ba biết tuốt thường là người kể chuyện đáng tin. Trong một số trường hợp, người kể chuyện ngôi thứ nhất cũng là người kể chuyện đáng tin. Người kể chuyện không đáng tin thường là người kể chuyện ngôi thứ nhất (hoặc có thể ngôi thứ hai), người khiến cho độc giả nghi ngờ về lời kể của họ; họ có thể bị điên hoặc bị say. Người kể chuyện không đáng tin thường xuất hiện trong các tác phẩm có kiểu nhân vật tự thú.

Humbert là một người kể chuyện ngôi thứ nhất không đáng tin. Tất cả những sự việc, suy tưởng trong truyện đều được nhìn qua con mắt của Humbert. Humbert thường tách mình thành hai con người. Không chỉ xưng “tôi”, “ta” (I, my, me) hay “chúng tôi”, “chúng ta” (our, us, ours) như những người kể chuyện ngôi thứ nhất khác, nhiều lúc Humbert còn tự gọi mình là “hắn” (he, his, him), tự gọi tên “Humbert”… Ông ta nói đến chính mình như đang nói về một người khác, như thể một người khác đang nói về mình: “But let us be prim and civilized. Humbert Humbert tried hard to be good. Really and trully, he did. He had the utmost respect for ordinary children…” [48, tr. 20]. “The widower, a man of exceptional self- control, neither wept nor raved. He staggered a bit, that he did; but he open his mouth only to impact such information… Humberts‟ bedroom” [48, tr. 104].

Từ đó, người kể chuyện nói về những người thân, sự kiện, đồ vật của mình mà như nói về người khác. Ví dụ như khi nói về vợ mình: “Xin nói thêm đôi lời về Humbert phu nhân” [13, tr. 109]… Hay như khi nói về việc khống chế Lolita: “Trước hết, lão yêu tinh lập một danh sách “cấm tuyệt đối” và một danh sách khác gọi là “miễn cưỡng chấp nhận” [13, tr. 251]. Người kể chuyện thường tách mình khỏi nhân vật, tiêu biểu như trong đoạn văn rất dài: “Tôi quan sát tiến sĩ Humbert điển trai… tiễn con gái đến trường. Tôi quan sát ông ta nở một nụ cười trễ nải… Vào những ngày cuối tuần, ta có thể thấy giáo sư H. vận chiếc ba-đờ-xuy… thả bộ cùng con gái tới quán Walton Inn… Vào những ngày trong tuần, ta thấy ông ta… trịnh trọng chào Miss Phía-Đông-Mắt-Argus… Có thể thấy Mr Edgar H.

Humbert… ăn món bít tết theo lối châu Âu… cô con gái nhỏ mê nhạc của Monsieur H. H. bên phải cha mình…” [13, tr. 254-255]. Hay như: “Cái thằng cha Hamburg này quả là một thằng cha Hamburg ngu xuẩn biết mấy! Bởi lẽ hệ thần kinh siêu nhạy cảm của hắn ngại ngùng không muốn đối mặt với cảnh thật, hắn nghĩ ít ra mình cũng có thể thưởng thức một phần kín đáo của nó” [13, tr. 356].

Người kể chuyện cũng thường tách mình thành hai người. Có khi, một nửa như bực bội với nửa kia: “Đôi lần… Nào, Bert, đích xác là bao nhiêu lần? Mi có thể nhớ không, bốn hay năm lần như thế, hay nhiều hơn nữa?” [13, tr. 259]. Người kể chuyện ở đây là người kể chuyện ngôi thứ nhất kể về chính mình, nhưng chính ông ta nhiều lúc cũng không biết mình sẽ làm gì: “Xem người thuê nhà đầy sức hấp dẫn có làm cái điều mà hắn thèm đến chết hay không” [13, tr. 69]. Humbert còn thường tự trào về bản thân mình, bằng cách đặt cho mình những biệt danh rất hài hước: “Humbert-Tàn-Bạo bàn bạc với Humbert-Nhỏ-Bé xem Humbert Humbert nên giết ả hay người tình của ả, giết cả hai hay chẳng giết ai cả” [13, tr. 42]; hay “Humbert- Âm-Ư-Hát” [13, tr. 80], “Humbert-Chó-Săn” [13, tr. 84], “Humbert-Sếu-Vườn” [13, tr. 91], “Humbert-Không-Phải-Dâm-Quỷ” [13, tr. 98], “Humbert-Góa” [13, tr. 150], “Humbert-còn-chắc-chân-trên-bờ bảo Humbert-sắp-chìm” [13, tr. 310], “Yêu- Râu-Xanh tội nghiệp” [13, tr. 329]. Người kể chuyện này thường nói ở trạng thái đối thoại với bồi thẩm đoàn, với độc giả: “Các vị thấy đấy… Xin đừng hiểu lầm tôi” [13, tr. 251 - 252] hay “Lúc này đây, tôi xin quý vị độc giả chớ có giễu tôi và tâm trạng bối rối của tôi” [13, tr. 285], “xét cho cùng… ừ, thật ra… Xét cho cùng, quý vị ạ” [13, tr. 322].

Người kể chuyện ngôi thứ nhất không đáng tin này tạo ra tính chất hài hước, dí dỏm cho truyện. Ví dụ như sau phút bàng hoàng ban đầu về cái chết của Charlotte, Humbert chợt nhận ra rằng đó là một sự kiện tình cờ nhưng rất có lợi cho ông ta, nên đã chuyển từ bàng hoàng sang thích thú. Người kể chuyện vì thế cũng chuyển từ “tôi” sang “hắn”, “vợ chồng Humbert” [13, tr. 133 - 134].

Trong truyện, người kể chuyện này có vị trí rất quan trọng. Gần như đến chương 10 phần một mới bắt đầu xuất hiện đối thoại, trước đó chỉ là lời của người

kể chuyện. Tuy nhiên, khi làm phim, nếu để vài chục phút chỉ có lời kể ngoài hình của người kể chuyện thì phim sẽ rất nhàm chán, đơn điệu. Chính vì thế, trong hai phiên bản điaạn ảnh, thoại buộc phải xuất hiện sớm hơn. Trong phiên bản 1962, thoại xuất hiện ngay từ phút thứ 2, sau khi giới thiệu đoàn làm phim. Trong phiên bản 1997, thoại xuất hiện muộn hơn một chút, nhưng cũng không để khán giả phải đợi quá lâu, ở những giây cuối của phút thứ 6.

Trong tiểu thuyết, người kể chuyện Humbert là một người có tính hai mặt. Khi ông ta kể về cuộc đời và sự ăn năn về những hành động sai trái của mình, người đọc sẽ thấy thương cảm. Ví dụ như sau khi giết Quilty, Humbert đứng một mình trên đồi nghe tiếng trẻ chơi đùa từ xa vọng lại và “chợt hiểu ra rằng cái đau thắt lòng đến vô vọng nơi tôi không phải là sự thiếu vắng Lolita bên cạnh tôi, mà là sự thiếu vắng giọng em trong hợp xướng hài hòa kia” [13, tr. 420]. Hay như khi ông ta tự nhận rằng “Nếu tôi là quan tòa xử chính mình, chắc tôi sẽ cho Humbert mức án ít nhất là ba mươi lăm năm vì tội hiếp dâm và bác bỏ những cáo buộc còn lại” [13, tr. 420 - 421]. Bênh cạnh những đoạn khơi gợi sự cảm thông, Humbert cũng khiến người đọc nghi ngờ về sự thành tâm hối hận của mình. Nabokov để Humbert tự nhận tội trước bồi thẩm đoàn tưởng tượng. Việc làm ấy có vẻ thành khẩn, nhưng lại pha chút khôi hài, khiến người ta nghi ngờ sự thành thực ấy, thậm chí nghĩ đó là thái độ đạo đức giả pha lẫn thách thức. Humbert mô tả lại lần Lolita ngồi trên đùi mình bằng gần 5 trang sách (từ trang 61 đến trang 65) bản tiếng Anh, nhưng cách mà ông ta mô tả giống như hồi tưởng lại một cách thích thú những giây phút khoái lạc trong quá khứ, chứ không phải đang ăn năn trước bồi thẩm đoàn. Ông ta kết thúc những dòng miêu tả say mê bằng sự khoan khoái, pha chút dí dỏm qua cách so sánh: “Tôi cảm thấy tự hào về mình. Tôi đã hút lén chất mật ngọt của một khoái cảm giần giật mà không hề phương hại đến tiết trinh của một bé gái vị thành niên… Kẻ làm trò ảo thuật rót sữa, mật, rượu sâm banh sủi bọt vào chiếc túi xác mới tinh màu trắng của một cô gái; và nhìn kìa, chiếc túi vẫn nguyên vẹn” [13, tr. 86]. Giọng điệu này còn được sử dụng trong toàn bộ tác phẩm. Humbert, đã làm rất nhiều những việc vượt qua luân thường đạo lý, nhưng độc giả lại không thể dễ dàng kết án ông ta.

Tóm lại, người kể chuyện Humbert thường tách mình thành hai người, nói về mình như nói về người khác, giễu cợt bản thân mình. Humbert cũng phát biểu từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau, qua đó cho thấy nhân vật này là một con người phức tạp và rất khó để phán xét bằng những tiêu chuẩn đạo đức thông thường. Qua nhân vật này, người đọc sẽ nhận thấy sự phức tạp của cuộc sống xung quanh, đến mức làm ta bối rối. Khi chuyển thành phim, nhà làm phim cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng người kể chuyện vừa tốt vừa xấu này, trong việc chuyển tải được giọng điệu hài hước của ông ta. Đạo diễn có thể giữ giọng xưng tội với bồi thẩm đoàn, có thể giữ các biệt danh mà Humbert tự đặt cho mình, nhưng rất khó để diễn đạt việc người kể chuyện tách ra khỏi nhân vật để nói kiểu “tôi quan sát tiến sĩ Humbert...”

1.2.2. Cấu trúc tác phẩm

Như chính Nabokov đã khẳng định, ông viết Lolita không phải để nói đến những bài học đạo đức, mà chỉ là sự sáng tạo nghệ thuật để tạo ra những ân phước thẩm mỹ. Cấu trúc tác phẩm chính là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo như thế.

Lolita có kết cấu truyện lồng trong truyện. Tác phẩm mở đầu bằng phần “Lời nói đầu” của tiến sĩ John Ray, Jr. Thực chất nhân vật này do Nabokov sáng tạo nên. Trong phần này, John Ray đã khéo léo đề cập đến tính xác thực của câu chuyện ở chỗ người đọc có thể tra cứu tin về vụ việc trên báo: “Những ai tò mò muốn tìm hiểu kĩ có thể truy cứu các tư liệu liên quan đến tội hình sự của „H.H‟ trên các báo hàng ngày trong tháng Chín năm 1952” và tìm thấy các nhân vật của truyện trong cuộc sống thực như Mona, Rita, Vivian Darkbloom… [13, tr. 8-9]. John cũng cố gắng đứng ở góc độ đạo đức mà tạo nên một sự an toàn về mặt luân lí cho tác phẩm để nó dễ được đông đảo độc giả chấp nhận hơn: phê phán Humbert “ông ta thật gớm ghiếc, ông ta thật bỉ ổi, ông ta là một thí dụ nổi bật về chứng phong hủi đạo đức”; nói đến cái chết của tù nhân Humbert để nhấn mạnh rằng hắn ta đã phải đền tội cho những việc sai trái mà mình đã làm; nhấn mạnh rằng tác phẩm “luôn kiên định hướng tới tôn vinh đạo đức”. Đồng thời, tiến sĩ cũng nhắc đến những giá trị để ủng hộ cho sự tồn tại của tác phẩm: coi cuốn sách là một tác phẩm nghệ thuật lớn,

đồng thời là một hồ sơ bệnh án kinh điển để nghiên cứu tâm thần, là bài học phổ quát về việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, John cũng chỉ nói rất chừng mực, tránh để lộ kết thúc của câu chuyện để gây tò mò với độc giả. Ông ta không nói rõ Humbert bị đi tù vì tội gì, nhắc đến Lolita dưới cái tên “bà Richard F. Schiller” giữa những tên khác như Mona, Rita,…

Từ lời mở đầu của John Ray, mở ra câu chuyện của Humbert trong tù; từ Humbert trong tù mở ra câu chuyện của Humbert và Lolita; từ câu chuyện của Humbert và Lolita mở ra câu chuyện của cậu bé Humbert và cô bé Annabel bên bờ biển: “Có ai trước em không nhỉ? Quả thật là đã có. Trên thực tế, có thể sẽ chẳng bao giờ có Lolita nào hết nếu vào một mùa hè nào đó, tôi đã không yêu một bé gái đầu tiên. Ở một công quốc bên bờ biển… Khoảng ngần ấy năm trước khi Lolita ra đời, bằng số tuổi tôi vào mùa hè ấy” [13, tr. 15-16]; và chuyện về Humbert – Valeria, Humbert – Charlotte, Humbert – Rita…

Có thể nói kết cấu của Lolita là sự đan xen, lồng ghép nhiều câu chuyện mà ta thường gọi là kết cấu búp bê Matryoshka. Tuy nhiên, khi tác phẩm được chuyển thể thành phim, kiểu kết cấu phức tạp này sẽ khiến khán giả khó theo dõi, vì thế nên nó bị phá vỡ. Trong cả hai phiên bản phim, người xem không còn thấy lời của John Ray, không thấy câu chuyện Humbert – Valeria, Humbert – Rita… Nếu như phiên bản phim 1997 có điểm qua mối tình thơ ấu giữa Humbert và Annabel, thì phiên bản 1962 thậm chí không đề cập đến câu chuyện này, mặc dù đây là một yếu tố quan trọng khơi nguồn nỗi ám ảnh của Humbert về các tiểu nữ thần, là mở đầu cho câu chuyện giữa Humbert và Lolita. Kết cấu của truyện bị phá vỡ khiến cho phim, nhất là phiên bản 1962, mất đi tính logic; nhân vật Humbert không còn phức tạp và không có chiều sâu với nhiều mối quan hệ khác nhau, với những lần “hóa dại” và nghi ngờ “có khả năng trở nên đồng giới dục tính”…

Xét ở góc nhìn khác, Lolita có một kiểu kết cấu hết sức độc đáo, giống như dáng hình chiếc đồng hồ cát – như tên hồ Hourglass đã được Humbert nhắc đến nhiều lần. Ngoài phần mở đầu của John Ray, tiểu thuyết gồm 329 trang tiếng Anh, được chia thành hai phần cân đối giống như hai phần của chiếc đồng hồ cát: phần

một gồm 144 trang với 33 chương, phần hai gồm 185 trang với 36 chương. Hai phần này có mối quan hệ soi chiếu với nhau như soi gương.

Trong phần một, từ chương 1 đến chương 9, Humbert chưa gặp Lolita; đến chương 10 Humbert đến thuê nhà Charlotte và lần đầu tiên gặp tiểu nữ thần. Sang phần hai, từ chương 22 đến chương 36, Lolita mất tích ở bệnh viện. Từ chương 9 phần một trở về trước, trước khi gặp Lolita, Humbert sống với vợ là Valeria; từ chương 23 phần hai trở về sau, Humbert sống với cô nhân tình Rita. Ở chương 20 phần một, Charlotte có nói đến chiếc đồng hồ “waterproof” (không thấm nước) để rồi từ đó Jean chuẩn bị kể về cháu của nha sĩ Quilty – tức Clare Quilty – nhưng rồi bị sự xuất hiện của John ngăn lại. Sang phần hai, ở chương 29, khi Lolita kể về Quilty, hình ảnh “waterproof” được tái hiện trong đầu Humbert.

Trong phần hai, Humbert và Lolita đến Beardsley, sau đó đến Elphinstone và Lolita biến mất ở đây, rồi Humbert lại quay lại Beardsley tìm Lolita. Cũng trong phần hai này, một nửa phần hai là Quilty theo dõi Humbert, và nửa sau là Humbert truy tìm Quilty. Kết cấu này khiến cho tác phẩm rất cân đối nó ám chỉ đến vấn đề số phận, định mệnh, đúng như Humbert luôn bị ám ảnh bởi bàn tay của McFate – số phận. Nếu tìm hiểu kĩ cách kết cấu này, thì ngay từ khi Lolita vẫn ở bên Humbert, người đọc cũng có thể đoán ra một ngày nào đó cô bé sẽ rời khỏi tầm tay của cha dượng.

Tuy nhiên, kiểu kết cấu hai phần cân đối độc đáo nhưng phức tạp này cũng đã hoàn vắng bóng trong phim. Thay vào đó, hai nhà làm phim đều dùng kiểu kết cấu vòng tròn khá phổ biến: mở đầu ở thời điểm Humbert tìm và giết Quilty, sau đó hồi tưởng lại quá khứ về Lolita như để lý giải cho nguyên nhân cuộc quyết đấu của họ.

Sinh thời Nabokov rất thích môn cờ vua, đặc biệt là cờ thế. Ông thường nhắc đến bộ môn này trong nhiều tác phẩm của mình và Lolita không phải là ngoại lệ. Xét về không gian, các nhân vật trong truyện rong ruổi trên khắp 50 bang của nước Mỹ, như các quân cờ chạy trên bàn cờ vua: “con đường của chúng tôi bắt đầu bằng một loạt những khúc quanh co ngoắt ngoéo ở New England, rồi lượn xuống phía Nam, lên lên xuống xuống, quẹo đông rẽ Tây; dấn sâu vào… Dixieland… quặt sang phía Tây, đi ngoằn ngoèo theo hình chữ chi qua những cánh đồng ngô và bông…

Một phần của tài liệu Chuyển thể điện ảnh tiểu thuyết Lolita của V Nabokov (Trang 39)