Những ám chỉ liên văn bản

Một phần của tài liệu Chuyển thể điện ảnh tiểu thuyết Lolita của V Nabokov (Trang 48 - 50)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Những ám chỉ liên văn bản

Trong tiểu thuyết Lolita, Nabokov thường xuyên sử dụng những ẩn dụ, ám chỉ liên văn bản. Trong hơn 300 trang truyện, nhà văn ám chỉ đến hàng chục tác phẩm văn học khác nhau: Annabel Lee của Edgar Poe; Carmen của Merimee,

Gerontion của T.S. Eliot [13, tr. 25]; Jean-Christophe của Romain Roland [13, tr. 41]; tiểu thuyết Pierre của Herman Melville (từ đó tác giả bịa ra địa điểm “Pierrer Point ở eo Melville”) [13, tr. 48]... Từ các tác phẩm có sẵn trước đó, nhà văn mượn những chi tiết, hình ảnh để đưa vào Lolita: mượn tên nhân vật Charlotte trong Những nỗi đau của chàng Werther của nhà văn Đức Goethe; mượn chi tiết Emma Bovary nói dối đi học piano để ngoại tình trong Bà Bovary của nhà văn Pháp G. Flaubert; mượn hình ảnh “peach-cleft” (kẽ trái đào) trong vở kịch thơ Pippa Passes

của Robert Browning [13, tr. 158]; mượn hình ảnh “những cây to tướng vóc dáng Chateaubriand” từ tác phẩm Atala của nhà văn Pháp F. Chateaubriand [13, tr. 194]; mượn hình tượng những giấc mơ và những từ “bruns adolescents” (thiếu niên tóc nâu) và “tordre” (quằn quại) trong bài Le Crépuscule du matin (Hoàng hôn của buổi sáng) của nhà thơ Pháp Charles Baudelaire [13, tr. 218]; mượn câu 84 trong bài thơ

Le Bateau Ivre (Con tàu say) của thi hào Pháp Arthur Rimbaud [13, tr. 232]. Ông mượn câu thơ trong bài Je te salue, ô vermeillette fente của nhà thơ Pháp Pierrer de Ronsard (1528 - 1557); mượn câu thơ trong bài La bergerie của nhà thơ Pháp Remy Belleau (1528 - 1577); mượn câu thơ trong trường ca Childe Harold‟s Pimgrimage (Cuộc hành hương của hiệp sĩ Harold) của nhà thơ Anh Lord Byron (1788-1824). Ông mượn cụm “read to by a boy” (bị một thằng bé con lên lớp) trong bài

Gerontion của nhà thơ T.S.Elliot. Ông trích lời của nhân vật Polonius trong tác phẩm Hamlet của đại băn hào Anh W.Shakespeare [13, tr. 200].

Có lúc, ông ám chỉ đến cuốn Alice ở xứ sở thần tiên (Alice in Wonderland)

của nhà văn Anh Lewis Carroll [13, tr. 176], hay nhại câu thơ “Do upi remember an Inn, Mirandar?” (Em còn nhớ một Lữ quán không, Miranda?) trong bài Tarantella

của nhà thơ Hilaire Belloc [13, tr. 196]. Nhà văn cũng giễu nhại bài Ash Wednesday

của Eliot bằng bài thơ có các câu thơ mở đầu bằng “Because” (Vì) như của nhà thơ này [13, tr. 408].

Người viết coi tác phẩm này là một lời tự thú, cũng giống như cuốn

Confessions (Tự thú) của nhà văn Pháp J. J. Rousseau. Ông đề cập đến những vở kịch phỏng theo những truyện cổ tích về đề tài mê hoặc như Hansel và Gretel của R. Roe, Người đẹp ngủ trong rừng của D. Doe, Bộ quần áo mới của Hoàng đế của M. Vermont và M. Rumpelmeyer [13, tr. 271]. Ông cũng nhắc đến tác phẩm Dr. Jekyll và Mr. Hyde (Tiến sĩ Jekyll và ông Hyde) của Robert Louis Stevenson, coi mình là con người có tính hai mặt như nhân vật ở đây [13, tr. 278]. Đoạn viết về cuộc viễn du qua những miền đất của nước Mỹ là đoạn giễu nhại cuốn On the road

của Jack Kerouac. Nói về cô giáo dạy piano Miss Emperor và việc Lolita trốn học là gợi nhắc đến Bà Bovary của G. Flaubert với cô giáo Mlle. Lempereur và việc Emma Bovary nói dối chồng đi học nhạc để đi ngoại tình. Ngoài ra người viết còn ám chỉ nhiều tác phẩm khác như vở kịch Mr Pim Passes by (Ông Pim đi ngang qua) của A. A. Milne, bài thơ Pipps Passes (Pipps đi qua) của Browning, vở kịch Lenore của nhà thơ Đức G. A. Burger, vở Một tổ quý tộc của nhà văn Nga I. Turgenev.

Nabokov còn đề cập đến nhà văn Mỹ Edgar Poe (1809 - 1849), James Joyce, Dante, Dostoyevsky và hơn 50 nhân vật nổi tiếng khác như chính trị gia Jean-Pau Marat (1743 - 1793); nữ minh tinh Marlene Dietrich (1900 - 1992); họa sĩ René Francois Xavier Prinet (1861 – 1946); vị thần Priap trong thần thoại Hy Lạp; các nhà thơ tình La Mã sống từ trước Công nguyên như Catullus, Propertius, Tibullus, Horace; danh họa Ý Sandro Botticelli (1444 - 1510); học giả Anh Thomas Morell (1703 - 1784); đại văn hào Pháp Marcel Proust (1872 - 1922); nhà phân tâm học S. Freud; nữ thi sĩ Hy Lạp Sappho (khoảng năm 600 trước Công nguyên); họa sĩ Pháp Claude Lorain (khoảng 1600 - 1682); họa sĩ Tây Ban Nha El

Greco (1541?-1614?); nhà văn Anh John Galsworthy (1867 - 1933); nhà văn Scotland R. L. Stevenson (1850 - 1894); tay vợt Pháp André H. Gobbert; họa sĩ Anh Joshua Raynolds (1723 - 1792).

Những ám chỉ này tạo nên tính liên văn bản cho tác phẩm, mang đến cho nó chiều sâu và sự phức tạp của một tác phẩm hậu hiện đại – một tác phẩm có phóng chiếu tới nhiều tác phẩm khác. Tuy nhiên, những tác phẩm, đưa toàn bộ những ám chỉ này vào phim là một điều bất khả. Và khán giả cũng không có đủ thời gian để hiểu được những ám chỉ này. Chính vì thế, các nhà làm phim thường không được đề cập đến chúng trong phim.

Một phần của tài liệu Chuyển thể điện ảnh tiểu thuyết Lolita của V Nabokov (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)