6. Bố cục của luận văn
2.1. Hình thức tự sự
Chủ đề: Phiên bản 1962 kể câu chuyện về một người đàn ông trung niên Humbert Humbert kết hôn với người chủ nhà là Charlotte Haze, nhưng thực chất là để tiếp cận với cô con gái 14 tuổi xinh đẹp của bà ta là Lolita. May mắn cho Humbert, sau khi kết hôn không lâu, người vợ đó qua đời sau một tai nạn, nên ông có thể thoải mái sống bên cô con gái riêng của vợ. Tuy nhiên, một khó khăn nảy sinh khi bỗng nhiên Quilty xen vào mối quan hệ đó. Và không may cho Humbert, Lolita lại đem lòng yêu người đàn ông ấy. Lợi dụng tình yêu của Lolita, Quilty cướp cô bé khỏi tay người bố dượng. Nhưng rồi chỉ ít lâu sau, Lo lại bỏ trốn khỏi Quilty vì không đồng ý đóng phim khiêu dâm như hắn mong muốn. Bốn năm sau khi mất Lolita, Humbert gặp lại cô bé, nhờ đó mà biết được sự thật về Quilty. Khi biết được kẻ thù đích thực của mình là ai, Humbert đã đến và giết hắn, sau đó ông cũng chết trong tù khi đang bị giam chờ xét xử. Từ đó, phim phê phán Humbert và đề cập đến các vấn đề xã hội như ấu dâm, loạn luân, vấn đề nuôi dạy trẻ... Điều này khiến cho bộ phim mang màu sắc đạo đức; trong khi thực chất trong tiểu thuyết, người kể chuyện luôn tách mình ra để phê phán Humbert nhưng không có giọng đạo đức, không khiến người đọc ghét Humbert, thậm chí còn thương cảm cho người đàn ông này vì ông ta vừa là bị cáo, vừa là nạn nhân bị Lolita quyến rũ.
Cốt truyện: Nhìn chung, phiên bản văn học không nhấn mạnh vào cốt truyện mà phiêu du theo dòng cảm xúc của nhân vật. Còn hai phiên bản phim đều đặt cốt truyện ở vị trí quan trọng hơn, tuy mỗi phim có cách xử lý có khác nhau.
Yếu tố quan trọng trong cốt truyện là cách mở đầu và kết thúc. Nếu như tiểu thuyết mở đầu và kết thúc đều bằng tên Lolita (cả lời giới thiệu của John Ray), thì bộ phim của S. Kubrick lại mở đầu và kết thúc bằng từ “Quilty” (Humbert gọi hắn). Điều này khiến cho khán giả có cảm tưởng rằng nội dung chính mà Humbert quan tâm là sự trả thù, và đối tượng chính mà ông ta chú ý là Quilty chứ không phải Lolita như trong truyện; phim xoay quanh mối quan hệ giữa Humbert và Quilty hơn là nhấn mạnh tình cảm đậm sâu mà Humbert giành cho Lolita – đậm sâu đến mức
Humbert quyết định dùng nghệ thuật để bất tử hóa, nhằm lưu giữ nó mãi mãi, để hai người được bên nhau không bao giờ rời xa.
Phiên bản 1962 mở đầu bằng việc Humbert đến nơi ở của Quilty và giết hắn, tức là mở đầu bằng kết thúc của truyện. Cách mở đầu này thu hút sự chú ý: khán giả tò mò về lí do của vụ giết người này; khi khán giả đã tò mò, Kubrick quay về câu chuyện của bốn năm trước để nói đến nguyên nhân. Đồng thời kiểu mở đầu này cũng khá an toàn về luân lý. Đó là cách người ta thường làm khi viết về cái ác, cái dâm: để kẻ xấu bị trừng trị ngay từ đầu tác phẩm. Nhấn mạnh vào điều này tức là nhấn mạnh đến yếu tố thiện ác phân minh trong xã hội. Cách mở đầu này sẽ khiến tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận hơn, đặc biệt là trong xã hội mà con người vẫn luôn đánh giá sự việc bằng thước đo đạo đức. Tuy nhiên, hạn chế của nó là làm lộ mất tình tiết hồi hộp cuối cùng, khiến tác phẩm không còn sự kì bí. Mặt khác, Quilty và Humbert là một, hai người chính là nhân vật song đôi vô hình. Quilty chính là là mặt tội lỗi của Humbert, bắn chết Quilty là bắn chết tội lỗi của mình, tội lỗi không còn đeo đẳng. Khi Quilty chết thì Humbert mới hết tội, hắn còn sống thì Humbert còn chưa xóa được tội. Vì vậy, để Quilty chết ngay từ đầu khiến cho phim không còn sâu sắc. Kết thúc truyện lại quay về cảnh đầu khi Humbert đến nhà và gọi Quilty, tạo thành một câu chuyện toàn vẹn về vụ giết người và lý giải lý do của vụ giết người đó. Sau đó là dòng chữ nói về cái chết của Humbert ở trong tù, không rõ năm nào; tuyệt nhiên không nhắc gì đến số phận của Lolita.
Về sự xuất hiện của Quilty, một lần nữa phiên bản 1962 lại xử lý không khéo léo. Trong phim này, Quilty xuất hiện sớm và trong nhiều sự kiện hơn. Trong truyện, Quilty không xuất hiện từ đầu, chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến nhưng người đọc sẽ không nhận ra nếu không chú ý. Ví dụ như khi nói đến cuốn sách Who‟s Who in the Limelight [13, tr. 45-46], về một nha sĩ “Hình như là chú bác hay bà con họ hàng gì đó với nhà viết kịch” [13, tr. 88], về “người cháu trai của lão” Ivory Quilty [13, tr. 122]... Chỉ đến chương 35, phần hai thì y mới lộ rõ bản chất và bị Humbert kết liễu bằng một khẩu súng lục. Nabokov nói rằng ông đã viết chương này riêng, rồi sau đó mới lắp vào kết cấu chung: “Cái chết của y cần phải rõ rành trong trí tôi
để kiểm soát những lần xuất hiện trước của y”. Nabokov chỉ cho Quilty xuất hiện mơ hồ trong đoạn đầu tác phẩm. Thậm chí, ông đã phải bỏ đi ba cảnh có sự hiện diện của Quilty – một cuộc nói chuyện tại câu lạc bộ của Charlotte, một cuộc gặp gỡ với bạn của Lolita là Mona, và cuộc tổng tuyệt một vở kịch của y trong đó có vai của Lolita – để khỏi phá vỡ kết cấu và không khí bí ẩn bao quanh nhân thân của y.
Khác với Nabokov, Kubrick lại cho Quilty xuất hiện rõ mặt ngay từ đầu phim (trường đoạn Humbert giết Quilty). Đầu tiên, y được Charlotte nhắc đến trong cuộc nói chuyện với Humbert ngay khi ông này đến thuê nhà: “one of the speakers I had last season was Clare Quilty. The writer, TV plays. He is very stimulating type of man. He gave us a talk on Dr. Schweitzer and Dr. Zhivago” (một trong những diễn giả mà tôi mời đến câu lạc bộ mùa trước là Clare Quilty. Nhà viết kịch bản truyền hình. Ông ấy là người rất thú vị. Ông ấy đã có buổi nói chuyện với chúng tôi về bác sĩ Schweitzer và bác sĩ Zhivago).
Thậm chí đạo diễn còn tạo thêm nhiều sự kiện để tăng thêm đất diễn cho nhân vật này: y được xuất hiện trong buổi vũ hội tại trường Ramsdale và nói chuyện với Charlotte gần 2 phút (từ phút 24 đến phút 26) và cuộc nói chuyện đó tiết lộ rằng họ đã có một vụ tình ái mấy năm trước đó; y được Lolita nhắc đến sau khi cô bé trở về từ vũ hội: “All the girls are crazy about him” (Con gái đứa nào cũng phát cuồng vì ông ấy) (phút thứ 32); ảnh của y được dán trên tường trong phòng Lo; y không chỉ có mặt ở khách sạn The Enchanted Hunters mà còn có cuộc nói chuyện dài hai phút với nhân viên khách sạn (từ phút 70 đến phút 72); y cũng được chứng kiến tất cả những thời điểm Humbert và Lolita ở sảnh khách sạn này. Sau đó, khi Humbert và Lolita chuyển đến Beardsley, y còn đóng giả bác sĩ tâm lý đến nhà nói chuyện với Humbert về tình trạng của Lolita trong gần 7 phút (từ phút 99 đến phút 106); y xuất hiện trong đêm trình chiếu vở kịch tại trường của Lolita...
Sự thay đổi này làm cho tính chất bí ẩn của nhân vật Quilty không còn. Đồng thời nó phá vỡ ý đồ của Nabokov, vì Quilty chính là mặt khác trong con người của Humbert, hai người chính là một người. Trong khi đó, Kubrick đã biến Quilty trở thành một nhân vật riêng biệt và độc lập. Sau này, đến Eyes wide shut
(1999), Kubrick dường như “cao tay” hơn. Ông để cho nhân vật người tình của người vợ chỉ xuất hiện trong sự tưởng tượng của người chồng nên nên phim hay và ám ảnh hơn.
Nếu như trong truyện có nhiều tình tiết đụng chạm thân xác thì phiên bản phim 1962 lại khác hẳn. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Nabokov miêu tả đầy nhục cảm trong những lần cậu bé Humbert bên Annabel: “bàn tay cô, lấp một nửa trong cát, trườn về phía tôi, những ngón tay nâu thon mảnh lừ lừ tiến như kiểu mộng du, mỗi lúc một sát lại gần; rồi cái đầu gối anh ánh màu trắng sữa bắt đầu một hành trình dài, thận trọng; đôi khi, một cái ụ tình cờ do mấy đứa nhỏ đắp tạo cho chúng tôi một thứ bình phong đủ kín để có thể chà hai cặp môi mặn vào nhau” [13, tr. 20], “Annabel run lên và giật thót khi tôi hôn lên khóe môi hé mở và dái tai nóng hổi của cô… Chân em, đôi chân đẹp sống động, không khép chặt lại, và khi tay tôi đến đúng chỗ nó tìm kiếm, một vẻ mơ màng, kì bí, nửa khoái cảm, nửa đớn đau hiện lên trên gương mặt trẻ thơ ấy… đôi đầu gối trần quắp lấy cổ tay tôi, riết chặt rồi lại buông ra… chà mạnh cặp môi khô vào môi tôi; rồi người yêu dấu của tôi rời xa… rồi lại lầm lì xáp tới, hé miệng cho tôi ngốn thỏa thuê… tôi để em nắm lấy cây vương trượng của niềm đam mê của tôi trong bàn tay vụng về của em” [13, tr. 23].
Đặc biệt, yếu tố nhục dục còn đậm đặc hơn nữa trong những cảnh tiếp xúc giữa Humbert và Lolita. Những trang nhật kí Humbert ghi chép trong hơn hai mươi ngày đã liên tục nhắc đến những đụng chạm thể xác giữa ông ta và tiểu nữ thần, gợi lên nhiều cảm xúc sinh lý trong con người này như lần Hum giúp Lo lấy bụi trong mắt, đêm Charlotte và Hum ngồi ở piazza với Lo xen giữa, lần đầu tiên Lolita vào phòng Humbert… Đặc biệt, yếu tố tình dục càng mạnh hơn nữa trong đoạn kể về một buổi sáng chủ nhật, khi Charlotte vắng nhà, chỉ có Lolita và Humbert ngồi ở ghế sofa. Hai người đưa đẩy nhau: “tôi giả vờ quan tâm, ghé sát đầu đến độ tóc em chạm vào thái dương tôi và cánh tay em cọ vào má tôi khi em đưa cổ tay lên chùi môi”, “giả vờ giành lại nó (tờ họa báo), em soài người đè lên tôi. Tôi nắm lấy cổ tay mảnh dẻ của em… Rồi điềm nhiên như không, cô bé trơ trẽn duỗi dài cả hai chân trên đầu gối tôi”. Sau đó Humbert cố gắng điều chỉnh sự “giao lưu bằng xúc giác
giữa dã thú và giai nhân – giữa con thú bị bịt mõm kìm nén đến độ muốn nổ tung của tôi và cái đẹp nõn nà của thân thể em trong chiếc áo đầm ngây thơ bằng vải bông”, đưa “ngón cái lực lưỡng của tôi dấn tới cái hõm nóng hổi nơi háng em”, và “tôi chịn miết vào bên mông trái em” để đạt tới “cơn co giật tối hậu”, để “thót lên nhịp run giật cuối cùng của cơn đê mê dài nhất mà con người hay quái vật từng biết tới” [13, tr. 81-85]. Ngôn ngữ lịch sự nhưng không thể che đậy sự sự đê mê về thể xác của Humbert. Sau những lần kín đáo trên, những tiếp xúc giữa Humbert và Lolita càng ngày càng chủ động và công khai hơn. Ví dụ như khi chia tay để Lo đến trại Q. (“em đã ở trong vòng tay tôi, cái miệng ngây thơ tan chảy dưới sức ép hung bạo của cặp hàm đực đen tối” [13, tr. 91-92]) và khi Hum đón Lo ra khỏi trại hè ấy (“Xe vừa dùng một cái là Lolita liền chuồi hẳn vào vòng tay tôi… em nôn nóng oằn oại áp miệng vào miệng tôi rốt ráo…” [13, tr. 152]). Hay như khi hai người ở khách sạn The Enchanted Hunters, Lolita “sà vào vòng tay chờ đợi của tôi… mơn trớn tôi bằng đôi mắt màu hoàng hôn” [13, tr. 162]. Sáng hôm sau, “tôi âu yếm vuốt tóc em và chúng tôi âu yếm hôn nhau”. Sau đó, tác giả không mô tả chi tiết sự va chạm thân xác (chỉ nói kiểu “hùng hục giao hợp đến ba lần ngay sáng nay”), nhưng những mô tả về nụ hôn, lời nói thầm… trên cũng chứa đủ nhục dục say mê.
Ngoài ra, những tiếp xúc thân xác giữa Humbert và Lolita không còn được mô tả chi tiết, nhưng vẫn được nhắc đến như: lần quan hệ trong nhà nghỉ trên đường đi [13, tr. 220], lần quan hệ ngoài trời trên đồi [13, tr. 227], những lần quan hệ trong ngôi nhà ở Beardsley, lần quan hệ sau khi Lo biến mất khỏi tầm mắt Humbert ba mươi phút ở Wace [13, tr. 307], lần đụng chạm trong lớp học sau khi Humbert nói chuyện với hiệu trưởng trường Lolita [13, tr. 267], lần Humbert cầu xin được bên Lo [13, tr. 259-260]. Ngoài ra còn có những cảnh khỏa thân của Lolita và Humbert, Rita… [13, tr. 222, 227, 255, 287, 353, 389] và cảnh tình ái của các nhân vật khác (Jean và John sau cái chết của Charlotte, Bill và Fay ở gần khách sạn Champion, Colorado…).
Những cảnh nhục dục này có vai trò vô cùng quan trọng đối với tiểu thuyết. Trước hết, đó là nhân tố trong trò chơi của tác giả. Sự xuất hiện liên tục của nó ở những trang đầu khiến cho độc giả lầm tưởng đây là một cuốn sách khiêu dâm và
đoán đợi những phần sau của tác phẩm sẽ tràn ngập những cảnh tương tự ở mức độ cao hơn nữa. Nhưng sự thật lại ngược lại, không có những cảnh tình dục gợi cảm như vậy ở phần sau của sách. Nhà văn đã làm người đọc hết sức bất ngờ và không thể kết luận đây là một tác phẩm khiêu dâm. Thứ nữa, yếu tố tình dục trong truyện khiến ta không nhận rằng Humbert yêu Lolita, mà chỉ nghĩ ông say mê tiểu nữ thần một cách đơn thuần. Sự thực, Nabokov cố tình trì hoãn để độc giả không nhận ra ngay điều đó, trong khi ở phiên bản phim 1962, ta nhận thấy rõ rằng Humbert yêu Lolita. Như vậy, loại bỏ yếu tố tình dục của sách khi chuyển thành phim đã làm cho tác phẩm thiếu đi sự hoàn chỉnh vốn có, thậm chí khiến người xem hiểu sai lạc về nó.
Khi làm phim, S. Kubrick loại bỏ hoàn toàn những cảnh đụng chạm giữa Humbert và Lolita. Trong cảnh Lolita chia tay Humbert trước khi đi trại Q., Lolita chưa ngồi vào xe; khi nhìn thấy Humbert bên cửa sổ, Lolita cũng không vội vã chạy ngay đến bên ông ta; khi Lo chạy lên đến nơi, hai người ôm nhau rất hững hờ, gượng gạo (phút thứ 43) thay vì hôn nhau thắm thiết như trong truyện. Khi Humbert đón cô bé từ trại Q. trở về, không còn cảnh một lần nữa Lolita chủ động hôn Humbert. Sau lời gợi ý của Lolita: “You haven‟t even kissed me yet, have you?” (Ông thậm chí còn chưa hôn em phải không?), không có nụ hôn nào trên màn ảnh, chỉ có chiếc xe lao vút trên đường (phút thứ 70). Phim không còn buổi sáng chủ nhật trên ghế sofa khi Humbert lén lút nếm trái cấm; thậm chí trong đêm đầu tiên ở khách sạn Enchanted Hunters, Humbert và Lolita còn không nằm chung giường (Lolita nằm trên giường còn Humbert nằm ở chiếc giường gấp); càng không còn những cảnh quan hệ tình dục giữa hai người. Tất cả những cảnh có hơi hướng sexy đều bị chuyển đen trước khi diễn ra.
Kubrick thừa nhận rằng vì sợ những quy định của Hollywood nên ông đã không dám miêu tả chi tiết những cảnh xác thịt [61, tr. 256]. Đạo diễn hối tiếc vì đã không làm cho phim mang màu sắc tình ái nhiều hơn, trong khi yếu tố tình dục lại có một giá trị quan trọng trong cuốn sách. Chính Kubrick cũng nói rằng: nếu được làm lại, ông sẽ làm phim với mức độ sexy tương tự như truyện; còn nếu biết trước phim phải đối mặt với nhiều đạo luật như vậy thì ông đã không làm.
Cốt truyện của cả hai phim đều bị thay đổi và đơn giản hóa so với cốt truyện trong phiên bản văn học. Tuy nhiên, cốt truyện của phiêm bản 1962 bị sửa đổi, tỉnh lược nhiều hơn khiến phim ít sự kiện hơn. Có những thay đổi không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu mà chỉ giúp truyện ngắn gọn hơn. Ví dụ như: Mona – bạn của Lolita ở trường Bearsley được đưa lên thành con của Jean và John, và Mona cùng đi trại Q. thay cho Phyllis con của nhà Chatfield. Tuy nhiên, có nhiều thay đổi lại gây ra những tác động không tốt. Ví dụ như các tình tiết liên quan đến Valeria, Rita… đều bị loại bỏ. Phim thậm chí còn không đề cập đến Annabel, không giải thích về khái niệm “tiểu nữ thần” và sự ám ảnh của Humbert với nhóm này, tức là không lý giải vì sao Humbert thích Lolita, mà mặc nhiên thừa nhận rằng ông yêu cô bé. Từ đó,