Biểu tƣợng xuất hiện trong không gian, thời gian lịch sử cụ thể

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 98 - 107)

5. Kết cấu luận văn

3.1. Biểu tƣợng xuất hiện trong không gian, thời gian lịch sử cụ thể

Trong văn học nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng. Xem xét không gian, thời gian nghệ thuật là một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mỹ để từ đó lý giải khả năng phản ánh hiện thực của một hệ thống thơ nhất định. Văn học chính là cuộc sống và hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học phản ánh thật trung thành hiện thực cuộc sống. Nhà văn xây dựng các hình tượng trước hết phải lấy chất liệu từ chính cuộc sống, phải đưa vào đó sự nóng hổi của hiện thực, tính thời sự của vấn đề.

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng hơn ai hết ông ý thức sâu sắc việc xây dựng hình tượng văn học trong các tác phẩm của mình. Từ hình tượng người chiến sỹ, bà mẹ, người phụ nữ, lãnh tụ, Tổ quốc... đến hình tượng - biểu tượng con đường đều được xây dựng một cách sắc nét. Là một hình tượng nghệ thuật, đặc trưng của hình tượng con đường thường được xác định trong quan hệ với hai lĩnh vực: thực tại và quá trình tư duy. Với tư cách là sự phản ánh hiện thực, hình tượng có tính xác thực, cảm quan, có quảng tính không gian và thời gian, có tính hoàn chỉnh và tự tại của vật thể, cùng một số những đặc tính khác mà một số khách thể đơn nhất thường có. Tuy vậy, hình tượng không thể lẫn lộn với các khách thể thực tồn, bởi vì nó đã bị cắt đứt khỏi không gian, thời gian kinh nghiệm, đã bị giới hạn trong khuôn khổ tính ước lệ, tránh khỏi toàn bộ hiện thực xung quanh, bởi vì nó thuộc về thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật.

Văn học được hình thành và phát triển từ cuộc sống xã hội và quay về cải tạo xã hội theo chiều hướng tốt hơn. Tố Hữu từng nói: “Thơ là kết quả nhập tâm đời sống, trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập tâm được bao nhiêu là

nhờ ở cuộc đời mình gắn bó được bao nhiêu với nhân dân mình”. Gắn bó với nhân dân từ buổi Mặt trời chân lý chói qua tim, Tố Hữu nhận ra đâu là ánh sáng cuộc đời, nhận ra hướng đi có ý nghĩa với đời hay đúng hơn là nhận ra con đường đi của cuộc đời mình. Và không phải ngẫu nhiên mà con đường được xây dựng thành một biểu tượng về một con đường cách mạng - con đường đời - đường thơ Tố Hữu. Cuộc sống là nguồn mạch để thơ ca nói riêng và văn học nói chung tồn tại, phát triển. Điều đầu tiên là nghệ sĩ phải thiết tha, yêu quý cuộc sống, nâng niu từng chiếc lá, nhành hoa, mỗi con đường… Và một điều tất yếu là những hình tượng văn học đều phải được xây dựng trong thời gian, không gian cụ thể.

Không thể khẳng định một cách chắc chắn điểm bắt đầu của một nền văn học nhưng tìm hiểu về quá trình sáng tác của một tác giả thì có thể nhận ra điểm bắt đầu sự nghiệp của họ. Tố Hữu cũng không nằm ngoài hiện tượng đó. Bắt đầu từ Từ ấy, người ta nồng nhiệt đón nhận nó đến Ta với ta vẫn được độc giả đón chờ, trân trọng. Là một nhà thơ cách mạng, ông chỉ biết có một cuộc sống duy nhất - cuộc sống chính trị. Từ ngày nhận ra con đường cách mạng, lý tưởng cộng sản nhanh chóng thấm nhuần trong thơ ông vào những năm sau 1930. Các giai đoạn cách mạng, những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước mới thực sự là những mốc lớn trong đường đời của ông. “Trên mỗi chặng đường hoạt động cách mạng trái tim ông nhức nhối trước cảnh đói nghèo, tiêu điều do xã hội cũ tạo nên. Nó rỉ máu dưới gót giày đinh của thực dân đế quốc, ông nghẹt thở nơi đất nước chia cắt làm đôi, ông đau đớn với cỏ cây rừng núi Việt Nam thấm đầy chất độc màu da cam của Mỹ. Ông bay múa trong ngày Tổ quốc được giải phóng, ông trẻ lại cùng đất nước hồi sinh” [21; 37]. Trái tim ấy thu mình vào mọi biểu hiện của cuộc đời. Và đây, không gian thời gian hiện lên mồn một theo những dặm đường đất Việt. Đó là không gian nhỏ hẹp của một làng quê, một phía núi tới không gian

mênh mông trải dài từ nước ta sang nước bạn. Đó là một không gian nhỏ hẹp nơi đầu phố,ven đường tới cái ngút ngàn của rừng xanh biển rộng… Thời gian luôn song hành với với không gian cụ thể, bắt đầu từ năm Tố Hữu sáng tác thơ, những mốc lịch sử quan trọng đến cuối đời ông vẫn thủy chung một con đường:

Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, khi đất nước còn chìm trong nỗi đau nô lệ thì con đường mà Tố Hữu nhắc đến là: “đường sương gió”, “đường phố lạnh”, “đường quê”… trên đất nước ta. Chúng thường gắn với những con đường của thành phố Huế.

Nẻo đường cụ thể trên đất Huế nơi mà Tố Hữu được sinh ra và lớn lên, chứng kiến tận mắt những kiếp lầm than, con đường không còn sắc màu tươi vui mà nhuốm màu héo úa:

Ý chết đã phơi vàng héo úa Mùa thu lá sắp rụng bên đường

hay:

Ai nằm trong sương Bên đường phố lạnh

(Tiếng chuông nhà thờ)

Trong tập thơ Từ ấy, nhà thơ miêu tả con đường thực tế xã hội lúc bấy giờ. Từ hình ảnh con đường lúc đó, người đọc có thể hiểu được bộ mặt lịch sử xã hội như thế nào. Con đường quê được Tố Hữu nhắc đến nhiều lần trong thời gian và không gian cụ thể. Ở đó có những số phận, kiếp người cụ thể đang sống lắt lay, đói khổ:

Trên đường quê nhớp nháp đầy bùn Đôi bóng xám nghiêng mình trong gió rét Ôi xuân đó, những mắt viền bóng chết.

Những mảnh hồn xơ xác phủ vai gầy. Những chân run bấm ngón trên đường lầy Không biết định về đâu nơi sống sót.

(Xuân đến)

Và cũng trên đường quê đó, trong không gian, thời gian cụ thể khởi nghĩa nổ ra, khí thế giết giặc của nhân dân ta bộc lộ thật hào hùng:

Mỗi khu vườn, góc phố Mỗi ô ruộng, đường quê Và rừng xanh, núi đỏ Đã vang động lời thề.

(Giết giặc)

Hòa mình vào phong trào đấu tranh của nhân dân, và bằng một tình yêu nước thiết tha, Tố Hữu mới có thể viết được những câu thơ như thế. Với ngôn ngữ giản dị, nhà thơ đã tái hiện lại khung cảnh lịch sử trong qua khứ. Không chỉ là những tên đất tên làng mà Tố Hữu từng đến mà con đường trong Từ ấy

còn gắn với lao tù, con đường của những người không cúi đầu trước cái chết. Họ là Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu... Và cả bản thân Tố Hữu cũng từng bị đày ải trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. Với bút pháp tả thực tiếng thơ cất lên trên con đường lao tù vẫn tươi mới lạc quan. Tiêu biểu cho tinh thần đó là bài thơ

Tiếng hát đi đày, con đường xuất hiện với không gian và thời gian cụ thể, đó

là Đắc Sút, Đắc Pao, Phố Quy Nhơn… hiện thực gian lao bước vào thơ thật tự nhiên, sinh động.

Tố Hữu từng tâm sự: “Tôi làm thơ xuất phát từ một tấm lòng”. Phải chăng vì xuất phát từ tấm lòng ấy mà mỗi câu thơ tác giả viết ra đã toát lên được niềm lạc quan, tin tưởng vào Đảng, và nhân dân, gây được những xúc động mạnh mẽ. Từng bước chân vẫn tiến lên phía trước, mỗi miền quê vẫn mời gọi rộn ràng. Bút pháp tả thực vẫn tiếp tục được sử dụng để miêu tả hình

tượng con đường trong thời gian và không gian cụ thể qua cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh con đường đá rát giữa thành phố hoang tàn là một minh chứng cụ thể.

Nếu ở Từ ấy, cuộc sống của nhân dân ta hiện lên tăm tối trên mỗi con

đường thì đến Việt Bắc lịch sử đã sang trang, sôi nổi hơn, hào hùng hơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình tượng con đường được miêu tả chân thực hơn. Đó là đường quan, đường quê, đường hào đánh giặc, là đường về Việt Bắc thân yêu… Không gian Việt Bắc mở ra mênh mông hơn trong câu thơ:

Vui sao một sáng tháng Năm

Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ (Sáng tháng Năm)

đường về Việt Bắc là con đường về với cách mạng, với Bác Hồ, với nhân dân. Sau Việt Bắc là Gió lộng (1955 - 1961) con đường hiện lên đã mang sắc màu

mới của cuộc sống. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, cuộc sống đổi sắc thay da, con đường đá rát được thay bằng đường nhựa dài óng ả. Con đường xưa tối tăm, lạnh lẽo nay đã mang hơi thở của nhịp sống mới: con đường với hương hoa làng Ngọc Hà xôn xao lòng người: Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta…

(Tiếng chổi tre)

Không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu chọn con đường Trần Phú đưa vào thơ. Có thể đó là không gian để ông quan sát mọi hoạt động của con người nhưng về nghệ thuật thi ca thì đã có một sự vận động ngầm từ những con

đường trơ trụi, rát đá, không tên nay đã mang tên những danh nhân trong lịch sử. Ngòi bút của ông cứ mãi khơi nguồn đi lên từ lòng cuộc sống. Hình ảnh

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa gợi lên hình ảnh thân thương của khu nhà

sàn Bác ở.

Con đường lịch sử, con đường địa lý đan quyện trong nhau nhưng ở một khía cạnh nào đó ta vẫn thấy nó hiện lên trong thời gian và không gian có thực. Đường sang nước bạn, đây là một hình tượng được Tố Hữu khắc họa khá đậm nét từ Gió lộng trở về sau.

Đường bạn còn đi đến Tế Châu Đường chúng tôi còn đến Cà Mau.

(Hai anh em)

Tình cảm Việt Nam - Triều Tiên thấm đượm trong bài thơ đó. Hình ảnh đường bạch dương có lẽ nhờ thơ Tố Hữu mà người người nhớ mãi, bằng một giọng ngân nga:

Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

(Em ơi…Ba Lan)

hay con đường sang Trung Quốc:

Đường sang nước bạn chiều xuân Con tàu liên vận vui chân dặm trường

(Đường sang nước bạn)

Đường qua biên giới cũng vào thơ Tố Hữu khi đất nước hòa bình mở rộng quan hệ với bạn bè thế giới. Và đến với mỗi miền quê, Tố Hữu đều có thơ gửi lại, nhưng có lẽ không đất nước nào nhà thơ lại viết nhiếu như đất nước Việt Nam. Và cũng bởi thế con đường nơi nhà thơ từng sống, từng qua bước vào thơ tự nhiên, xúc động. Trong quá khứ, Thanh Hóa là nơi nhà thơ từng sống và hoạt động cách mạng, mỗi con đường có tên và không tên đều để

lại cho ông bao cảm xúc lắng sâu. Quê Mẹ Tơm anh dũng có “Đoạn đường xưa cát bỏng lưng đồi” có ai biết tên đâu nhưng có ai không nhớ? Đến hôm nay đất Thanh vẫn là nguồn thi hứng dào dạt của nhà thơ. Mỗi tên đất tên làng đều ùa về niềm yêu mến:

Đường lên Cẩm Thủy, trung du Xe lăn chầm chậm, gió thu ru mình

(Cẩm Thủy) Sương thu sang ngát Ngàn Nưa

Về thăm Nông Cống, đường xưa ngỡ ngàng (Nông Cống)

Ai xây cầu ghép trên đường

Cho Tĩnh Gia nối Quảng Xương đôi bờ (Quảng Xương)

Với thể loại ca dao nhà thơ truyền vào những con đường linh hồn đất Việt, ở đó cuộc sống thật muôn màu. Đã khác xưa con đường Hà Nội:

Đường mở rộng vươn dài ngang dọc Bao phố phường lên những lầu cao

(Duyên thầm)

Thành phố lớn đàng hoàng, làng xóm mới hồng tươi Đường rải nhựa thênh thang, êm như ru giấc trẻ

(Cảm nghĩ đầu xuân)

Con đường Hồ Chí Minh xuất hiện trong thơ Tố Hữu thật chân thực, nó như tái hiện sự đi lên của đất nước:

Mở rộng con đường huyền thoại Hồ Chí Minh Cho Tổ quốc mai sau lên tuyến đầu nhân loại.

Xây dựng biểu tượng con đường Tố Hữu đã thành công trong việc xây dựng con đường trong ý nghĩa cụ thể của nó bởi việc miêu tả trong không gian và thời gian cụ thể. Ta có thể bắt gặp hàng loạt những tên gọi cụ thể: đường phố Huế, đường về Việt Bắc, đường Bắc Giang, đường lên xứ lạ Kông Tum, đường Trần Phú, đường Hồ Chí Minh… và những con đường quê không tên nữa. Tất cả đều gắn với đất Việt, hồn Việt trong thơ ông.

Không chỉ có con đường mà biểu tượng dòng sông, con thuyền, ngọn cờ cũng được xuất hiện trong không gian, thời gian cụ thể. Dòng sông quê hương mang những cái tên nghe thân thuộc: dòng Hương Giang, sông Thao, sông Thu Bồn, sông Lô, sông Đáy đến dòng Cửu Long, Thạch Hãn, Bến Hải anh hùng, hay con sông Dâu, sông Mã, sông Đà tha thiết… Dòng sông đi vào trong thơ Tố Hữu đều mang theo những kỷ niệm, những tâm sự:

Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo

Em buông mái chèo Trên dòng Hương Giang

(Tiếng hát sông Hương)

Dòng Hương Giang vẫn trong veo nhưng số phận con người trên đó lại nhuốc nhơ, tủi nhục. Tiếng hát sông Hương hay nỗi đau cất lên thành lời của một người con gái. Bài thơ đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ hiện thực đau lòng đến tương lai tươi sáng. Hay những câu thơ khác cũng viết về sông:

- Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa. - Sông Hồng nắng rực bờ đê. - Êm dòng Thạch Hãn đêm trăng - Hãy trào lên ơi sóng Cửu Long. ...

Xuất phát từ thực tế cuộc sống để viết ra những bài thơ mang âm hưởng cuộc sống ấm áp và sinh động. Chính điều đó đã làm nên sức hấp dẫn cho thơ Tố Hữu, để trong ba lô người lính ai cũng mang theo suốt chặng đường dài chống giặc. Sức mạnh tinh thần đến từ những điều thật giản dị mà cao quý đó.

Hình ảnh con thuyền cũng hiện lên thật cụ thể, sinh động như chính sinh hoạt của nhân dân ta trong những năm tháng qua. Từ con thuyền nhỏ dạt trôi lênh đênh trên sông Hương với số phận bao cô gái đến con thuyền nối liền hai miền xuôi ngược:

Mình về ta gửi về quê

Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai…

Hay con thuyền đánh bắt ca khơi xa, chở niềm vui, no ấm đến mọi nhà:

- Chào những buồm nâu, thuyền câu Diêm Phố. - Bây chừ sông nước về ta

Đi khơi khơi lộng, thuyền ra thuyền vào.

Những hình ảnh thân thuộc, đọc lên người ta cũng cảm nhận được hơi thở của quê hương và thấy ấm lòng vì điều đó. Phải xuất phát từ trái tim nóng bỏng yêu đời và luôn bồi hồi xúc động trước cảnh vật, con người thì nhà thơ Tố Hữu mới có thể viết nên những câu thơ như thế.

Bắt nguồn từ cảm hứng về ngọn cờ dân tộc Tố Hữu đã đưa vào thơ những hình ảnh thân thuộc, ngọn cờ đỏ sao vàng hiện lên vừa thiêng liêng vừa gần gũi:

- Ngọn cờ đỏ sao vàng phấp phới (Hồ Chí Minh) - Tiến lên dành quyền sống

Dưới cờ đỏ sao vàng

(Giết giặc) Bây giờ đây lại đây

Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ (Lại về)

Mỗi lần một biểu hiện khác nhau của hình ảnh ngọn cờ nhưng nó đã trở thành một biểu tượng đẹp trong lòng người mỗi khi nghĩ về ngọn quốc kỳ Việt Nam. Một biểu tượng được xây dựng từ chất liệu cụ thể, từ hiện thực cách mạng nước ta trong những năm tháng qua.

Để xây dựng được những biểu tượng nghệ thuật từ chất liệu hiện thực trong thời gian và không gian cụ thể như vậy đòi hỏi ở người nghệ sỹ phải có cả tài năng và tâm huyết cũng như lý tưởng cao đẹp. Tình yêu đất nước kết hợp lý tưởng Đảng soi đường, có cơ sở gia đình và xã hội, sáng tác của Tố Hữu đã giải quyết được nhiều vấn đề như: dân tộc và thời đại, trước mắt và lâu dài; giữa truyền thống và hiện đại đổi mới về hình thức, thể loại. Đặc biệt Tố Hữu đã xây dựng thành công các biểu tượng trong tính cụ thể của nó trong không gian và thời gian. Đây cũng là cơ sở để nhà thơ xây dựng những biểu

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)