Tố Hữu nhà thơ trữ tình chính trị:

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 36 - 43)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Tố Hữu nhà thơ trữ tình chính trị:

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Cũng như những người con đất Việt sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước đang rơi vào tình cảnh nô lệ, Tố Hữu sớm nhận ra những khổ đau, mất mát của nhân dân, dân tộc. Ông đến với cách mạng, với thơ trong tuổi trẻ của cuộc đời. Đến với văn chương Tố Hữu tâm niệm: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”, nhà thơ luôn đề cao cái chân thực của thơ ca: “Tôi cho người làm thơ trước hết phải chân thật với

chính mình, với đồng chí mình, với Đảng mình, với nhân dân mình, với thời đại mình. Thơ có tài là thơ nói rõ ra được cái thật, nói cho mọi người sung sướng thấy mình trong đó” [21; 55]. Đã hơn bảy thập kỷ qua tiếng thơ ông vẫn ngân vang trong lòng bạn đọc, soi sáng tình yêu với Đảng, giúp con người vững tin hơn trong cuộc sống.

Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ. Làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Trong thơ ông từ trước tới sau, dù đề tài, nội dung có đa dạng tới đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ.

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu là nhà thơ của những lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt ở những bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường vang lên nhạy bén và dạt dào cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi trong đông đảo quần chúng. Viết về nhân dân, về dân tộc mình đó là tình yêu của người cầm bút dành cho quê hương đất nước, nhưng không phải người nghệ sỹ nào cũng thành công. Bởi nhân dân, dân tộc là cái gốc khơi nguồn sáng tạo và cũng là một thử thách lớn, là hòn đá thử vàng với mọi sáng tác thi ca. Tiếng thơ vốn trữ tình, mềm mại, riêng tư, lại phải gánh trách nhiệm là tiếng nói của cuộc đời chung với bao cảm hứng nhiều khi hào hùng, mới lạ. Xuân Diệu trong lời nói đầu cuốn Máu và Hoa, con đường của nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định: “Tố Hữu đã đưa thơ

thể hiện khát vọng tìm chân lý và rồi “Mặt trời chân lý chói qua tim” của một thanh niên giàu nhiệt huyết. Bởi vậy, vượt khỏi sự ủy mị, tiêu cực của Thơ Mới, Tố Hữu đã cất lên tiếng thơ vui, lạc quan, tin cậy. Trong đó nhà thơ đã nhận thấy nhân dân mình, tìm ra điểm tựa vững chắc cho đời và cho thơ:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời (Từ ấy)

Tập thơ đầu tiên Tố Hữu viết về cách mạng Từ ấy là kết tinh của lý

tưởng, nhiệt huyết, của tình yêu với Đảng, với nhân dân. Nhà phê bình Phan Cự Đệ đã tổng kết lại một cách hình ảnh “Từ ấy là bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng”. Quả đúng như vậy, ở “Từ ấy” tình cảm yêu nước, khát vọng tự do, tình yêu những người cùng khổ, lòng căm giận kẻ thù, lời kêu gọi đấu tranh là những ý tưởng, tình cảm, hình ảnh hòa quyện với nhau. Ngợi ca cách mạng nhưng đó là tiếng ca xuất phát từ con tim nóng bỏng nhiệt tình nên có sức lay động lòng người, có sức gọi mời, thuyết phục.

Đến tập thơ Việt Bắc nổi bật lên là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí phấn đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, và anh bộ đội anh dũng, thân mến. Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cả tình cảm đằm thắm nhất của mình để diễn tả những hình ảnh đáng kính, đáng trân trọng nhất đó. Ba mươi năm đấu tranh gian khổ, quyết liệt hiện lên trong thơ Tố Hữu vừa chân thực, vừa sinh động, vừa gian nan vừa hào hùng, oanh liệt. Chủ nghĩa yêu nước vươn đến đỉnh cao. Thơ Tố Hữu cùng vận động với không khí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc. Từ những ngày “phá đường” cản giặc cho đến chiến

dịch lớn “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn” và niềm vui trong thắng lợi:

Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực

Trên đất nước như huân chương trên ngực Dân tộc ta dân tộc anh hùng

Đất nước đã sang trang trong những ngày trời đất đã về ta. Cảm hứng về Tổ quốc trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội là cảm hứng “Gió lộng đường khơi rộng đất trời”. Tố Hữu phát hiện và suy tôn cái đẹp của đất nước và con người trong quan hệ xã hội mới:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau

Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kỳ sau, kể từ cuối tập Việt Bắc. Cái tôi

trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Đặc biệt từ tập Gió lộng trở về sau đặc điểm này càng nổi bật hơn trong thơ ông. Đến với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thơ Tố Hữu lại đạt tới tầm cao mới, nhất là từ Gió lộng trở đi tính cá nhân cá thể trong thơ ông nhường chỗ cho tính Đảng, tính dân tộc. Nó tự đặt mình trên đỉnh cao của thời đại, trò chuyện với lịch sử với nhân loại (Bài ca mùa xuân 61, Chào 1967,…). Nhà thơ tự xem mình là trường hợp tiêu biểu của mối quan hệ Đảng - thơ ca - cuộc sống:

Làm bí thư hoài có bí… thơ?

Rằng: Thơ với Đảng nặng duyên tơ…

“Nghề” bí thư, đâu chuyện giấy tờ! Lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ

Phải đâu tim cứng thành khuôn dấu? Càng thấu nhân tình nên vẫn thơ!

(Chuyện thơ)

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét về thơ Tố Hữu “Tố Hữu trước hết là một nhà cách mạng. Cuộc đời ông, trái tim ông đã dành riêng cho Đảng phần nhiều. Đảng yêu cầu ông trước hết phải nhằm vào đại chúng mà tuyên truyền, vận động cách mạng, ý thức về đối tượng ấy đã ảnh hưởng sâu sắc tới phương hướng phát triển của phong cách nghệ thuật của ông. Đại chúng là nơi kết tinh sâu sắc và bền vững nhất những truyền thống tinh thần của dân tộc. Thơ ông dễ đi vào quần chúng vì có tính dân tộc đậm đà” [66; 532].

Nhân vật trữ tình trong thơ ông là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng. Do khuynh hướng cảm hứng ấy mà thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ.

Giọng thơ trữ tình thể hiện nổi bật trong thơ Tố Hữu chính nhờ giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy một phần nhờ thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết, ngọt ngào của quê hương. Nhưng phần lớn chính là xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu (…), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, là tiếng nói đồng chí” [67; 51]. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí

mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch. Những câu thơ đọc lên nghe ngân vang tiếng nhạc:

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

Hay:

Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước Hay biển đau xưa rút nước đi rồi?...

(Mẹ Tơm)

Có lẽ cái độc đáo nhất của nhà thơ là thường nói lẽ sống cách mạng, nói chuyện chính trị bằng giọng điệu và ngôn ngữ của tình yêu đúng như Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét. Một đặc điểm nổi bật nữa trong thơ Tố Hữu để thấy được màu sắc trữ tình trong thơ ông chính là tính dân tộc đậm đà cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lý cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó hòa nhập với truyền thống tinh thần, tình cảm và đạo lý của dân tộc, làm phong phú thêm truyền thống ấy. Về thể thơ, Tố Hữu đã sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ và những cách tân, sáng tạo làm phong phú thêm cho các thể thơ này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc trong tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu cũng thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình. Nghệ thuật trong thơ ông nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng xuất sắc, thơ ông là một minh chứng sinh động cho sức cảm hóa của lý tưởng cộng sản và những tư tưởng xã hội

chủ nghĩa trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu ở khía cạnh biểu tượng sẽ thấy rõ hơn giá trị thơ ông.

CHƢƠNG 2: CÁC BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ TỐ HỮU

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)