Biểu tƣợng xuất hiện trong không gian và thời gian tƣởng tƣợng

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 107 - 113)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Biểu tƣợng xuất hiện trong không gian và thời gian tƣởng tƣợng

tƣợng

Xây dựng biểu tượng trong thơ, Tố Hữu không chỉ miêu tả nó trong thời gian, không gian lịch sử cụ thể mà chiếm phần lớn trong sáng tác của ông là biểu tượng được xây dựng trong không gian và thời gian tưởng tượng. Tưởng tượng như là một tố chất không thể thiếu của người nghệ sỹ khi sáng tác. Thơ ca bất tử bởi nó luôn bay lên bởi đôi cánh tưởng tượng của mình. Xây dựng biểu tượng con đường, dòng sông, con thuyền, ngọn cờ Tố Hữu đã là người đầu tiên sáng tạo một dòng thơ lịch sử trong thơ Việt Nam có hướng và nhịp điệu vận động đậm sắc thái dân tộc.

Từ tập thơ đầu tiên Từ ấy đến tập thơ cuối cùng Ta với ta Tố Hữu vẫn

giữ nguyên vẹn cho mình tiếng thơ trữ tình, chính trị. Bởi vậy hình tượng con đường là biểu tượng của tư tưởng chính trị xuyên suốt cuộc đời và đời thơ ông, tư tưởng đó luôn sáng rõ, dứt khoát để không ai có thể hiểu lầm hay hiểu thế nào cũng được. Chất men say, bay bổng ở thơ ông làm nên trí tưởng tượng phong phú, điệu thơ tha thiết, đắm say. Sáng tạo biểu tượng con đường Tố Hữu chủ yếu sử dụng tưởng tượng, dự đoán của mình về sự phát triển cách mạng Việt Nam, của hồn thơ ông.

Trong tập thơ Từ ấy, con đường xuất hiện trong không gian và thời

gian tưởng tượng khi Tố Hữu nhận ra ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và quyết tâm bước theo con đường cách mạng:

Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng

(Như những con tàu)

Con đường cách mạng không có trên bản đồ địa lý, cũng không là con đường vật chất mà đó là một hệ thống lý luận và phương pháp cách mạng và đấu tranh giành và giữ chính quyền, xây dựng đất nước. Con đường đầy gian lao, mất mát, hi sinh nhưng Tố Hữu luôn quyết tâm:

Đường đi đó nhổ sào lên tôi lái

Chiếc thuyền tôi vui lướt giữa muôn thuyền (Những người không chết) Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ

(Tâm tư trong tù)

Hình ảnh đường đầy lửa máu xuất hiện khá nhiều trong thơ ông, đó là thực tiễn cách mạng nhưng hiện lên trong thơ Tố Hữu khi ông ở trong tù, khi Tố Hữu nhớ đến quá khứ và cả dự cảm về tương lai. Mặc dù ý chí quyết tâm:

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về khi ông bị giam cấm trong tù. Tiếng

guốc ở dưới đường xa như là âm thanh bình dị của cuộc sống, để thể hiện khát khao trở về với cuộc sống ngoài kia. Nhưng ở đây ta cũng nhận ra đó chỉ là “ảo tưởng của hồn ngây” để trong phút “bỗng quên đời thê thảm”.

Nếu như ở Từ ấy con đường cách mạng hiện lên trong thơ với tất cả sự

vinh quang cũng như bước đầu gian khổ khi Tố Hữu bị tù đày thì đến Việt Bắc con đường cách mạng vẫn tiếp tục xuất hiện với tất cả gian khó nhưng không khí cách mạng đã lạc quan. Bên cạnh những nẻo đường có thực thì con đường cách mạng luôn hiện lên trong tư tưởng nhân dân, trong Tố Hữu, ông hiểu rõ:

Con đường gieo neo Là đường Vệ quốc Đường đi dằng dặc Chông gai cũng mặc Ta vui ta cười.

(Voi)

Đó là dự báo trong tương lai về dòng thác cách mạng Việt Nam, con đường đến mùa vui thắng lợi:

Ta lớn cao lên bay bổng diệu kỳ Trên đường dài hai cánh đỡ ta đi…

(Sáng tháng Năm)

đường dài, đường Vệ quốc là những tên gọi khác nhau của đường giải phóng.

Tố Hữu đã sử dụng nhiều nhưng không lặp lại một cách nhạt nhẽo hình ảnh con đường. Mỗi một lần con đường xuất hiện là ở một trạng thái khác nhau:

Ôi Huế ngàn năm Huế của ta Đường vào sẽ nối lại đường ra

(Quê mẹ)

- Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm

- Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương

Con đường cách mạng trở nên hữu hình qua hành động của con người. Không gian mở rộng, thời gian như đồng hiện, khi giãn ra theo quá khứ, khi hướng tới tương lai. Khi gặp chị Trần Thị Lý - nữ anh hùng dân tộc, Tố Hữu ngợi ca và con đường lại xuất hiện trong sự nghiệp của chị:

Em lại đi trên đường ấy thênh thang Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng

(Người con gái Việt Nam)

đường ấy hay là đường cách mạng là sự lựa chọn sáng suốt của bao người

chiến sỹ yêu nước khác nữa. Dù con đường cách mạng còn đầy khó khăn:

Đường xa bao nỗi truân chuyên với đường

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Bằng tài năng và tâm huyết của mình nhà thơ Tố Hữu đã đi hết cuộc đời thủy chung với con đường cách mạng, chung thủy với con đường thơ phục vụ cách mạng:

Con đường cách mạng trường kỳ Ba mươi năm ấy bước đi vững vàng

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Con đường cách mạng là con đường đấu tranh, không ở tập thơ nào con đường không xuất hiện như một hình tượng xuyên suốt. Nó mang theo hơi thở, không khí, sức sống của thời đại. với ngôn ngữ thật giản dị nhà thơ viết:

- Đường giải phóng mới đi một nửa

Nửa mình còn trong lửa nước sôi

Có khi con đường được so sánh như vườn hoa thể hiện tình đoàn kết của nhân dân thế giới:

Bốn biển anh em hòa hợp lại

Trăm đường muôn hướng nở muôn hoa… (Theo chân Bác)

Đến bài thơ Nước non ngàn dặm Tố Hữu tiếp tục phát triển hình tượng con đường xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ:

Đường đi hay giấc mơ dài

Nước non ngàn dặm nên bài thơ quê

đường đi đó là sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và con đường chính trị gắn với sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói riêng đã đi đến thắng lợi.

Biểu tượng con đường trong thơ Tố Hữu được khắc họa như một nét độc đáo nhất quán trong sự nghiệp thơ ca của ông. Điều này góp phần làm nên cá tính sáng tạo rất riêng, mang bản sắc của Tố Hữu.

Bên cạnh biểu tượng con đường thì việc xây dựng những biểu tượng khác cũng làm nên những biểu tượng khác cũng tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng trong thơ Tố Hữu. Không chỉ xây dựng biểu tượng theo thời gian và không gian cụ thể mà biểu tượng trong thơ ông chủ yếu được xây dựng trong thời gian và không gian tưởng tượng. Dòng sông, con thuyền, ngọn cờ

không phải luôn xuất hiện trong thời gian không gian cụ thể mà chúng xuất hiện đầy ám ảnh trong thời gian không gian tưởng tượng. Đó là dòng sông cuộn chảy trong ký ức, trong khát khao của người chiến sỹ:

- Suối ngàn đã chảy thành sông

Đố ai tát cạn được dòng nước xuôi

- Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.

Đó là con thuyền tượng trưng cho ý chí vượt lên gian khổ, qua sóng gió, thác ghềnh để tới vinh quang. Trong bài thơ Những người không chết, nhà thơ viết đã so sánh ý chí của những người chiến sỹ cách mạng với:

Như những con tàu giữa biển mênh mông Còn xa đất vẫn tin ngày cập bến.

Hay :

Ta hãy là đoàn chiến hạm ra đi

Hùng dũng tiến đạp muôn đầu ngọn sóng Tương lai đó trước mặt ta biển rộng

Trên đầu ta lộng lộng gió trời cao.

Người ta bắt gặp không chỉ có con thuyền lướt sóng đến bến bờ vui mà có cả những hình ảnh:

Thuyền anh đã bao lần treo ngọn sóng Trôi điêu linh trên vực mặn không cùng Cánh buồm xưa kiêu hãnh gạt cuồng phong Nay tơi tả rủ dòng bên cột lỏng.

Nhưng ta dễ nhận thấy hình ảnh con thuyền chuyên chở ước mơ vượt lên mọi thử thách được nhà thơ được nhà thơ viết thật xúc động, ngay cả khi thân bị giam cấm nhưng tâm hồn không một nhà tù nào có thể giam hãm, tâm hồn ấy vẫn như “con thuyền trên biển rộng”, vẫn kiêu hãnh gạt cuồng phong để đi tới bến bờ mơ ước. Cuối cùng nhà thơ khẳng định:

Thác, bao nhiêu thác, cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời. (Nước non ngàn dặm)

Chiếc thuyền ta hay chính là con thuyền đời, con thuyền thơ vẫn ngày đêm đi trên dòng sông đời, dòng sông thơ bất diệt của nhà thơ và của biết bao chiến sỹ vững tin đấu tranh vì độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước. Và

thêm một biểu tượng nữa khẳng định đầy đủ lý tưởng cao đẹp và đời thơ Tố Hữu là một đời thơ vì cách mạng - biểu tượng ngọn cờ.

Được xây dựng từ cảm hứng tự hào về ngọn cờ dân tộc và sự khinh ghét lá cờ của bọn xâm lược, Tố Hữu đã để lại cho đời những vần thơ chắp cánh bay cao bừng bừng niềm phấn khởi về con đường cách mạng Việt Nam và vẻ đẹp của Tổ quốc ta. Những hình ảnh như cờ son, cờ hồng, cờ đỏ máu thơm tươi,… cứ xuất hiện đều đặn trong 7 tập thơ Tố Hữu. Một biểu tượng đẹp bổ sung hoàn chỉnh một con đường thơ, một con đường cách mạng đầy chông gai của nhà thơ nói riêng và của cả dân tộc nói chung đã góp phần làm nên một hồn thơ riêng Tố Hữu. Sức sống của thơ có mạch ngầm từ chính cuộc sống và những giá trị nghệ thuật đầy hấp dẫn trong thơ ông.

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)