“Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc”

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 61 - 74)

5. Kết cấu luận văn

2.1.3. “Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc”

lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977)]

Cuộc kháng chiến chống pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhân dân ta bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Gió lộng là tiếng ca vui của một đất nước mới thanh bình một nửa, còn một nửa vẫn sôi sục đấu tranh. Hiện thực cuộc sống giai đoạn này bước vào thơ Tố Hữu với một chiều sâu mới và sức sống

mới. Lê Đình Kỵ trong Đường vào thơ đã nhận xét: “Gió lộng đã kết tinh được chất trữ tình sôi nổi của Từ ấy và chất hiện thực cụ thể của Việt Bắc,

thêm vào đó là một ý thức sâu sắc hơn về cuộc sống, về con người, về một sự thành thạo chủ động phóng khoáng hơn về nghề nghiệp”.

Bước sang giai đoạn sáng tác mới, thơ Tố Hữu đi vào những nguồn cảm hứng lớn: cảm hứng về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cảm hứng về con người và đất nước anh em, cảm hứng về cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Bất kỳ ở giai đoạn nào thơ Tố Hữu trước sau vẫn giữ được giọng điệu trữ tình chính trị, trước sau vẫn thủy chung một con đường cách mạng. Con đường đi đến tương lai rộng mở, vui tươi và rộn ràng hơn. Gió lộng toát lên cái đẹp của cuộc sống mới và con người mới, là niềm

vui dạt dào của một nửa đất nước hoàn toàn giải phóng, của những con người hoàn toàn tự do đứng lên ra sức xây dựng lại cuộc đời mình theo những lí tưởng cao đẹp nhất của thời đại.

Bài thơ Trên miền Bắc mùa xuân, hình ảnh con đường nhựa trải dài đã báo hiệu một sự đổi sắc thay da trên miền Bắc:

Đường nhựa dài óng ả

Đồng chiêm mạ xanh rờn Ga mới hồng đôi má Cầu mới thơm mùi sơn

Rực rỡ những làng vàng tươi mái rạ Gạch mới nung đá trắng chất bên đường

“Con đường đá rát” trong Việt Bắc đã thay bằng “đường nhựa dài óng

ả”, đó là thành quả của cách mạng nhân dân, ai ai cũng vui sướng góp sức xây dựng lại đất nước. Hình ảnh “Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm” lại một lần nữa báo hiệu thắng lợi của cách mạng và sức sống của dân tộc ta.

Không ở tác giả nào hình tượng con đường xuất hiện nhiều như ở Tố Hữu. Đó là con đường ra nước bạn, đường về quê mẹ, đường lên hạnh phúc… Con đường như một điểm nhấn nổi bật trong thơ ông.

Từ con đường máu lửa trong cuộc kháng chiến chống Pháp đến con đường nở đầy hoa trên miền Bắc, con đường vui của làng Ngọc Hà, nhịp sống thanh bình đã bắt đầu: Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta.

(Tiếng chổi tre)

Cảnh lao động trong đêm khuya trên con đường Trần Phú của chị lao công như một hình ảnh thật đẹp của xã hội. Mỗi lời thơ như nhắn nhủ mọi người hãy sống sao cho xứng đáng với những hy sinh của những người đi trước.

Từ dặm đường xa mà Bác Hồ kính yêu đã đi để dân tộc ta có ngày hòa bình độc lập đến con đường về quê mẹ:

Mười chín năm rồi hôm nay lại bước Đoạn đường xưa cát bỏng lưng đồi.

Nhà thơ trở về thăm lại quê hương, thăm lại mẹ Tơm trong một buổi trưa hè có “Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa”. Những kỷ niệm xưa gọi về xao động tâm hồn thi sỹ, “đoạn đường xưa” gọi dậy bao nỗi nhớ - đoạn đường cát bỏng, đoạn đường lửa máu hay như chính cuộc đời những con người như mẹ Tơm nơi đây:

Nhưng một đêm mưa ướt bãi cồn Lính về, lính trói cả hai con

Máu con đỏ cát đường thôn lạnh Bóng mẹ ngồi trông vọng nước non.

(Mẹ Tơm)

Từ ấy, Việt Bắc tác giả đã nói tới con đường cách mạng nhưng đến Gió

lộng thì tác giả nhắc lại rất nhiều lần hình ảnh con đường với những tên gọi

như “đường cách mạng”, “đường giải phóng”, “đường thống nhất”, “đường hạnh phúc”… Đặc biệt trong bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng Tố Hữu nói đến con đường cách mạng với niềm tin, tự hào luôn luôn chủ động về phía tương lai:

- Con đường cách mạng trường kỳ

Ba mươi năm ấy bước đi vững vàng

- Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc

Đời đấu tranh không lúc dừng chân

- Đường giải phóng mới đi một nửa

Nửa mình còn trong lửa nước sôi

- Bước đường cách mạng dài lâu đã từng

- Đường thống nhất chân ta bước gấp

Miền Bắc ta xây đắp nhanh tay

- Ba mươi năm bước đường qua

Đời ta có Đảng xông pha dẫn đường.

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Nói về tương lai Việt Nam trên con đường đi tới Hồ Chí Minh đã viết: “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Còn Tố Hữu lại viết: “Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc”, liệu có mâu thuẫn gì trong cách nói của hai nhà thơ - chiến sỹ cách mạng về “con đường hạnh phúc”? Hoàn toàn không có sự mâu thuẫn nào trong hai câu thơ đó. Hồ Chí Minh nói về hướng đi lên của cách mạng, của tương lai Việt Nam còn Tố Hữu đang nói về hiện thực cách mạng

của dân tộc ta trong giai đoạn này. Tố Hữu đã nói lên thật ý nghĩa, thấm thía hiện thực cách mạng nước ta, con đường hạnh phúc lúc này vẫn đòi hỏi nhiều cố gắng, nỗ lực thậm chí còn phải đổi nhiều máu và nước mắt nhân dân ta. Từ năm 1955 đất nước chia thành hai miền, miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và bước vào xây dựng kinh tế, còn miền Nam vẫn còn trong máu lửa chiến tranh do Mỹ - Diệm gây ra. Hòa bình chưa được dài lâu thì chiến tranh Mỹ lại đem bom bắn phá miền Bắc, nhân dân miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu. Cả nước đều ra trận góp sức mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt hai mươi năm. Bên cạnh những vần thơ ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là những bài thơ viết về miền Nam hết sức xúc động của Tố Hữu. Đó là Thù muôn đời muôn kiếp không tan kể về tội ác của Mỹ - Diệm trong vụ đầu độc tù nhân ở nhà giam Phú Lợi, Ba mươi năm đời ta có Đảng lại khẳng định đường lối của Đảng:

Đường Giải phóng mới đi một nửa Nửa mình còn trong lửa nước sôi Một thân không thể chia đôi

Lửa gươm không thể cắt rời núi sông.

Con đường giải phóng mới đến vĩ tuyến mười bảy trở ra còn vĩ tuyến mười bảy trở vào miền Nam đang quằn quại dưới gót giày đinh của giặc Mỹ.

Sự vận động của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh ở nhân dân miền Nam được biểu hiện qua con đường và các nguồn cảm hứng lớn của Tố Hữu. Qua biểu tượng con đường ta không chỉ nhận thấy sự vận động và phát triển của lịch sử mà cả sự phát triển của thơ Tố Hữu. Con đường thơ ngày một thênh thang hơn, gặt hái nhiều thành công hơn. Trước hết phải khẳng định rằng cảm hứng lãng mạn bay bổng được kết hợp nhuần nhuyễn với khuynh hướng sử thi đậm nét trong việc thể hiện niềm vui chiến thắng nhân lên cùng niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, làm

chủ vận mệnh của mình, vững tin vào tương lai. Tuy nhiên, ngợi ca công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Tố Hữu còn nặng về cái nhìn một chiều ngợi ca cuộc sống mới ở nơi đây.

Trong niềm vui lớn cuộc sống hiện tại Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của cha ông, công lao của các thế hệ đi trước mở đường và từ đó thấm thía ân tình cách mạng. Trong mạch cảm hứng về ân tình cách mạng Mẹ Tơm là bài thơ đặc sắc hơn cả. Trong dòng hồi tưởng đầy xúc động cuả tác giả, hình ảnh bà mẹ nghèo, che chở, nuôi giấu bộ đội, những người hoạt động cách mạng được tái hiện vừa bình dị chân thực vừa lớn lao như hòa vào quê hương, đất nước. Người mẹ nghèo Việt Nam hi sinh suốt cuộc đời vì dân, vì nước, trở về vĩnh cửu:

Sống trong cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời.

Trong tập thơ Gió lộng, con đường được mở rộng ra tới các nước anh

em. Bài thơ Đường sang nước bạn một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ, tình đoàn kết của Việt Nam với Trung Hoa:

Đường sang nước bạn chiều xuân Con tàu liên vận vui chân dặm trường.

Đó là con đường đến với nước Nga xa xôi thăm lại quê hương Lênin:

Có lẽ người đang mải giấc mơ

Để thấy trước những bước đường lịch sử. (Trước Kremlin) Khắp những nẻo đường náo nức tôi đi

Hiển hiện Lênin phơi phới diệu kì.

(Với lênin)

Và đến đất nước Ba Lan, Tố Hữu có những vần thơ ngập tràn ánh nắng:

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.

(Em ơi…Ba Lan)

Thơ Tố Hữu đã có sự phát triển, cái tôi trữ tình có thêm màu sắc mới,

cái tôi hoà vào cái ta song vẫn bộc lộ những phần riêng tư. Đó là tình yêu đôi lứa gắn liền với mối tình chung, với Đảng, với nhân dân:

Mà nói vậy trái tim anh đó.

Rất chân thật chia hai phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu

(Bài ca xuân 61)

Con đường thơ Tố Hữu vẫn thênh thang rộng mở, thế giới nhân vật trữ tình phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, những nhân vật anh hùng của lịch sử như chị Trần Thị Lý, anh Phạm Hồng Thái, mẹ Tơm và những người lao động bình thường nhất. Thơ Tố Hữu vì vậy đã thể hiện được âm vang mới của cuộc sống mới qua tập Gió lộng.

Sau Từ ấy và Việt Bắc, đến Gió lộng và tiếp tục là Ra trận, Máu và Hoa, Tố Hữu càng khẳng định được vị trí hàng đầu của mình trong nền thơ ca

cách mạng. Ra trận, Máu và Hoa được sáng tác từ khoảng 1962 - 1977. Đây là giai đoạn cả dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng anh dũng gian khổ, khốc liệt nhưng hào hùng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca Ra

trận, là mệnh lệnh tiến công, lời kêu gọi cổ vũ cả dân tộc chiến đấu vì sự

thống nhất nước nhà. Khẳng định ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với lịch sử dân tộc và thời đại, thơ Tố Hữu cũng thể hiện những suy nghĩ, phát hiện của nhà thơ về dân tộc và con người Việt Nam trong thời đại mới. Con đường lịch sử cách mạng được tác giả tiếp tục nói đến khốc liệt hơn nhưng hào hùng và lạc quan hơn. Mỗi tập thơ là một gạch nối thể hiện sự vận động và phát triển của lịch sử và đời thơ Tố Hữu. Bởi vậy biểu tượng con

đường cũng có sự chuyển biến, phát triển nói riêng và nghệ thuật thơ Tố Hữu có sự phát triển nói chung. Rất dễ thấy đã có một sự xuyên suốt trong cách nhìn cuộc đời, cách đặt và giải quyết vấn đề nghệ thuật. Nó tạo nên phong cách độc lập được xác định từ rất sớm của tác giả, làm nên một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. “Mỗi tập thơ còn in dấu vết thời gian trên hình dáng câu chữ, trong âm thanh của vần điệu, qua hệ thống hình tượng biểu hiện cái tâm tư hằn vẻ cụ thể lịch sử của tác giả” [67; 687]. Từ ấy là một câu hỏi và lời đáp trước những băn khoăn, khát vọng của tuổi trẻ bước vào đời, lựa chọn xong con đường cách mạng nhưng còn nhiều lo toan, đau xót rải rác giữa niềm tin mạnh mẽ, phấn chấn, lao mình vào cuộc chiến đấu cho tương lai bằng hơi hướng câu thơ của một thời Thơ Mới. Con đường trong Từ ấy còn mang tính

trừu tượng, con đường lý tưởng chưa mang hơi thở của thực tế cuộc sống nhiều. Sang tập thơ Việt Bắc, con đường đã mang nét cụ thể hơn của cuộc

kháng chiến chống phong kiến, thực dân. Đến Gió lộng hình tượng con đường đã mở ra muôn hướng, từ con đường cụ thể đến con đường cách mạng, con đường đưa đất nước ta tiến lên kịp bạn bè quốc tế. Và Ra trận, Máu và Hoa tiếp tục làm nổi bật hình tượng con đường trong Gió lộng nhưng mang hơi thở của cuộc sống, chiến đấu mới của dân tộc.

Hình tượng con đường vừa mang tính cụ thể vừa mang tính biểu trưng. Đó là đường nước bạn, đường đi học của các em, dặm đường theo chân Bác… Tất cả đều mang đặc điểm phát triển chuyển biến của lịch sử:

Đêm đã qua rồi những buổi mai Anh đi qua phố dọc đường dài Biển xanh trước mặt bao la biển Gió lộng triều vui dội pháo đài.

Ra trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977) con đường xuất hiện

không nhiều song qua biểu tượng này người đọc vẫn thấy được bước đi của lịch sử. Cuộc kháng chiến của toàn dân tộc vì miền Nam ruột thịt, vì sự thống nhất nước nhà được Tố Hữu tái hiện sinh động trong thơ của mình. Giai đoạn này miền Bắc vừa xây dựng kinh tế vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả hai miền Nam, Bắc của Việt Nam đều sôi sục tinh thần chiến đấu. Nhà thơ vừa ngợi ca miền Bắc vừa cổ vũ miền Nam:

Hỡi miền Bắc đó nặng đôi vai Gánh cả non sông vượt dặm dài Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

(Theo chân Bác) Đường cách mệnh sáng ngời chân lý Đảng cầm cương lịch sử giương cao

Con đường thơ Tố Hữu là con đường tìm sự kết hợp hài hòa hai yếu tố, hai cội nguồn là cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Ta tìm thấy trong Ra trận, Máu và Hoa chiều dọc của hàng ngàn năm lịch sử vụt trở dậy dàn ngang trên tuyến đầu chống Mỹ, tạo thành một thế trận trùng điệp tiến công kẻ thù. Truyền thống và sức mạnh của bốn ngàn năm lịch sử đang có mặt trong cuộc chiến đấu hôm nay, tạo nên những giá trị lớn lao cho dân tộc và thời đại. Tố Hữu đã chỉ ra điểm giao kết giữa quá khứ và hiện tại với một cảm hứng lịch sử sâu sắc:

“Đường mòn Hồ Chí Minh” là con đường sáng tạo Trường Sơn cao hay địa đạo âm thầm

Cũng linh hồn ta tự bốn nghìn năm Ta xây đắp để ngang tầm thế kỷ.

Trong tình cảm đối với đất nước Tố Hữu dành phần tha thiết nhất cho miền Nam anh hùng. Miền Nam quê hương của tác giả, trở thành nỗi đau nhức nhối, niềm thương nhớ, trăn trở trong lòng Tố Hữu. Miền Nam thúc giục nhà thơ viết “những vần thơ lửa cháy”, dành cho những tình cảm thật thiết tha. Tố Hữu cũng viết những vần thơ ngợi ca những con người có thật trong lịch sử với niềm phấn khởi, khâm phục. Đó là hình ảnh những người anh hùng trong thời đại chống Mỹ cứu nước với tất cả tính chất cụ thể, sinh động: Nguyễn Văn Trỗi, mẹ Suốt, Morixơn… - những điển hình xã hội tiêu biểu kết tụ nhiều vẻ đẹp của dân tộc, của thời đại. Ở đây chúng ta không tìm hiểu sâu các hình tượng nhân vật mà chỉ tập trung đi sâu vào biểu tượng con đường. Nhưng khái quát lên các hình tượng nhằm chỉ rõ được sự vận động của con đường thơ Tố Hữu và hình tượng cao đẹp nhất xuyên suốt trong thơ Tố Hữu nói riêng và Ra trận nói riêng là Bác Hồ vĩ đại.

Xây dựng thành công hình tượng Bác Hồ, Tố Hữu đã tái hiện lại những bước đi của lịch sử cách mạng Việt Nam. Theo chân Bác là một trường ca mà

Tố Hữu sáng tác với những xúc động mạnh mẽ, với cảm hứng lịch sử sâu sắc, bước đầu có những suy nghĩ khái quát về lãnh tụ của dân tộc hơn nửa thế kỷ qua. Cuộc đời của Người gắn liền với từng bước đi của dân tộc, sự trưởng thành của phong trào cách mạng. Nói về Bác Hồ cũng chính là nói về Đảng, về dân tộc cũng như khi nói đến dân tộc, đến Đảng cũng chính là nói về

Một phần của tài liệu Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)