5. Kết cấu luận văn
2.1.4. “Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy”
đờn (1979 - 1992), Ta với ta (1993 - 2002)]
Bước sang giai đoạn mới của cuộc cách mạng, đất nước ta đã được thống nhất, hòa bình, Tố Hữu “vẫn thủy chung với cây đàn thơ đi giữa cuộc đời”. Hai tập thơ Một tiếng đờn (1979 - 1992), và Ta với ta (1993 - 2002) là
tiếng lòng của nhà thơ trước cuộc sống mới cũng như những chiêm nghiệm của nhà thơ khi đã ở tuổi xế chiều. “Tố Hữu vẫn như xưa nhưng anh đến với
cuộc đời chỉ với tư cách thi nhân, cái tôi từng trải và nhiều chiêm nghiệm của nhà thơ muốn tìm đến sự giao cảm” [67; 758].
Nếu ở các tập thơ trước hình tượng con đường xuất hiện với nhiều máu lửa, gai góc, với những đoàn quân dồn chân bước... thì đến hai tập thơ cuối cùng hình tượng con đường có vẻ lẩn khuất, lặng lẽ theo từng bước chân nhà thơ. Nhưng lắng sâu sau câu chữ vẫn là một con đường cách mạng mà suốt cuộc đời nhà thơ phấn đấu tu dưỡng mình. Những vần thơ tuy nhuốm sắc màu trầm lắng nhưng vẫn thiết tha với lý tưởng của mình, của Đảng quang vinh.
Một tiếng đờn là tập thơ được Tố Hữu sáng tác chủ yếu ở Thanh Hóa.
Tìm về mảnh đất anh hùng trong kháng chiến nhà thơ đã ghi lại những chuyển biến của cuộc sống nơi đây. Hà Trung, Cẩm Thủy, Luy Lâu, Nông Cống, Tĩnh Gia... đều hiện lên trong thơ Tố Hữu với tình cảm thiết tha:
Gió thu lại gọi về Thanh
Quê em mà cũng quê anh từ nào Hà Trung ruộng trũng đồi cao
Trông theo lúa chín vẫy chào người thân. (Hà Trung)
hay:
Đường lên Cẩm Thủy trung du Xe lăn chầm chậm, gió thu ru mình.
(Cẩm Thủy)
Trên con đường thơ, con đường đời của mình Tố Hữu gửi gắm nhiều nỗi niềm:
Mới bình minh đó đã hoàng hôn
Đang nụ cười tươi bỗng lệ tuôn
Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.
Nhan đề bài thơ được Tố Hữu lấy làm tên gọi cho cả một tập thơ, Một tiếng đờn là bài thơ thể hiện sâu sắc những chiêm nghiệm, trăn trở của nhà thơ
trước cuộc đời. Đã qua rồi tuổi trẻ đầy mơ ước, đầy nhiệt huyết, hăm hở dấn thân trên con đường cách mạng thể hiện trong những vần thơ sôi trào khí thế tiến lên của thanh niên, bước sang tuổi xế chiều của cuộc đời nhà thơ lại quay trở về với những suy nghĩ trầm lắng hơn xưa. Cuộc đời cũng phát triển, cũng đổi thay theo quy luật thời gian “mới bình minh” đó thôi mà giờ đây “đã hoàng hôn”, niềm vui luôn đi bên cạnh nỗi buồn. Nhà thơ không khỏi ngậm ngùi cất lên “Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy” đã thể hiện một cách sâu sắc những chiêm nghiệm về cuộc sống. Nhà thơ không còn ở vị trí là lãnh đạo mà trở về với đời thường, với chính cuộc sống thường nhật với mọi người.
Nhà thơ rút ra một quy luật nghiệt ngã “sớm nắng chiều mưa” về sự đổi thay, bất trắc không lường của đời sống, của thế thái nhân tình. Chúng ta không thấy Tố Hữu với tiếng nói như đại diện cho cả dân tộc như những giai đoạn trước mà tiếng thơ cất lên thủ thỉ tâm tình như chính tiếng lòng nhà thơ:
Ôi kiếp trăm năm được mấy ngày Trời xanh không gợn bóng mây bay Gian nan vẫn thủy chung bè bạn Êm ấm tình yêu mỗi phút giây
Những câu thơ mang vẻ đẹp giản dị, biểu hiện sự ung dung khẳng định lại nhân cách độc lập, vừa khẳng định được cái chung của cách mạng, của Đảng, của dân tộc. Suốt cuộc đời đi cùng cách mạng, Tố Hữu luôn thủy chung, tin tưởng không chút nghi ngờ.
Một tiếng đờn là tập thơ phản ánh khá sâu sắc những chiêm nghiệm của
nhà thơ trước cuộc đời, có vui buồn trong những suy tư ấy, nhưng luôn sáng lên một niềm tin với Đảng:
(Đảng và thơ)
Về cuối đời Tố Hữu để lại tập thơ Ta với ta dường như không lúc nào
nhà thơ không quan tâm tới xã hội, đất nước nhưng về cuối đời tiếng thơ ông nặng về chiêm nghiệm, suy tư. Con đường thơ của Tố Hữu đi vào khai thác những suy tư, trăn trở của cái tôi trữ tình, suốt cuộc đời nhà thơ sống và viết theo ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đến những năm cuối đời, tiếng thơ ấy vẫn vang lên kiêu hãnh: “Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm - Ta vẫn là ta. Ta với ta”. Đó như là lời khẳng định một cách kiên định con đường mà nhà thơ đã chọn ngay từ thời trai trẻ. Trong một số bài thơ khác Tố Hữu viết:
Đảo điên thiên hạ đổi màu tên Bất biến là ta, vững chí bền Tay nắm tay nhau cùng bước tới Tìm đường đổi mới hướng đi lên.
(Thăm Bác, chiều đông) Chiều giát vàng trên đường phố trẻ
Ai nhớ tình ai? Tôi nhớ tôi
Mây dày không thấy đâu trời đất Mà trái tim ta chẳng lạc đường.
(Về chiến khu xưa)
Vẫn một con đường cách mạng dù trong thời đại mới có sự phát triển khác xưa thì nhà thơ vẫn kiên định bước theo. Tư tưởng cách mạng vẫn xuyên suốt trong thơ ông, ở mỗi giai đoạn có những biểu hiện riêng phản ánh tư duy thơ Tố Hữu phát triển theo con đường từ hướng nội đến hướng ngoại và sau đó lại trở về hướng nội. Ở giai đoạn nào thì ta vẫn tìm thấy tấm lòng Tố Hữu luôn hướng về cuộc sống với những tình cảm thật thiết tha, nồng ấm.
Con đường cách mạng Việt Nam vẫn tiếp tục vận động và phát triển theo thời gian, con đường thơ của Tố Hữu vẫn luôn hướng về tương lai tốt đẹp
nhưng đường đời nhà thơ đã dừng lại ở tuổi 82. Tố Hữu ra đi, kết lại một cuộc đời - một sự nghiệp vẻ vang dưới ánh sáng của Đảng quang vinh. Nhưng tiếng thơ ông còn mãi với đời. Nhớ Tố Hữu, người ta nhớ con đường mà ông đã chọn, đã chiến đấu hi sinh, đã sống và viết thật sâu sắc.